Ở bước 4 tại sao không đổ dung dịch vôi ca(oh)2 vào dung dịch đồng sunfat cuso4

 Dung dịch Boóc-đô [Bordeaux] hay còn gọi là "phèn xanh vôi" được đa số người làm nông nghiệp đều nghe nói đến và có thể tự pha chế để sử dụng nhưng không phải ai cũng pha chế và sử dụng đúng cách.

Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho những câu hỏi thường xoay quanh những vấn đề này như là: Cách pha chế dung dịch dung dịch Boóc-đô? Pha dung dich Boóc-đô 1% như thế nào? Cho dung dịch đồng sunfat vào dung dịch nước vôi được không? Nguyên tắc cơ bản khi pha dung dịch Boóc-đô là gì? Cách pha dung dịch Boóc-đô đơn giản nhất? Những lưu ý khi pha chế dung dịch đồng.

1. Để việc pha dung dịch đạt được hiệu quả ta cần lưu ý đến những điều cơ bản sau đây.

- Không dùng các dụng cụ bằng sắt, nhôm để pha hay sử dụng dung dịch Bordeaux. Tốt nhất nên dùng dụng cụ bằng nhựa, thép không rỉ. Thuốc pha và sử dụng trong ngày, không lưu trữ.

- Dù áp dụng theo nồng độ bao nhiêu cũng bắt bắt buộc tuân thủ theo nguyên tắc “Đổ dung dịch đồng loãng vào dung dịch vôi đặc”.

Để pha dung dịch Boóc-đô cần thực hiện theo nguyên tắc "Đổ dung dịch đồng loãng vào dung dịch nước vôi"

1. Nguyên liệu cần có để pha chế dung dịch thuốc Boóc-đô

Nguyên liệu cần thiết để có thể sử dụng dung dịch boVôi sống hay còn gọi là vôi tươi [Ca[OH]2 ] và  sulfat đồng [CuSO4].

2. Cách pha chế dung dịch thuốc Boóc-đô

Tùy vào mục đích sử dụng tùy vào đối tượng cây trồng mà Dung dịch Boóc-đô được tiến hành pha với các nồng độ khác nhau như: 1%, 2%, 3%, 5% …

Cách pha chế dung dịch Boóc-đô 1%:

 Lượng nguyên liệu cần có:

- Đồng Sunfat: 1kg

- Vôi sống: 1kg, nếu vôi đã tôi là 1,3kg

- Lượng nước: 100L

- Lu vại, thùng bằng nhựa, sành sứ, không sử dụng thùng bằng kim loại.

Xem thêm > Đồng Sunfat [CuSO4.5H2O] tan hoàn toàn trong nước

Cách tiến hành:

- Sử dụng 1kg vôi cho vào thùng chứa 20L nước khuấy cho tan hết.

- Cho 1kg đồng Sunnfat và thùng chứa 80L nước khuấy cho tan hết.

Sau khi đã có dung dịch sulfat đồng và nước vôi thì đổ từ từ dung dịch sulfat đồng vào nước vôi, vừa đổ vừa khuấy đều tay theo một chiều nhất định. Tuân thủ đổi theo tuần tự trên, không được đổ ngược lại, tức là không được đổ dung dịch nước vôi vào dung dịch sulfat đồng vì nước vôi sẽ bị kết tủa, không hòa tan được hết.

Cách pha dung dịch Boóc-đô 2%, 3%, 5%..

Pha ở các nồng độ khác cũng tương tự cách pha nồng độ 1% trên. Ví dụ pha nồng độ 5%:

- 1 kg sunphát đồng, 4 kg vôi bột, 20 lít nước.

- Pha 1 kg sunphát đồng trong 10 lít nước sạch, lọc bỏ cặn.

- 4 kg vôi bột trong 10 lít nước, lọc bỏ đá sỏi.

- Đổ nước đồng vào nước vôi khuấy đều.

Các bước tiếp theo pha tương tự như dùng cho nồng độ 1%.

3. Làm thế nào để kiểm tra dung dịch Boóc-đô đã pha chế thành công? 

- Sử dụng một cây đinh còn mới hoặc đã được mài bóng. Nhúng vào dung dịch vừa pha khoảng 1-3p. Lúc này đầu đinh có dính 1 lớp màu gạch bao phủ ở bề ngoài. Để ra ngoài không khí khoảng 1 lúc theo dõi, nếu thấy lớp màng ấy chuyển sang màu đen thì dung dịch có độ pH thấp, sẽ dễ gây hại cho cây trồng, lúc này cần tăng độ pH lên bằng cách cho thêm vôi từ từ vào cho đến khi thử lại mà không có hiện tượng đen như vậy.

- Hoặc đơn giản hơn có thể sử dụng quỳ tím.

- Sản phẩm dung dịch thuốc Boóc-đô khi pha thành công, đạt yêu cầu thường có màu xanh da trời, không mùi.

4. Cách sử dụng dung dịch thuốc Boóc-đô

- Dung dịch thuốc Boóc-đô [Bordaux] 1% được dùng để phòng trừ nhiều loại bệnh hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau chủ yếu do nấm hay vi khuẩn gây ra như bệnh thán thư, bệnh gỉ sắt hại lá cà phê hay bệnh chết nhanh chết chậm, tiêu điên trên cây hồ tiêu và các bệnh lở loét, thối thân, xì mũ trên các cây ăn quả, cây cao su cũng như trên các loại cây trồng khác...

- Dung dịch Boóc-đô  2%, 3%, 5% … số lượng vôi tươi và đồng sulfat càng tăng theo tỉ lệ thì nồng độ độc càng cao, càng nguy hiểm. Vì càng đậm đặc sẽ khiến cho lá không hô hấp được do các khí khổng bị thuốc bịt lại, có thể gây rụng lá hàng loạt. Nên bà con cần cân nhắc khi pha chế và sử dụng ở  những nồng độ cao để phun.

Trường hợp pha đậm đặc với tỷ lệ 5% thì chỉ được dùng để bôi trực tiếp lên vết bệnh. Qua áp dụng thực tế dung dịch Boóc-đô 5% được khuyến cáo dùng để bôi trực tiếp lên vết bệnh, như nấm hồng trên cây cao su hay cà phê, bệnh thối thân trên cây sầu riêng... tuyệt đối không cho vào bình để phun.

Xem thêm > CHITOSAN [NANOBIOTECH] 90SL - Vacxin thực vật

5. Để sử dụng dung dịch Booc Đô cần lưu ý điều gì?

- Để đạt được hiệu quả cao đối với cây trồng sau khi sử dụng phải kiểm tra bệnh trên cây trồng thường xuyên, khi thấy bệnh chớm phát sinh thì phải phun thuốc kịp thời. Nếu để trừ bệnh thì phun 7-10 ngày 1 lần, nếu để phòng bệnh thì phun 1 tháng 1 lần. Phun thuốc bám đều trên cả hai mặt lá, trên cành và thân.

- Dung dịch Boóc-đô tương đối ít độc với người và gia súc, gia cầm, mật ông nhưng rất độc với cá bởi vậy nên không phun gần ruộng có cá, không rửa bình xịt hay đổ thuốc dưới ao hồ.

- Cần dự trù lượng thuốc sử dụng vừa đủ trong mỗi lần phun. Không nên pha chế quá nhiều, để qua ngày sau thuốc sẽ mất phẩm chất. Tốt nhất là dùng đến đâu pha thuốc đến đó.

- Không phun thuốc vào lúc trời mưa, nhiều sương, ẩm ướt, trời nắng gắt hoặc lúc cây đang ra hoa. Tốt nhất là phun vào buổi sáng và chiều khi trời đã dịu nắng.

- Không nên phun cho những cây mẫn cảm với thuốc như: cà chua, đậu nành, măng cụt, thuốc lá, không phun cho rau, củ, quả sắp thu hoạch…

- Thuốc điều chế từ hỗn hợp dung dịch đồng sunfat với vôi, được Milađê [P.M.A. Millardet; 1838 - 1902] phát minh năm 1885 ở vùng Boocđô [Bordeaux; Pháp] để trừ bệnh hại nho do nấm mốc sương gây ra.

- Tên thông dụng: phèn xanh vô

- Là hoạt chất hydroxit đồng

- Là loại thuốc trừ nấm gốc vô cơ, có tác dụng tiếp xúc

- Nước thuốc có màu lam nhạt, không mùi. Sử dụng để phòng trừ nhiều loại bệnh ở cây trồng do nấm và vi khuẩn

- Ít độc đối với người, gia súc và gia cầm, không độc đối với ong mật, độc đối với cá

II - CHUẨN BỊ

- Đồng sunfat CuSO4.5H2O

- Vôi tôi

- Que tre hoặc que gỗ để khuấy dung dịch

- Cốc chia độ hoặc ống hình trụ dung tích 1000ml

- Chậu men hoặc chậu nhựa

- Cân kỹ thuật

- Nước sạch

- Giấy quỳ, thanh sắt [chiếc đinh] được mài sạch

III - QUY TRÌNH THỰC HÀNH

- Bước 1. Cân 10 gam đồng sunfat, 15 gam vôi tôi

- Bước 2. Hoà 15 gam vôi tôi với 200ml nước, chắt bỏ sạn sau đó đổ vào chậu

- Bước 3. Hòa 10g đồng sunfat trong 800ml nước

- Bước 4. Đổ từ từ dung dịch đồng sunfat vào dung dịch vôi [bắt buộc phải theo trình tự này], vừa đổ vừa khuấy đều

- Bước 5. Kiểm tra chất lượng sản phẩm

+ Dùng giấy quỳ để thử pH và dùng thanh sắt để kiểm tra lượng đồng, quan sát màu sắc dung dịch

+ Sản phẩm thu được phải có màu xanh nước biển và có phản ứng [pH] kiềm

+ Dung dịch thu được là dung dịch Boóc đô 1% dùng để phòng, trừ nấm

* Một số lưu ý:

+ Cần dự trù lượng thuốc sử dụng vừa đủ trong ngày. Không nên pha chế quá nhiều, để qua ngày sau thuốc sẽ mất phẩm chất. Tốt nhất là dùng đến đâu pha thuốc đến đó.

+ Không phun thuốc vào lúc trời mưa, nhiều sương, ẩm ướt, trời nắng gắt hoặc lúc cây đang ra hoa. Tốt nhất là phun vào buổi sáng và chiều khi trời đã dịu nắng.

+ Không nên phun cho những cây mẫn cảm với thuốc…

Tổng kết

Sau khi học xong Bài 18: Thực hành pha chế dung dịch Boóc đô phòng, trừ nấm hại, các em cần ghi nhớ qui trình pha chế dung dịch Bóoc đô phòng, trừ nấm hại gồm 5 bước:

- Bước 1. Cân 10 gam đồng sunfat, 10 gam vôi bột hoặc 15 gam vôi tôi

- Bước 2. Hoà 10 gam vôi bột với 200ml nước, sau đó đổ vào chậu

- Bước 3. Hòa 10g đồng sunfat trong 800ml nước

- Bước 4. Đổ từ từ dung dịch đồng sunfat vào dung dịch vôi [bắt buộc phải theo trình tự này], vừa đổ vừa khuấy đều

- Bước 5. Kiểm tra chất lượng sản phẩm

29/03/2013, Khuyến cáo,

Đã từ rất lâu, dung dịch Boóc-đô được sử dụng rộng rãi trong BVTV  để phòng trừ các bệnh có nguồn gốc từ nấm và vi khuẩn, rất rẻ tiền và có hiệu quả. Đa số bà con đều nghe nói đến và tự pha chế để sử dụng nhưng không phải ai cũng làm đúng cách. Giatieu.com mời bà con tham khảo và nắm vững qui trình để pha chế.

Hoa Cẩm Tú trồng trên đất có độ pH cao [kiềm] sẽ có màu xanh

Hoa Cẩm Tú trồng trên đất có độ pH thấp [chua] sẽ có màu đỏ hồng

Dung dịch thuốc Boóc-đô [Bordaux] 1% được dùng để phòng trừ nhiều loại bệnh hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau chủ yếu do nấm hay vi khuẩn gây ra như bệnh thán thư, bệnh gỉ sắt hại lá cà phê hay bệnh chết nhanh chết chậm, tiêu điên trên cây hồ tiêu và các bệnh lở loét, thối thân, xì mũ trên các cây ăn quả cũng như cây công nghiệp khác…

Nguyên liệu để pha chế dung dịch thuốc Boóc-đô là Ca[OH]2 [vôi sống hay còn gọi là vôi tươi] và CuSO4 [sulfat đồng] là những thứ rất dễ kiếm. Khi pha dung dịch sulfat đồng với nước vôi sẽ cho ra dung dịch thuốc Boóc-đô có màu xanh da trời, không mùi. Dung dịch Boóc-đô tương đối ít độc với người và gia súc, gia cầm nhưng rất độc với cá [nên không phun xuống ruộng có nuôi cá kết hợp, không rửa bình xịt hay đổ thuốc dưới ao hồ].

Boóc-đô có thể được pha chế theo nhiều nồng độ và nhiều phương pháp khác nhau. Tuỳ theo liều lượng, cách pha chế mà nước thuốc Boóc-đô có màu sắc và phẩm chất khác nhau. Thông dụng nhất là nồng độ 1% [1:1:100].

Muốn pha chế dung dịch thuốc Boóc-đô nồng độ 1%, bà con thực hiện theo cách tốt nhất như sau:

Để có 10 lít nước thuốc, lấy 100 gram sulfat đồng hoà tan với 8 lít nước sạch trong dụng cụ chứa [chậu, xô, lu, vại… bằng nhựa, sành sứ… không dùng dụng cụ chứa bằng kim loại do dễ bị thuốc ăn mòn, làm thủng]. Tiếp theo, lấy 100 gram vôi sống hoà tan trong 2 lít nước trong một dụng cụ khác [nếu là vôi đã tôi thì dùng khoảng 130 gram].

Sau khi đã có dung dịch sulfat đồng và nước vôi, đổ từ từ dung dịch sulfat đồng vào nước vôi, vừa đổ vừa khuấy đều tay. Chú ý phải làm tuần tự như trên, không được đổ ngược lại, tức là không được đổ dung dịch nước vôi vào dung dịch sulfat đồng vì nước vôi sẽ bị kết tủa, không hòa tan được.

Kiểm tra dung dịch vừa pha chế: Lấy một cây đinh khoảng 5 phân, còn mới hoặc đã được mài bóng [cũng có thể lấy một con dao mỏng bằng sắt mài sáng ở mũi] nhúng vào nước thuốc vừa pha khoảng một phút. Lấy đinh [hoặc mũi dao] ra, sẽ thấy có một lớp màu gạch cua bao phủ ở trên đinh [mũi dao], để ra ngoài không khí một lát, nếu lớp đó chuyển sang màu đen thì nước thuốc còn chua [độ pH thấp] dễ gây hại cho cây trồng. Điều chỉnh bằng cách thêm nước vôi từ từ cho đến khi nào thử lại không thấy hiện tượng bị đen như trên mới đạt yêu cầu [có thể thử bằng giấy quỳ, độ pH kiềm là đạt].

Để thuốc có tác dụng tốt, phải kiểm tra bệnh thường xuyên, khi thấy bệnh chớm phát sinh thì phải phun thuốc kịp thời. Nếu để trừ bệnh thì phun 7-10 ngày 1 lần, nếu để phòng bệnh thì phun 1 tháng 1 lần. Phun thuốc bám đều trên cả hai mặt lá, trên cành và thân.

Lưu ý:

-Cần dự trù lượng thuốc sử dụng vừa đủ trong ngày. Không nên pha chế quá nhiều, để qua ngày sau thuốc sẽ mất phẩm chất. Tốt nhất là dùng đến đâu pha thuốc đến đó.

-Không phun thuốc vào lúc trời mưa, nhiều sương, ẩm ướt, trời nắng gắt hoặc lúc cây đang ra hoa. Tốt nhất là phun vào buổi sáng và chiều khi trời đã dịu nắng.

-Không nên phun cho những cây mẫn cảm với thuốc…

Giatieu.com

Video liên quan

Chủ Đề