Sách Ngữ văn lớp 7 tập 2 trang 107

1.Đọc các văn bản sau:

Văn bản 1

PHÒNG GD – DT QUẬN CẦU GIẤY                                    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    TRƯỜNG THCS DỊCH VỌNG                                                    Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

              Số:… / TB

Hà Nội, ngày 6 tháng 2 năm 1003

THÔNG BÁO

Về kế hoạch trồng cây

Để hưởng ứng phong trào Vì một môi trường xanh, sạch, đẹp, ban Giám hiệu trường phát động buổi trồng cây quanh sân trường. Kế hoạch trồng cây như sau:

1) Thời gian : 14 giờ ngày 28 – 2 – 2003

2) Số lượng và chủng loại : Mỗi lớp trồng 5 cây, loại cây phượng vĩ, bàng hoặc xà cừ.

3) Phương thức chăm sóc: Các lớp có kế hoạch bảo vệ và chăm sóc cây do lớp mình trồng.

Ban Giám hiệu thông báo kế hoạch này để toàn trương được biết và chuẩn bị tốt cho ngày hội trồng cây của nhà trường.

Hiểu trưởng

(Kí và ghi rõ hộ tên)

Nhơi nhận :

-Các GV chủ nhiệm

- Các lớp

- Lưu Văn phòng

Văn bản 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nôi, ngày 20 tháng 3 năm 2003

GIẤY ĐỀ NGHỊ

Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 7A, Trường THCS Kim Đồng

Tập thể lớp 7A chúng em xin trình bày với cô giáo một việc như sau: Theo thời khóa biểu của nhà trường, chiều nay (thứ năm, ngày 20 tháng 3 năm 2003), lớp 7A có giờ sinh hoạt tập thể. Nhưng vì bạn Nam bị ốm phải vào nằm viện, nên chúng em xin đè ghị với cô giáo cho chuyển buổi sinh hoạt này sang chiều mai (thứ sáu, ngày 21 tháng 3 năm 2003) để lớp có thể tới tham và động viên bạn Nam được kịp thời.

Thay mặt lớp 7A

Lớp trưởng

(Kí và ghi rõ hộ tên)

Văn bản 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Thanh Hóa, ngày 5 tháng 12 năm 2003

BÁO CÁO

Về kết quả hoạt động hưởng ứng phong trài

Vì một môi trường xanh, sạch, đẹp

Kính gửi: Ban Giám Hiệu trường THCS Đông Thanh

Hưởng ửng đợt thi đua Vì một môi trường xanh, sạch, đẹp do nhà trường phát động, trong thời gian vừa qua, lớp 7B đã có nhiều hoạt động đạt kết quả tốt, cụ thể lầ:

1)Về vệ sinh: đã tổ chức mỗi tuần một buôi lao động tập thể để quyets dọn khu vực quanh lớp và sân trường; thực hiện nghiêm túc việc thu gom các laoij rác vào đúng nơi quy định.

2) Về việc trồng cây. Chăm sóc và bảo vệ cây xanh: đã tổ chức trồng được 100 cây các loại (bào gồm 50 cây bạch đàn, 40 cây xà cừ và 1- cây phượng vĩ) ở khu vực được Ban Giám hiệu nhà trường phân công; không bẻ cành, hái là hoặc ngắt nơi công cộng.

3) Về trang trí: đẫ tổ chức quét vôi lại các bức tường quanh lớp; kẻ lại các khẩu hiệu và bảng nội quy nhà trường.

Kết quả cuối đợt, lớp đã bầu được 5 bạn tiêu biểu đề nghị nhà trường tuyên dương, khen thưởng.

Thay mặt lớp 7B

Lớp trưởng

(Kí và ghi rõ họ tên)

2. Trả lời câu hỏi

a)Khi nào thì người ta viết các văn bản thông báo, đề nghị và báo cao?

b) Mỗi văn bản nhằm mục đích gì?

c) Ba văn bản có gì giống nhau và khác nhau? HÌnh thức trình bày văn bản này có gì khác với các văn bản truyện và thơ mà em đã học?

d) Em còn thấy loại văn bản nào tương tự như ba văn bản trên không?

Trả lời

Câu a: người ta viết các văn bản thông báo, đề nghị và báo cao khi:

  • Được viết khi người ta cần truyền đạt một vấn đề quan trọng nào đó từ một cấp cao hơn xuống cấp thấp hơn hoặc cho nhiều người;
  • Nhằm phổ biến nội dung.
  • Được viết khi cần đề đạt một vấn đề gì đó của cá nhân hay tập thể đối với cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
  • Nhằm đề xuất một ý kiến, nguyện vọng nào đó.
  • Được viết khi cần trình bày một vấn đề gì đó từ cấp dưới lên cấp trên;
  • Nhằm tổng kết, nêu lên những gì đã đạt được, những gì còn chưa làm được) trong công việc để cấp trên biết.

Câu b:

Văn bản thông báo:

  • Được viết khi người ta cần truyền đạt một vấn đề quan trọng nào đó từ một cấp cao hơn xuống cấp thấp hơn hoặc cho nhiều người;
  • Nhằm phổ biến nội dung.

Văn bản đề nghị:

  • Được viết khi cần đề đạt một vấn đề gì đó của cá nhân hay tập thể đối với cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
  • Nhằm đề xuất một ý kiến, nguyện vọng nào đó.

Văn bản báo cáo:

  • Được viết khi cần trình bày một vấn đề gì đó từ cấp dưới lên cấp trên;
  • Nhằm tổng kết, nêu lên những gì đã đạt được, những gì còn chưa làm được) trong công việc để cấp trên biết.

Câu c:  

  • Về điểm giống nhau: Các văn bản trên đều được trình bày theo mẫu quy định và có một số mục tương tự nhau.
  • Điểm khác nhau: mục đích và nội dung cụ thể được trình bày khác nhau

So sánh sự khác nhau giữa văn bản hành chính và văn bản nghệ thuật

  • văn bản hành chính thì không được sử dụng hư cấu, tưởng tượng, ngôn ngữ theo phong cách hành chính, công vụ.

Truyện và thơ là loại văn bản nghệ thuật, dùng để sáng tạo hình tượng, vì vậy có sử dụng hư cấu, tưởng tượng, ngôn ngữ theo phong cách nghệ thuật.

Câu d: Một số loại văn bản tương tự như các văn bản trên: Giấy khai sinh, giấy chứng nhận, bằng tốt nghiệp, sơ yếu lí lịch,..

3. Ba văn bản nêu trên, người ta gọi là văn bản hành chính (hoặc văn bản hành chính – công vụ). Từ việc trả lời các câu hỏi trên, em hãy rút ra đặc điểm của văn bản hành chính: mục đích, nội dung, hình thức trình bày,…

Mục đích: Văn bản hành chính là loại văn bản thường dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống hay bày tỏ nững ý kiến, nguyện vọng của các nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyên hạn.

Lưu ý các mục nhất thiết phải có trong văn bản hành chính:

  • Quốc hiệu và tiêu ngữ;
  • Địa điểm và ngày, tháng, năm làm văn bản;
  • Họ tên, chức vụ của người nhận hay tên cơ quan nhận văn bản;
  • Nội dung thông báo, đề nghị, báo cáo;
  • Chữ kí và họ tên người gửi văn bản.

Ghi nhớ

Văn bản hành chính là loại văn bản thường dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống hay bày tỏ nững ý kiến, nguyện vọng của các nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyên hạn.

Loại văn bản này thường được trình bày theo một số mục nhất định (gọi là mẫu), trong đó nhất thiết phải ghi rõ:

-Quốc hiệu và tiêu ngữ;

- Địa điểm và ngày tháng làm văn bản;

- Họ tên, chức vụ của người nhận hay tên cơ quan nhận văn bản;

- Họ tên, chức vụ của người gửi hay tên cơ quan, tập thể gửi văn bản;

- Nội dung thông báo, đề nghị, báo cáo;

- Chữ kí và họ tên người gửi văn bản.


Page 2

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Tìm hiểu chung về văn bản hành chính". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 2


[toc:ul]

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.

Văn bản hành chính là loại văn bản thường dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống hay bày tỏ nững ý kiến, nguyện vọng của các nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyên hạn.

Loại văn bản này thường được trình bày theo một số mục nhất định (gọi là mẫu), trong đó nhất thiết phải ghi rõ:

  • Quốc hiệu và tiêu ngữ;
  • Địa điểm và ngày tháng làm văn bản;
  • Họ tên, chức vụ của người nhận hay tên cơ quan nhận văn bản;
  • Họ tên, chức vụ của người gửi hay tên cơ quan, tập thể gửi văn bản;
  • Nội dung thông báo, đề nghị, báo cáo;
  • Chữ kí và họ tên người gửi văn bản.

B. Nội dung chính cụ thể

Văn bản hành chính là loại văn bản thường dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống hoặc bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền hạn để giải quyết.

Văn bản hành chính có vai trò chủ yếu là cụ thể hóa văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn cụ thể các chủ trương, chính sách của nhà nước, hỗ trợ cho quá trình quản lý hành chính nhà nước và thông tin pháp luật.

Có hai loại văn bản hành chính chủ yếu là: văn bản hành chính cá biệt và văn bản hành chính thông thường.

Văn bản hành chính cần có những nội dung sau:

  • Quốc hiệu và tiêu ngữ
  • Địa điểm và ngày tháng làm văn bản
  • Họ tên, chức vụ của người nhận hay tên cơ quan nhận văn bản
  • Họ tên, chức vụ của người gửi hay tên cơ quan, tập thể gửi văn bản
  • Nội dung thông báo , đề nghị báo cáo
  • Chữ kí và họ tên người gửi văn bản

VD: Các trường hợp có thể sử dụng văn bản hành chính như:

  •  Dùng văn bản hành chính.
  •  Dùng văn bàn Thông báo.
  •  Dùng văn bản Báo cáo.
  • Phải viết Đơn xin nghỉ học.
  • Dùng văn bản Đề nghị


Hướng dẫn Soạn Bài 28 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập hai. Nội dung bài Soạn bài Liệt kê sgk Ngữ văn 7 tập 2 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, tự sự, cảm thụ, phân tích, thuyết minh… đầy đủ các bài văn mẫu lớp 7 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn lớp 7.

Sách Ngữ văn lớp 7 tập 2 trang 107
Soạn bài Liệt kê sgk Ngữ văn 7 tập 2

I – Thế nào là phép liệt kê?

Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng tình cảm.

1. Trả lời câu hỏi 1 trang 104 sgk Ngữ văn 7 tập 2

Cấu tạo và ý nghĩa của các bộ phận trong câu (in đậm) dưới đây có gì giống nhau?

Bên cạnh ngài, mé tay trái, bét yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút; tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt. […] Ngoài kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít, nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch, nghiêm trang lắm […].

(Phạm Duy Tốn)

Trả lời:

– Cấu tạo của các bộ phận in đậm: có mô hình cú pháp tương tự nhau.

– Ý nghĩa của các bộ phận in đậm: cùng miêu tả những sự vật xa xỉ, đắt tiền.

2. Trả lời câu hỏi 2 trang 104 sgk Ngữ văn 7 tập 2

Việc tác giả nêu ra hàng loạt sự việc tương tự bằng những kết cấu tương tự như trên có tác dụng gì?

Trả lời:

Việc tác giả nêu ra hàng loạt sự việc tương tự bằng những kết cấu tương tự như trên có tác dụng: nhấn mạnh thói hưởng lạc, ích kỉ và thói vô trách nhiệm của tên quan huyện.

II – Các kiểu liệt kê

– Xét về cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp.

– Xét về ý nghĩa có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với liệt kê không tăng tiến.

1. Trả lời câu hỏi 1 trang 105 sgk Ngữ văn 7 tập 2

Xét về cấu tạo, các phép liệt kê dưới đây có gì khác nhau?

a) Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập.

b) Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.

(Hồ Chí Minh)

Trả lời:

Xét về cấu tạo, các phép liệt kê có khác nhau:

a) Liệt kê theo trình tự sự việc, không theo từng cặp.

b) Liệt kê theo từng cặp có quan hệ đi đôi trong nhận thức.

2. Trả lời câu hỏi 2 trang 105 sgk Ngữ văn 7 tập 2

Thử đảo thứ tự các bộ phận trong những phép liệt kê dưới đây rồi rút ra kết luận: Xét về ý nghĩa, các phép liệt kê ấy có gì khác nhau?

a) Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng.

(Thép Mới)

b) Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam và của cả dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và của tập thể lớn là dân tộc, quốc gia.

(Phạm Văn Đồng)

Trả lời:

a) Có thể thay đổi trật tự các bộ phận liệt kê: nứa, trúc, tre, mai, vầu mà ý nghĩa không thay đổi. Nếu đảo thứ tự của “tre, nứa, trúc, mai, vầu” thì các loài nhà tre từ xa lạ đến gần gũi thân thuộc. Nếu giữ nguyên thì nòi giống nhà tre sẽ được người đọc cảm nhận từ những cây quen thuộc đến những cây chưa quen biết nhiều, còn xa lạ.

b) Câu này không thay trật tự được vì các bộ phận liệt kê có sự tăng tiến về ý nghĩa.

3. Trả lời câu hỏi 3 trang 105 sgk Ngữ văn 7 tập 2

Từ việc giải bài tập trên, hãy trình bày kết quả phân loại phép liệt kê bằng sơ đồ hoặc bảng phân loại.

Trả lời:

– Phân loại phép liệt kê theo bảng phân loại:

Phép liệt kê
Theo cấu tạo Theo ý nghĩa
Liệt kê theo cặp Liệt kê không theo cặp Liệt kê thăng tiến Liệt kê không thăng tiến

– Phân loại phép liệt kê theo sơ đồ:

Sách Ngữ văn lớp 7 tập 2 trang 107

III – Luyện tập

1. Trả lời câu hỏi 1 trang 106 sgk Ngữ văn 7 tập 2

Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, để chứng minh cho luận điểm “Yêu nước là một truyền thống quý báu của ta”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng phép liệt ke nêu ra nhiều dẫn chứng sinh động, giàu sức thuyết phục. Hãy chỉ ra những phép liệt kê ấy.

Trả lời:

Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ba lần dùng phép liệt kê để diễn tả đầy đủ, sâu sắc:

– Sức mạnh của tinh thần yêu nước: Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

– Lòng tự hào về những trang sử vẻ vang qua tấm gương của các vị anh hùng dân tộc: Chúng ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,….

– Sự đồng tâm nhất trí của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam đứng lên đánh Pháp: Từ các cụ già… đến các cháu nhi đồng, từ những kiều bào… đến những đồng bào…, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi… Từ những chiến sĩ… đến những công chức… từ những phụ nữ… đến các bà mẹ. Từ những nam nữ công nhân và nông dân… đến những đồng bào điền chủ…

2. Trả lời câu hỏi 2 trang 106 sgk Ngữ văn 7 tập 2

Tìm phép liệt kê trong các đọa trích sau đây:

a) Và đó cũng là lần đầu tiên trong đời mình, hai con mắt của ông Va-ren được thấy hiển hiện cái huyền diệu của một thành phố Đông Dương, dưới lòng đưởng, trên vỉa hè, trong cửa tiệm. Những cu li xe kéo tay phóng cật lực, đôi bàn chân trần giẫm lạch bạch trên mặt đường nóng bỏng; những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm; những xâu lạp xường lủng lẳng dưới mái hiên các hiệu cơm; cái rốn một chú khách trưng ra giữa trời; một viên quan uể oải bước qua, tay phe phẩy cái quạt, ngực đeo tấm Bắc Đẩu bội tinh hình chữ thập. Thật là lộn xộn! Thật là nhốn nháo!

(Nguyễn Ái Quốc)

b) Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng

Em đã sống lại rồi, em đã sống!

Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung

Không giết được em, người con gái anh hùng!

(Tố Hữu)

Trả lời:

a) Trong đoạn này lác giả dùng hai lần phép liệt kê.

– Lần 1: Dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm.

– Lần 2:

+ Những cu li xe kéo tay phóng cật lực, đôi bàn chân trần giẫm lạch bạch trên mật đường nóng bỏng.

+ Những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm.

+ Những xâu lạp xưởng lủng lẳng dưới mái hiên các hiệu cơm.

+ Cái rốn của một chú khách trưng ra giữa trời.

+ Một viên quan uể oải bước qua, tay phe phẩy cái quạt, ngực đeo tấm Bắc Đẩu bội tinh hình chữ thập.

b) Đoạn thơ của Tố Hữu có sử dụng một lần phép liệt kê:

Dòng thơ 3: Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung.

3. Trả lời câu hỏi 3 trang 106 sgk Ngữ văn 7 tập 2

Hãy đặt câu có sử dụng phép liệt kê để:

a) Tả một số hoạt động trên sân trường em trong giờ ra chơi.

b) Trình bày nội dung truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu mà em vừa học.

c) Nói lên những cảm xúc của em về hình tượng nhà cách mạng Phan Bội Châu trong truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.

Trả lời:

a) Trên sân trường, các bạn đang chơi nhảy dây, đá cầu, kéo co, đuổi bắt… rất vui vẻ.

Hoặc:

Các trò chơi náo nhiệt làm ồn ã khoảng sân rộng : nhảy dây, đá cầu, đánh chuyền, …

Hoặc:

Giờ ra chơi chúng em tụ tập chơi kéo co, chơi nhảy dây, chơi đá cầu, chơi bịt mắt bắt dê,…

Hoặc:

Tiếng chuông báo hết tiết thứ hai vừa reo lên thì ở các cổng lớp túa ra sân trường những đàn ong vỡ lổ. Nơi này tụm năm tụm ba những bạn gái nhảy dây, nơi kia những bạn trai đang thi nhau sút phạt vào gôn nơi giới hạn của hai hòn gạch, và đằng xa có một cuộc bịt mắt bắt dê thật huyên náo…

b) Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu đã vạch trần bản chất xấu xa, đê tiện, hèn hạ của Va-ren; khắc họa hình ảnh người chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong chốn ngục tù với tư thế ung dung, bình thản, luôn im lặng.

Hoặc:

Truyện ngắn “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” là tiếng cười với bọn thực dân Pháp phản động ở Đông Dương. Một bên gian trá, lố bịch, nham hiểm. Bên kia kiên cường, bất khuất, dân tộc, anh hùng.

Hoặc:

Va-ren nói sẽ đem đến tự do cho Phan Bội Châu và tay nâng cái gông trên cổ Phan; hắn yêu cầu Phan phải trung thành và bán rẻ mình làm tay sai cho nước Pháp; hắn bày tỏ sự tôn trọng Phan muốn cùng Phan hợp tác để mị dân Việt Nam; hắn yêu cầu cụ bỏ ý nghĩ phục thù để cộng tác với người Pháp….. Hàng loạt những lời nói của Va-ren bị cái im lặng của cụ Phan khinh bỉ. Đó là những trò lố bịch đáng kinh tởm.

c) Qua truyện ngắn “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu”, chúng ta thấy Phan Bội Châu là một người thật hiên ngang, bất khuất.

Hoặc:

Phan Bội Châu là nhà cách mạng vĩ đại, một trái tim yêu nước, bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập.

Hoặc:

Hình tượng nhà cách mạng Phan Bội Châu trong truyện ngắn Những trò lố hay Va-ren và Phan Bội Châu của Nguyễn Ái Quốc đã hiện lên là một nhà cách mạng vĩ đại; một trái tim yêu nước nồng nàn; một đấng thiên sứ xả thân cho độc lập, tự do của dân tộc; một con người dùng sự im lặng để khỉnh bỉ những lời ngon ngọt từ một tên phản hội nay đã là toàn quyền Va-ren.

Bài trước:

  • Soạn bài Ca Huế trên sông Hương sgk Ngữ văn 7 tập 2

Bài tiếp theo:

  • Trả bài tập làm văn số 6 sgk Ngữ văn 7 tập 2

Xem thêm:

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Liệt kê sgk Ngữ văn 7 tập 2 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài Ngữ văn tốt!

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“