Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ được thể hiện như thế nào

Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân loại của chuyển dịch cơ cấu và thực trạng của nó như thế nào? Mời các bạn cùng với bacdau.vn chúng tôi đi giải đáp những thắc mắc này nhé!

 

Khái niệm của chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là khái niệm ám chỉ quá trình chuyển dịch kinh tế từ trạng thái này qua trạng thái khác, mục đích chủ yếu là làm sao để phù hợp với người dân lao động cũng như là trình độ phát triển của các tầng lớp lao động, giúp tạo điều kiện tốt nhất để phát triển kinh tế và xã hội theo từng giai đoạn nhất định. Mục đích chính của phương pháp này là thay đổi cơ cấu kinh tế đã bị lạc hậu và lỗi thời, để có thể xây dựng lại, phát triển nền kinh tế mới hoàn thiện hơn nhiều.

Tóm lại chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm mang lại mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước, tạo công ăn việc làm, giúp tăng chất lượng cuộc sống và xoá đói giảm nghèo cho người dân của mình. Giúp đất nước phát triển hơn, tăng như nhập GDP bình quân trên đầu người.

Phân loại chuyển dịch cơ cấu kinh tế

+ Theo ngành

Thực trạng chuyển dịch cơ cấu theo nghành được thể hiện qua sự chuyển dịch vô cùng rõ rệt đó chính là giảm tỷ trọng ở khu vực I, đồng nghĩa sẽ tăng tỷ trọng ở khu vực II và III. Khu vực I chủ yếu à các nghề nông nghiệp như trồng trọt và chăn nuôi. Khu vực II, III tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp khai thác, các lĩnh vực liên quan đến hạ tầng và phát triển đô thị.

Nguyên nhân chủ yếu là do nhà nước bước đầu chuyển sang thực hiện chế độ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước toàn diện nhất. Quá trình này sẽ áp dụng vào các đường lối phát triển khoa học và công nghệ, đặc biệt nhất là tác động vào các cuộc cách mạng, khoa học trên thế giới để làm cho cơ cấu kinh tế của đất nước có sự chuyển dịch tốt nhất.

+ Theo vùng

Thực trạng chuyển dịch cơ cấu theo vùng là do nhà nuóc đang giảm các tỷ trọng nhưng lại vẫn còn giữ nguyên vai trò chủ đạo của nó, khi đó các thành phần kinh tế tư nhân sẽ chiếm tỷ trọng cao, và các thành phần kinh tế có vốn đầu tư tư nước ngoài sẽ tăng nhanh với con số chóng mặt, đặc biệt nhất là khi việt nam bắt đầu tham gia vao WTO.

Nguyên nhân chủ yếu là do các chính sách và chủ trương mở cửa để hội nhập với nền kinh tế của thế giới, cũng như là các chủ trương, đường lối của nhà nước nhằm páht triển kinh tế và áp dụng cơ chế của thị trường.

+ Theo lãnh thổ kinh tế

Thực trạng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ là do sự hình thành lên 3 vùng kinh tế trọng điểm từ miền nam, miền trung và miền bắc. Khi đó, nông nghiệp sẽ hình thành nên các vùng chuyên canh nông nghiệp và thực phẩm, còn công nghiệp sẽ hình thành nên các vùng, khu công nghiệp trọng điểm, dịch vụ sẽ hình thành lên các trung tâm và mạng lưới dịch vụ lớn để phủ rộng toàn cả nước.

Nguyên nhân chủ yếu là do các vùng kinh tế trọng điểm có những điều kiện tự nhiên khác nhau, kèm theo đó là sự đầu tư của các công ty nước ngoài và nhà nước tạo điều kiện cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ.

Hi vọng với những chia sẻ trên về đặc điểm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực trạng. Hi vọng bạn sẽ giúp bạn bổ sung thêm được ít kiến thức và có những thời gian vui vẻ bên BacDau.Vn nhé

Was this article helpful?

Like 1 Dislike 0

Giải bài tập Bài 3 trang 153 SGK Địa lí 12

Đề bài

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng diễn ra như thế nào? Nêu những định hướng chính trong tương lai?

Lời giải chi tiết

a] Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng:

- Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng đang có sự chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng khu vực I [nông - lâm - ngư nghiệp], tăng tỉ trọng của khu vực II [công nghiệp và xây dựng] và khu vực III [dịch vụ].

- Trong cơ cấu kinh tế theo ngành [năm 2005]: nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 25,1%; công nghiệp - xây dựng chiếm 29,9%; khu vực dịch vụ chiếm 45,0%.

- Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng hằng sông Hồng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của vùng. 

b] Các định hướng chính:

- Xu hướng chung là tiếp tục giảm tỉ trọng của khu vực I [nông - lâm - ngư nghiệp], tăng tỉ trọng của khu vực II [công nghiệp - xây dựng] và khu vực III [dịch vụ] trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao gắn liền với việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường.

- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành:

+ Đối với khu vực I, giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng cùa ngành chăn nuôi và thủy sản. Riêng trong ngành trồng trọt lại giảm tỉ trọng của cây lương thực và tăng tỉ trọng của cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả.

+ Đối với khu vực II,  hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm: chế biến lương thực - thực phẩm, ngành dệt may và da giày, ngành sản xuất vật liệu xây dựng, ngành cơ khí - kĩ thuật điện - điện tử.

+ Đối với khu vực III, du lịch là một ngành tiềm năng.  Các ngành dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo... cũng phát triển mạnh nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch kinh tế.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 - Xem ngay

CHỦ ĐỀ 3: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

I. Kiến thức trọng tâm

1. Phân tích được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ ở nước ta

- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu GDP, Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành; nguyên nhân.

- Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế, nguyên nhân.

- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế, nguyên nhân.

2. Trình bày được ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với sự phát triển kinh tế nước ta

  Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có ý nghĩa chiến lược đối với tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

II. Câu hỏi ôn tập

Câu 1: Chứng minh rằng cơ cấu ngành kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nêu nguyên nhân của sự chuyển dịch đó.

Gợi ý trả lời:

a. Chứng minh:

* Trong cơ cấu ngành nói chung:  [ chuyển dịch trong GDP]hướng chuyển dịch:

- Giảm tỷ trọng khu vực I [nông,lâm, thủy sản].

- Tăng tỷ trọng khu vực II [công nghiệp – xây dựng].

- Tỷ trọng khu vực III [dịch vụ] tuy chưa ổn định nhưng có hướng tích cực ® xu hướng chuyển dịch này tích cực, đúng hướng, phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nước ta hiện nay.

* Trong nội bộ ngành: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện khá rõ:

+ Khu vực I:

- Giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp tăng tỷ trọng thủy sản.

 - Trong nông nghiệp giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi.

- Trong trồng trọt tỷ trọng cây lương thực giảm, tỷ trong cây công nghiệp tăng.

+ Khu vực II:

 - Công nghiệp đang có xu hướng chuyển đổi cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp hơn với yêu cầu thị trường và hiệu quả đầu tư.

- Tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, giảm công nghiệp khai thác.

- Cơ cấu sản phẩm: tăng sản phẩm có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh, giảm sản phẩm ít có khả năng cạnh tranh.

+ Khu vực III:

- Có những bước tăng trưởng, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị.

- Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời: viễn thông, chuyển giao công nghệ…

Þ xu hướng chuyển dịch tiến dần đến cân đối, toàn diện, hiện đại phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế thế giới.

b. Nguyên nhân:

- Nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

- Phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên thế giới.

- Các nguyên nhân khác…

Câu 2: Sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ nước ta diễn ra như thế nào? Sự chuyển dịch đó có ý nghĩa gì.

Gợi ý trả lời:

a. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Từ 1995 – 2005:

- Kinh tế nhà nước giảm tỷ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.

- Kinh tế ngoài nhà nước có giảm trong đó kinh tế tập thể và cá thể giảm, còn tư nhân tăng.

- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, nhất là từ khi gia nhập WTO.

Þ xu hướng chuyển dịch tích cực, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ đổi mới.

Ý nghĩa: Sự chuyển dịch trên cho thấy nước ta đang phát triển nền kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo dịnh hướng xã hội chủ nghĩa. Các thành phần kinh tế đang phát huy sức mạnh và hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

b. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế:

- Đã hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh và khu vực công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn.

- Việc phát huy thế mạnh giữa các vùng đã dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hóa sản xuất giữa các vùng.

- Đã hình thành ba vùng kinh tế trọng điểm: vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Ý nghĩa

- Phát huy nguồn lực của từng vùng kinh tế

 - Thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả nước

Xem thêm tại đây... =>Tất cả bài đăng từ iDiaLy.com chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé.... Sưu tầm bởi www.NguyenDucHanh.net

Video liên quan

Chủ Đề