Phân tích đặc điểm của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm the kỉ X-XV

1. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê.

3. Kháng chiến chống Tống thời Lí.

Sắp xếp thứ tự the thời gian các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta trong các thế kỉ X – XV:

2. Kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thời Trần.

4. Khởi nghĩa Lam Sơn.

A.1, 2, 3, 4

B. 2, 3, 4, 1

C. 1, 3, 2, 4  

D. 3, 2, 4, 1

Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm chung của các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV?

A. Đều chống lại sự xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc

B. Đều kết thúc bằng một trận quyết chiến chiến lược, đập tan ý đồ xâm lược của kẻ thù

C. Đều là các cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập của dân tộc

D. Nhân đạo, hòa hiếu đối với kẻ xâm lược bại trận là một trong những nét nổi bật

Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.

Phân tích đặc điểm của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm the kỉ X-XV

I. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống

1. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê.

* Nguyên nhân:

  • Năm 980 nhân lúc triều đình nhà Đinh gặp khó khăn, vua Tống cử quân sang xâm lược nước ta.
  • Trước tình hình đó Thái hậu Dương Vân Nga và triều đình nhà Đinh đã tôn Lê Hoàn lên làm vua lãnh đạo kháng chiến.

* Diễn biến và kết quả:

  • Năm 981 quân Tống sang xâm lược nước ta.
  • Lê Hoàn và nhân dân tổ chức kháng chiến thắng lợi. Quân Tống phải rút quân. Đất nước được độc lập.

2. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý

* Nguyên nhân:

  • Nhà Tống suy yếu gặp nhiều khó khăn. Âm mưu xâm lược Đại Việt với mục đích “ Nếu thắng vị thế của Tống tăng, các nước Liêu- Hạ sẽ phải kiêng nể”.
  • Vì vậy Tống tập trung quân chuẩn bị xâm lược Đại Việt.

* Diễn biến và kết quả:

Nhà Lý đã tổ chức nhân dân kháng chiến qua 2 giai đoạn.

  • Giai đoạn1: Năm 1075 Lý Thường Kiệt kết hợp quân Triều đình với nhân dân các dân tộc miền núi đánh sang đất Tống, sau đó rút về nước.
  • Giai đoạn2: Năm 1077 30 vạn quân Tống kéo sang bị đánh bại bên bờ bắc sông Như Nguyệt (Bắc Ninh).

II. Cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên

* Nguyên nhân:

  • Thế kỉ XIII, các bộ tộc du mục Mông Cổ đã hình thành một quốc gia rộng lớn từ Á sang Âu.
  • Nhà Mông- Nguyên đã 3 lần tấn công nước ta.
  • Các vua Trần và Trần Hưng Đạo đã tổ chức nhân dân kháng chiến chống giặc.

* Diễn biến và kết quả:

  • Lần1: Năm 1258 trận Đông Bộ Đầu đã đánh bại quân Mông.
  • Lần2: Năm 1285 trận Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, Thăng Long, Vạn Kiếp… đã đánh bại quân Nguyên.
  • Lần3: Năm 1287- 1288 trận Bạch Đằng buộc địch phải từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt

III. Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn.

* Nguyên nhân:

  • Năm 1407 cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại nước ta rơi vào ách thống trị của nhà Minh.
  • Các cuộc đấu tranh của nhân dân liên tục bùng nổ. Tiêu biểu là Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi và Nguyễn Trãi chỉ huy.

* Diễn biến và kết quả:

  • Năm 1418 khởi nghĩa Lam Sơn bủng nổ và giành được thắng lợi tiêu biểu:
  • Mở rộng vùng giải phóng
  • Tháng 11/1426 chiến thắng Tốt Động- Chúc Động đẩy quân Minh vào thế bị động.
  • Năm 1427 chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang địch phải rút chạy về nước.

* Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử

  • Nguyên nhân thắng lợi.
    • Sự lãnh đạo tài tình của vua, quan nhà Trần,Lý với những chiến thuật tài giỏi,có bộ tham mưu sáng suốt.
    • Sự đoàn kết của nhân dân
  • Ý nghĩa lịch sử.
    • Giữ vững nền độc lập của Tổ quốc
    • Nêu cao tinh thần đoàn kết, truyền thống yêu nước của dân tộc

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Trang 96 – sgk lịch sử 10

Hãy cho biết nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Trang 99 – sgk lịch sử 10

Tại sao nhân dân thời Trần lại sẵn sàng đoàn kết với triều đình chống giặc giữ nước?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4: Trang 99 – sgk lịch sử 10

Nêu một vài đặc điểm của khởi nghĩa Lam Sơn. So sánh với các cuộc kháng chiến thời Lý, Trần?

=> Xem hướng dẫn giải

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Trang 100 – sgk lịch sử 10

Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 100 – sgk lịch sử 10

Phân tích sự khác nhau giữa hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và chống Mông – Nguyên thời Trần.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Trang 100 – sgk lịch sử 10

Trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

=> Xem hướng dẫn giải

Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 19: Những cuộc kháng chiến chống Ngoại xâm ở thế kỉ X – XV (P2)

Giải Bài Tập Lịch Sử 10 Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:

Trả lời:

Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê là:

– Sự lãnh đạo tài giỏi của Lê Hoàn.

– Tinh thần đoàn kết và ý chí quyết chiến bảo vệ độc lập của quân dân Đại Cồ Việt.

Trả lời:

Ý nghĩa của bài thơ Nam quốc sơn hà:

– Nội dung bài thơ đã vạch rõ ý đồ xâm lăng phi nghĩa của giặc. Khẳng định sự thắng lợi tất yếu của ta

– Vừa cổ vũ mạnh mẽ lòng yêu nước, khích lệ tinh thần quyết chiến, quyết thắng của quân ta đồng thời công phá vào tinh thần và ý chí xâm lược của quân Tống. Góp phần làm nên chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý.

⇒ Như một bản tuyên bố đanh thép về chủ quyền quốc gia, nền độc lập của đất nước ta. Có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt.

Trả lời:

Ý nghĩa lời hịch của Trần Hưng Đạo:

– Lời hịch đã thể hiện lòng yêu nước thiết tha, sự căm thù quân xâm lược, tinh thần quyết tâm xả thân vì nước đồng thời khích lệ tướng sĩ hăng hái chiến đấu.

– Có ý nghĩa lớn trong việc động viên tinh thần chiến đấu của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến và cổ vũ tinh thần đoàn kết toàn dân đánh giặc.

⇒ Góp phần vào chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần.

Trả lời:

Nhân dân thời Trần lại sẵn sàng đoàn kết với triều đình chống giặc giữ nước vì:

– Nhân dân Đại Việt có truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết đánh giặc.

– Chiến thuật dựa vào sức dân đánh giặc của nhà Trần, thực hiện kháng chiến toàn dân được nhà Trần phổ biến rộng rãi, vạch ra chiến thuật kháng chiến rõ ràng, cụ thể cho nhân dân làm theo.

– Nhà Trần rất được lòng dân: Ở đời Trần nhân dân được ấm no hạnh phúc, Vua tôi nhà Trần rất đoàn kết, trên dưới một lòng cứu nước. Nhà Trần còn biết hiệu triệu nhân dân, thể hiện ở việc triệu tập hội nghị Diên Hồng.

Trả lời:

Đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

– Phát triển từ cuộc khởi nghĩa nông dân ở địa phương thành cuộc khởi nghĩa dân tộc kết hợp với kháng chiến chống xâm lược (Xiêm, Thanh) bảo vệ vững chắc độc lập tự chủ của dân tộc.

– Địa bàn lúc đầu chủ yếu ở vùng núi sau đó phát triển và ngày càng được mở rộng.

– Lực lượng: thu hút được đông đảo nhân dân tham gia đặc biệt là nông dân.

– Hình thức: Chủ yếu dựa vào địa hình đồi núi và sử dụng chiến thuật đánh du kích.Có sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao

– Khởi nghĩa thắng lợi dẫn đến sự ra đời của nhà Lê sơ.

So sánh với cuộc kháng chiến thời Lý – Trần:

– Giống:

    • Đều chống lại kẻ thù mạnh.

    • Lực lượng: Thu hút đông đảo nhân dân tham gia.

    • Đều giành được thắng lợi vẻ vang và gắn liền với tên tuổi của những vị anh hùng dân tộc.

– Khác:

Kháng chiến thời Lý – Trần Khởi nghĩa Lam Sơn
Hoàn cảnh Nước độc lập, hoà bình, nhà nước chăm lo xây dựng đất nước. Diễn ra trong hoàn cảnh nước ta bị quân Minh đô hộ.
Tính chất Kháng chiến để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Là cuộc khởi nghĩa nông dân giành lại độc lập dân tộc

Trả lời:

Tên cuộc kháng chiến, khởi nghĩa Chống xâm lược Thời gian Người chỉ huy
Kháng chiến chống Tống lần I Tống 981 Lê Hoàn
Kháng chiến chống Tống lần II Tống 1075-1077 Lý Thường Kiệt
Ba lần kháng chiến chống Mông-Nguyên Mông- Nguyên Lần 1: năm 1258

Lần 2: năm 1285

Lần 3: năm 1287- 1288

Các vua Trần và Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo…
Kháng chiến chống Minh Minh 1407 Hồ Quý Ly
Khởi nghĩa Lam Sơn 1418- 1427 Lê Lợi, Nguyễn Trãi

Trả lời:

Sự khác nhau giữa hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và chống Mông – Nguyên thời Trần:

– Tương quan lực lượng:

    • Nhà Lý chống xâm lược Tống khi thế và lực đều mạnh, nhà Tống đang trong tình thế đang gặp nhiều khó khăn.

    • Nhà Trần mới thành lập trong thời gian chưa lâu đã phải liên tiếp 3 lần chống lại kẻ thù quân Mông – Nguyên, đội quân hùng mạnh bậc nhất thế giới lúc bấy giờ.

– Chiến thuật kháng chiến:

    • Nhà Lý từ đầu đến cuối luôn ở thế chủ động: chủ động mang quân vượt biên giới để phá thế mạnh của địch “tiên phát chế nhân”, chủ động xây dựng phòng tuyến, chủ động kết thúc chiến tranh.

    • Nhà Trần do phải đương đầu với kẻ thù hùng mạnh, vì vậy trong thời kì đầu luôn chủ trương phòng ngự tích cực đế đẩy kẻ thù vào thế khó khăn, thực hiện chiến thuật “phòng không nhà trống”.

Trả lời:

Nguyên nhân thắng lợi:

– Nhân dân ta có lòng yêu nước, ý chí bất khuất quyết tâm giành độc lập tự do cho đất nước, toàn dân đoàn kết chiến đấu.

– Nghĩa quân có đường lối chiến thuật đúng đắn, sáng tạo có bộ tham mưu, đứng đầu là các anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi. Những người lãnh đạo khởi nghĩa đã biết dựa vào dân, từ cuộc khởi nghĩa đã phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trên quy mô cả nước.