Protein máu bình thường là bao nhiêu năm 2024

Protein đóng vai trò thiết yếu trong nhiều quá trình của cơ thể. Xét nghiệm định lượng protein toàn phần là một xét nghiệm hữu ích để phát hiện mức protein bất thường, hỗ trợ chẩn đoán các tình trạng hoặc bệnh lý ảnh hưởng đến mức protein như bệnh gan, bệnh thận.

Protein máu bình thường là bao nhiêu năm 2024
Xét nghiệm định lượng protein toàn phần

Protein là thành phần quan trọng của tế bào được tạo ra từ các axit amin, có vai trò cấu trúc cơ thể, vận chuyển chất dinh dưỡng và giúp cơ thể chống lại bệnh tật.

Protein toàn phần trong máu bao gồm albumin và globulin. Trong đó albumin tham gia duy trì áp lực keo trong huyết tương và vận chuyển nhiều chất (như hormone, acid béo, bilirubin) và thuốc khắp cơ thể. Protein globulin đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống miễn dịch giúp chống lại nhiễm trùng, tham gia duy trì cân bằng axit - bazơ, đáp ứng viêm, điều hòa quá trình đông máu. Khi cơ thể có quá nhiều hoặc quá ít protein đều có thể gây ra rất nhiều vấn đề.

Xét nghiệm protein toàn phần đo tổng lượng protein trong máu. Cùng với đó, đây là xét nghiệm đơn giản để có được các thành phần protein trong huyết thanh.

2. Mục đích của xét nghiệm định lượng protein toàn phần?

Xét nghiệm định lượng protein toàn phần là một phần của khám sức khỏe định kỳ. Ngoài ra, xét nghiệm này có thể được chỉ định để:

- Kiểm tra tình trạng dinh dưỡng của cơ thể.

- Xác định tình trạng tăng protein máu, phát hiện bệnh đa u tủy xương và các rối loạn protein huyết thanh khác, tình trạng viêm, bệnh tự miễn, nhiễm trùng.

- Kiểm tra nhiều bệnh lý gặp trên lâm sàng như bệnh gan, thận hay đường ruột; đồng thời giúp đánh giá phục hồi trong quá trình điều trị.

- Tìm nguyên nhân của một số triệu chứng cho thấy mức protein bất thường như: sưng bàn chân, mắt cá chân, cẳng chân, bụng; mệt mỏi; giảm cân không giải thích được; ăn mất ngon; buồn nôn và ói mửa; vàng da, vàng mắt; đi tiểu bất thường, có máu trong nước tiểu.

3. Cách thực hiện xét nghiệm protein toàn phần trong máu?

Xét nghiệm protein toàn phần được thực hiện như các xét nghiệm máu khác. Nhân viên y tế sẽ dùng một kim tiêm đâm vào tĩnh mạch cánh tay hoặc bàn tay để lấy máu. Sau khi lấy đủ lượng máu cần dùng, nhân viên y tế sẽ rút kim ra và dán băng cá nhân lên vị trí lấy máu. Bạn có thể thấy nhói nhẹ và chảy một tí máu khi lấy máu. Mẫu máu sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích.

Thông thường khi chỉ thực hiện riêng xét nghiệm protein máu thì không nhất thiết phải nhịn ăn trước khi lấy máu.

4. Ý nghĩa kết quả xét nghiệm protein toàn phần trong máu

Protein máu bình thường là bao nhiêu năm 2024
Protein huyết thanh thấp trong bệnh lý gan, thận

Phạm vi bình thường của protein toàn phần trong máu là: 66-87 g/L. Giá trị tham chiếu này có thể khác nhau tùy thuộc vào tuổi tác, giới tính, chủng tộc và phương pháp đo lường của từng phòng thí nghiệm.

Nồng độ protein toàn phần tăng trong một số nguyên nhân thường gặp là:

- Mất nước nặng.

- Bệnh đa u tủy xương.

- Bệnh tăng macroglobulin máu Waldestrom.

- Bệnh Sarcoidose.

- Nhiễm khuẩn mạn tính hoặc bệnh tự miễn.

Nồng độ protein toàn phần giảm do một số nguyên nhân thường gặp là:

- Hòa loãng máu.

- Bệnh gan: viêm gan, xơ gan.

- Mất protein qua nước tiểu: viêm cầu thận, huyết khối tĩnh mạch thận, tổn thương ống thận, đái tháo đường, bệnh nhiễm amyloid, sản giật.

- Mất protein qua ruột: hội chứng giảm hấp thu, cắt ruột non, rò ruột, bệnh lý ruột gây mất protein.

- Bị bỏng.

- Suy dinh dưỡng.

Xét nghiệm định lượng protein huyết thanh chỉ phát hiện tình trạng giảm hay tăng tổng lượng protein trong máu. Để xác định albumin và globulin có thể áp dụng một số kỹ thuật điện di protein, điện di miễn dịch protein huyết thanh, định lượng albumin hay định lượng các globulin miễn dịch.

Việc định lượng từng thành phần protein máu giúp chẩn đoán rất nhiều bệnh lý. Ví dụ giảm nồng độ albumin máu gợi ý bệnh lý giảm hấp thu, xơ gan; tăng nồng độ globulin máu gợi ý bệnh lý viêm, bệnh gan, bệnh bạch cầu lympho đơn dòng…

Nếu kết quả xét nghiệm protein toàn phần tăng hoặc giảm, hay chất lượng của protein thay đổi, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm bổ sung để tìm kiếm nguyên nhân.

Kết quả xét nghiệm protein toàn phần có thể bị thay đổi bởi một số yếu tố:

- Tăng beta lipoprotein máu.

- Thuốc: aspirin, corticosteroid, estrogen, penicillin, phenytoin, procainamid, thuốc tránh thai, progestin.

- Tiêm vaccine gây miễn dịch trong vòng 6 tháng.

5. Xét nghiệm định lượng protein toàn phần ở phụ nữ mang thai

Xét nghiệm protein toàn phần an toàn cho phụ nữ mang thai, thực hiện bằng cách xét nghiệm máu hoặc nước tiểu.

Thận lọc albumin và các protein khác từ máu, trong nước tiểu chỉ có một lượng nhỏ protein, thường ít hơn 150mg mỗi 24 giờ. Khi một người bị các vấn đề tiết niệu, ví dụ như bệnh thận mạn tính, có thể khiến protein thải một lượng lớn ra ngoài trong nước tiểu.

Protein trong máu bao nhiêu là bình thường?

Protein toàn phần bình thường có chỉ số trong khoảng 65 - 82g/l. - Protein toàn phần tăng: đa u tủy, thiểu năng vỏ thượng thận, bệnh Waldenstrom,… - Protein toàn phần giảm: xơ gan, thận hư nhiễm mỡ, suy dinh dưỡng, ưu năng giáp nhiễm độc,…

Protein trong nước tiểu bình thường là bao nhiêu?

Protein niệu là cụm từ để chỉ sự có mặt của protein trong nước tiểu. Bình thường trong nước tiểu không có hoặc có rất ít protein do cơ chế tái hấp thu protein ở thận. Protein niệu sinh lý là khi mức protein xuất hiện trong nước tiểu dưới 30mg/24 giờ, với microalbumin ( là protein niệu vi thể ) niệu từ 30-300mg/ 24 giờ.

Protein máu tăng khi nào?

Protein máu tăng Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tăng protein trong máu như: - Bệnh viêm tụy cấp, viêm tủy xương, loét dạ dày tá tràng. - Các tình trạng nhiễm trùng cấp, mất nước, rối loạn protein máu. - Các bệnh lý về gan như viêm gan do virus, xơ gan, ung thư gan giai đoạn tiến triển, vàng da tắc mật,...

Huyết tương chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm trong máu?

Huyết tương là một chất dịch trong, có màu vàng nhạt đồng thời huyết tương cũng là một trong những thành phần quan trọng nhất của máu. Huyết tương chiếm tới 55 - 65% tổng lượng máu trong cơ thể. Sinh lý huyết tương thay đổi thường xuyên theo tình trạng sinh lý của cơ thể.