Sốt là gì và ứng dụng điều trị sốt

Khi thấy trán hơi ấm có thể chỉ là một cơn sốt nhẹ; đừng quá lo lắng bạn nhé vì đó là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của bạn đang hoạt động hiệu quả.

Một cơn sốt nhẹ thường không quá nguy hiểm, vì chỉ là phản ứng của cơ thể giúp chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng. Bạn có thể thử một vài phương pháp hạ sốt tại nhà giúp làm dịu cơn sốt, giảm bớt khó chịu. Khi đó, hệ miễn dịch vẫn sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe cho cơ thể.

1. Sốt nhẹ có là vấn đề nghiêm trọng không?

Biểu hiện của sốt là nhiệt độ cơ thể tăng, người mệt mỏi

Hiểu một cách đơn giản thì sốt là một cơ chế phòng vệ tự nhiên của cơ thể, thường được kích hoạt bởi nhiễm trùng. Nhiệt độ cơ thể tăng lên để kích thích một số quy trình tiêu diệt vi khuẩn và vi trùng dẫn đến bị sốt. Do đó, bạn không cần phải hạ sốt ngay lập tức.

Nhiệt độ bình thường của cơ thể ở khoảng 37ºC. Nếu nhiệt độ tăng lên một chút thì thường không quá nguy hiểm. Thông thường, sốt dưới 39ºC không phải là vấn đề quá nghiêm trọng ở người lớn.

Tuy nhiên, với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi thì khi nhiệt độ tăng nhẹ cũng gây ra nhiều vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Do đó, bạn cần phải đưa bé đến bệnh viện ngay khi thấy nhiệt độ đo được ở trực tràng trên 38ºC. Nếu trẻ sốt cao 41 độ, bạn không được tự ý hạ sốt tại nhà cho bé, mà cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Một số thuật ngữ khác được dùng để mô tả các loại sốt bao gồm:

  • Sốt kéo dài là tình trạng sốt từ khoảng 10–14 ngày, đây thường là những cơn sốt nhẹ.
  • Sốt cấp tính là sự khởi phát đột ngột của một bệnh tạo ra triệu chứng sốt, gây tăng điểm thiết lập nhiệt của cơ thể.
  • Sốt liên tục thường là sốt nhẹ và nhiệt độ không thay đổi nhiều.
  • Sốt mạn tính kéo dài hơn 3–4 ngày. Một số bác sĩ cho rằng tình trạng sốt không liên tục tái phát sau nhiều tháng đến nhiều năm là sốt mạn tính.
  • Sốt gián đoạn là tình trạng nhiệt độ thay đổi từ mức bình thường đến mức sốt trong một ngày hoặc sốt tái phát sau khoảng 1–3 ngày.
  • Sốt từng cơn mô tả tình trạng sốt đến và đi theo từng cơn đều đặn.
  • Sốt cao khi nhiệt độ cao trên 41,5ºC, đây là nhiệt độ quá cao và cần được cấp cứu y tế ngay lập tức.

2. 4 cách giúp bạn hạ sốt nhẹ tại nhà

2.1. Uống nhiều nước

Nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp cơ thể điều chỉnh lại nhiệt độ bình thường, loại bỏ vi trùng gây bệnh và phục hồi các chức năng khác. Khi cảm thấy sốt, hãy cố gắng uống nhiều nước hay các thực phẩm lỏng khác. Nước sẽ giúp hạ sốt nhẹ cho cơ thể.

Thay vì nước lọc, bạn cũng có thể uống các loại nước ép trái cây tươi để vừa bổ sung nước vừa cung cấp thêm các dưỡng chất cho cơ thể như vitamin C, các khoáng chất như nước cam, bưởi… Đối với trẻ nhỏ, bạn có thể dùng các dung dịch bù nước và điện giải để tránh tình trạng mất nước diễn ra.

2.2. Nghỉ ngơi nhiều hơn

Có lẽ cách tốt nhất để thoát khỏi cơn sốt nhẹ là nghỉ ngơi nhiều. Sốt là dấu hiệu cho biết hệ miễn dịch đang làm việc tích cực để chống lại nhiễm trùng. Do đó, hãy để cho cơ thể có năng lượng và thời gian cần thiết để “chiến đấu” với vi trùng bằng cách ngủ và nghỉ ngơi nhiều hơn.

Bạn nên cố gắng ngủ đủ 8–9 tiếng mỗi ngày và hạn chế hoạt động thể chất mạnh. Nếu bạn thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, hãy tạm thời dừng lại vì cố vận động sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng thêm.

2.3. Sử dụng một số thuốc không kê đơn

Bạn có thể sử dụng một vài loại thuốc hạ sốt không kê đơn để giảm bớt khó chịu, tạm thời hạ bớt nhiệt độ cơ thể.  Những loại thuốc hạ sốt không kê đơn phổ biến gồm:

  • Paracetamol [Hapacol]
  • Ibuprofen
  • Aspirin
  • Naproxen

Tuy nhiên, một số lưu ý bạn cần nhớ khi lựa chọn thuốc hạ sốt sử dụng:

  • Không cho trẻ em dưới 12 tuổi uống aspirin vì có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye
  • Không sử dụng quá liều lượng được ghi trên nhãn thuốc
  • Không nên kết hợp nhiều loại thuốc hạ sốt khác nhau vì có khả năng gây ngộ độc

2.4. Làm mát cơ thể

Hãy lựa chọn quần áo mỏng, nhẹ để giúp cho cơ thể cảm thấy thoải mái, mát mẻ. Bạn cũng có thể dùng khăn ấm để lau người để hạ sốt nhẹ bằng cách giảm bớt nhiệt lượng tỏa ra. Lưu ý, không dùng nước lạnh để tắm hay lau mình vì nhiệt độ thấp sẽ làm nhiệt độ cơ thể tăng lên thêm.

Tránh ăn những thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ vì khiến cơ thể sản sinh thêm nhiệt lượng, có thể làm bạn sốt cao hơn. Nếu muốn, bạn có thể sử dụng quạt để làm lưu thông không khí.

Nếu thấy ớn lạnh, hãy sử dụng chăn mỏng thay vì đắp nhiều chăn lên người.

Hy vọng với 4 cách giúp hạ sốt nhẹ đơn giản ở trên, bạn có thể hạ sốt nhanh chóng, an toàn tại nhà hoặc áp dụng để chăm sóc người thân khi họ gặp phải tình trạng này.

Có thể bạn quan tâm

Trong cuộc đời, ai cũng có ít nhất một lần bị sốt. Sốt là cơ chế tự nhiên của cơ thể chống lại sự tấn công của các vi khuẩn, virus. Tuy sốt thường không gây nguy hiểm nhưng trong một số trường hợp, người bệnh vẫn cần tới bệnh viện để kiểm tra và điều trị kịp thời.

Sốt là gì?

Sốt  là dấu hiệu y khoa thông thường, đặc trưng bởi sự gia tăng nhiệt độ cơ thể cao hơn khoảng dao động bình thường của nhiệt độ cơ thể người là 36.5–37.5 °C [98–100 °F].
Sốt gây khó chịu và mệt mỏi cho người bệnh. Việc điều trị hay không và điều trị bằng phương pháp nào khi bị sốt tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng thể chất của người bệnh cũng như nguyên nhân gây sốt. Nhiều chuyên gia y tế cho rằng sốt là một phản ứng phòng vệ của cơ thể chống lại nhiễm trùng. Ngoài ra sốt còn có thể do những bệnh không nhiễm trùng khác, tiếp xúc với nước nóng, tập thể dục, sau chích ngừa hoặc trẻ khóc nhiều cũng làm tăng thân nhiệt.

Sốt là dấu hiệu y khoa thông thường, đặc trưng bởi sự gia tăng nhiệt độ cơ thể cao hơn khoảng dao động bình thường của nhiệt độ cơ thể người là 36.5–37.5 °C [98–100 °F].

Theo American Academy of Pediatrics, nếu trẻ dưới 4 tháng tuổi có nhiệt độ đo được hậu môn là 38 °C hoặc cao hơn, cha mẹ nên ngay lập tức gọi bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu bởi vì sốt có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý đe dọa tính mạng. Sốt từ 38 °C trở lên cũng gây co giật ở trẻ nhỏ.
Lưu ý, cha mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện hoặc gọi cho bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu sau:

  • Trẻ trông rất ốm yếu và mệt mỏi.
  • Trẻ lờ đờ và buồn ngủ.
  • Có hệ miễn dịch suy yếu hoặc các vấn đề y tế khác.
  • Có một cơn động kinh.
  • Có các triệu chứng khác như phát ban, đau họng, đau đầu, cứng cổ, hoặc đau tai.

Trẻ dưới 2 tuổi bị sốt kéo dài hơn 1 ngày và trẻ từ 2 tuổi trở lên bị sốt hơn 3 ngày cũng nên tới bệnh viện để thăm khám và điều trị.

Nguyên nhân gây sốt

Mặc dù nguyên nhân phổ biến nhất gây sốt là bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như cảm lạnh hay viêm dạ dày ruột.

Một phần của não gọi là vùng dưới đồi kiểm soát nhiệt độ cơ thể. Nhiệt độ cơ thể thay đổi trong suốt cả ngày và nhiệt độ trung bình thường ở mức 37 °C. Để phản ứng lại tình trạng nhiễm trùng, bệnh tật hoặc một số nguyên nhân khác, vùng dưới đồi có thể thiết lập lại nhiệt độ cơ thể đến một nhiệt độ cao hơn.
Mặc dù nguyên nhân phổ biến nhất gây sốt là bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như cảm lạnh hay viêm dạ dày ruột, sốt cũng có thể xuất phát từ những nguyên nhân khác bao gồm:

  • Viêm tai, phổi, họng, bàng quang và thận
  • Các bệnh lý gây viêm, nhiễm trùng
  • Tác dụng phụ của thuốc
  • Ung thư
  • Chủng ngừa

Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác như:

Chẩn đoán sốt

Sốt có thể dễ dàng xác định bằng nhiệt kế nhưng để chẩn đoán chính xác nguyên nhân dẫn tới tình trạng này lại rất khó khăn. Bên cạnh khám lâm sàng, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng, tiền sử bệnh tật, loại thuốc hiện đang sử dụng [nếu có]… Đôi khi có những người bị sốt không rõ nguồn gốc. Trong trường hợp này, nguyên nhân có thể là một tình trạng bất thường hoặc không rõ ràng như một bệnh nhiễm trùng mạn tính, rối loạn mô liên kết, ung thư hoặc một vấn đề khác.

Điều trị sốt

Phương pháp điều trị khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây sốt.

Phương pháp điều trị khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây sốt. Ví dụ, thuốc kháng sinh sẽ được sử dụng cho các trường hợp bị sốt do nhiễm khuẩn như viêm họng.
Các phương pháp điều trị sốt phổ biến bao gồm những loại thuốc tự kê đơn như acetaminophen [Tylenol] và các thuốc chống viêm không steroid ibuprofen như vậy [Advil, Motrin] và naproxen [Aleve]. Trẻ em và thanh thiếu niên không nên dùng aspirin vì nó làm tăng nguy cơ phát triển hội chứng Reye.

Video liên quan

Chủ Đề