Sữa tiệt trùng mở nắp để được bao lâu

Tất cả những hộp sữa tiệt trùng được dùng dở, để ra ngoài 2- 3 ngày vẫn không bị hỏng thì đó là những hộp sữa có chất bảo quản vượt quá mức cho phép

PGS, TS Nguyễn Thị Lâm,

Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia:

Chưa có hậu kiểm do chi phí kiểm nghiệm thực phẩm quá lớn

Mặc dù nhà sản xuất chỉ được sử dụng một lượng chất bảo quản nhất định, nhưng để biết nhà sản xuất có thực hiện theo đúng những tiêu chuẩn này hay không hiện là vấn đề lớn. Đó là vấn đề hậu kiểm sau sản xuất. Do chi phí cho kiểm nghiệm thực phẩm rất lớn nên việc thanh, kiểm tra thực phẩm, trong đó có sữa chỉ được thực hiện theo đợt hoặc theo đề tài khoa học. Vấn đề hậu kiểm [kiểm tra sau sản xuất] chưa thể thực hiện được trong điều kiện kinh tế còn khó khăn hiện nay.

Sữa uống dở sau ba ngày vẫn không hỏng

Chị Nguyễn Thị Thu ở ngõ Tô Tiền, phường Trung Phụng, Đống Đa, Hà Nội cho biết, chị mua sữa tiệt trùng hộp giấy của một hãng sữa về cho con uống. Con chị uống không hết, nhưng do bận nên chị vẫn để sữa ở ngoài mà không bỏ vào tủ lạnh. Hai ngày sau, chị thử nếm thấy mùi sữa vẫn thơm ngon. Vì tiếc của nên chị uống hết hộp sữa dở đó.

Chị Thu tiếp tục mua sữa đó về thử lại lần nữa. Sau hai ngày cắm ống hút vào, sữa vẫn không vấn đề gì. Thấy bất bình thường nên chị chuyển sang một loại sữa khác, nhưng cũng chỉ sau một ngày sữa mới bắt đầu có hiện tượng chua. Trong khi đó sữa tươi hoặc sữa thanh trùng chỉ cần để ra ngoài nửa ngày là bị biến mùi ngay.

Khác với chị Thu, một số phụ huynh cho biết, khi sử dụng sữa tiệt trùng, nếu con uống không hết họ sẽ uống thay, hoặc bỏ đi chứ không lưu lại như vậy. Vì thế, đa số phụ huynh không biết được sự bất bình thường ở dạng sữa tiệt trùng được bày bán hàng loạt, với bạt ngàn nhãn hiệu khác nhau.

Theo TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm [Đại học Bách khoa Hà Nội], sữa tiệt trùng cho ra ngoài 2 đến 3 ngày sau vẫn không hỏng là sữa chứa nhiều chất bảo quản vượt mức cho phép.

TS Thịnh cho biết, sữa tiệt trùng là sữa tươi được các nhà sản xuất dùng công nghệ đun nấu để diệt hết các vi khuẩn có trong sữa, sau đó đổ vào hộp giấy có môi trường hoàn toàn sạch để vi khuẩn bên ngoài không lọt được vào rồi hàn kín lại. Do được đựng trong hộp kín, vi khuẩn bên ngoài không thể vào được nên sữa tiệt trùng sau khi sản xuất có niên hạn sử dụng trong khoảng 6 tháng - 1 năm.

Tuy nhiên, đó là hạn dùng với điều kiện sữa được giữ nguyên trong vỏ hộp. Còn khi đã mở, hoặc chọc ống hút để uống, nếu để qua ngày sữa sẽ bị hỏng do vi khuẩn ở môi trường bên ngoài lọt vào hộp sữa, bất kể đó là sữa tươi đã tiệt trùng hay sữa bột hoàn nguyên [sữa bột được pha loãng].

Chất bảo quản vượt nồng độ cho phép

Trong quá trình sản xuất sữa tiệt trùng, nhà sản xuất được phép sử dụng một số chất bảo quản như Axit sorbic, Natri sorbat, Kali sorbat, Canxi sorbat... nhưng chỉ với mức độ cho phép, nếu vượt quá sẽ gây hại cho sức khỏe người sử dụng.

TS Thịnh cho rằng, về nguyên tắc, nhà sản xuất chỉ được dùng công nghệ để tiệt trùng sữa chứ không được dùng chất bảo quản để tiệt trùng. Chất bảo quản được phép cho vào chỉ là biện pháp phòng ngừa khi sơ ý để lọt vi khuẩn trong quá trình đóng hộp. Lượng vi khuẩn do sơ ý lọt vào này thường rất ít, vì quá trình đóng hộp, dán kín được thực hiện trong môi trường hoàn toàn sạch.

Với nồng độ chất bảo quản rất nhỏ được phép cho vào sữa [tối đa là 1.000 mg/kg] chỉ có tác dụng ngăn chặn một số ít vi khuẩn. Do vậy, khi sữa tiệt trùng đã cho ra ngoài môi trường 2 đến 3 ngày mà không hỏng là những hộp sữa chứa nhiều chất bảo quản. Với sữa tiệt trùng càng có nhiều chất bảo quản, khả năng làm chết vi khuẩn càng lớn.

Theo TS Thịnh, với nồng độ chất bảo quản cho phép, khi uống vào sẽ được thải ra ngoài theo hệ bài tiết. Nhưng khi vượt quá nồng độ, “bể lọc” không lọc hết, chất này không được đào thải ra ngoài, lâu ngày sẽ tích tụ lại gây nhiễm độc cho cơ thể.

Dạng nhiễm độc từ sữa có chứa chất bảo quản vượt quá quy định thường ít khi biểu hiện cấp tính. Thường là biểu hiện nhiễm độc trường diễn, dần dần tích tụ trong cơ thể và gây bệnh cho con người. Nếu nhiễm vào xương thì trẻ không lớn được, thậm chí sẽ gây ung thư xương về sau. Nếu nhiễm vào não thì không phát triển được trí tuệ, vào gan bị bệnh gan...

TS Nguyễn Duy Thịnh: Cách nhận biết sữa tốt

Để nhận biết sữa tốt hay không, bạn hãy mở hộp, đổ sữa tiệt trùng ra bát, để ở ngoài. Sau nửa ngày đến một ngày sữa sẽ đặc lại và biến thành sữa chua.

Bởi sữa đã tiệt trùng thì tạp chất có trong sữa rất ít. Lúc mở ra thì vi khuẩn có rất nhiều trong không khí, trong môi trường sống sẽ rơi vào trong sữa. Khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài, sữa có quá trình lên men lactic, làm đông tụ sữa lại, chuyển sang dạng sữa chua. Sữa đông tụ lại là biểu hiện của sữa tốt. Dạng sữa này ăn được, ăn ngon và rất tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu tiếp tục để sữa trong môi trường đó thì chỉ sau 1 – 2 ngày, vi khuẩn sẽ phát triển nhanh chóng làm cho sữa bị hỏng.

Theo Quỳnh Thy

Gia đình

Sữa tươi, sữa bột đóng túi/hộp với các loại dung tích khác nhau được rất nhiều người lựa chọn sử dụng vì tiện lợi và dễ bảo quản. Tuy nhiên người sử dụng cần đảm bảo chọn mua, sử dụng và bảo quản đúng cách để giữ được chất lượng sữa tốt và an toàn cho sức khỏe. 

1. Cách bảo quản sữa bột đã mở nắp đúng cách và an toàn nhất

Sữa bột nếu không được bảo quản đúng cách thì có bổ dưỡng đến đâu cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ khi sử dụng. Ngay khi mở hộp sữa phải chú ý quan sát màu sắc của bột sữa cũng như hương vị của nó. Sữa bột ngon khi mở nắp sẽ tỏa ra mùi thơm mát dễ chịu, bột sữa mềm mịn và có màu vàng nhạt. Sữa bột kém chất lượng sẽ không thể cho được những điều này, có thể là mùi hương không dễ chịu, bột bị vón cục và có màu lạ.

Cách bảo quản sữa bột đã mở nắp đúng cách và an toàn nhất luôn được nhiều người quan tâm.

Dưới đây là cách bảo quản sữa hộp đã mở nắp đúng cách mà các mẹ nên chú ý:

- Bảo quản sữa bột ở nơi khô ráo

Tránh để sữa bột ở những nơi quá ẩm thấp hoặc ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào, không để trong tủ đông hoặc nơi có nguồn nhiệt cao như bếp nấu ăn… Thành phần và dinh dưỡng trong một hộp sữa bột có thể suy giảm nếu không được bảo quản ở môi trường thích hợp. Kể cả những hộp sữa bột chưa mở nắp, các mẹ hãy cất giữ ở nơi khô ráo và thoáng mát nhé. Vị trí thích hợp để ất hộp sữa là nơi khô thoáng có nhiệt độ phòng dưới 25 độ C.

- Luôn đóng chặt nắp hộp sữa khi không sử dụng

Bạn cần đậy kín nắp sau khi mở và sử dụng để hạn chế bụi bẩn, không khí, hơi nước, côn trùng… rơi vào hộp các loại sữa bột trẻ em. Nếu để hở nắp, bột sữa tiếp xúc với không khí bên ngoài trong thời gian quá lâu có thể khiến sữa bột tốt trở nên kém chất lượng, vi khuẩn hại xâm nhập… ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Tránh mở nắp hộp nhiều khi mẹ không pha sữa bột cho con uống.

- Không nên để sữa trong tủ lạnh

Để sữa bột trong tủ lạnh là cách bảo quản sai lầm vì môi trường trong tủ lạnh thường ẩm ướt mà sữa bột lại rất dễ hút ẩm. Nếu bảo quản sữa bột trong tủ lạnh lâu sẽ khiến sữa của bé bị ẩm mốc, hơn nữa còn làm cho sữa bị vón cục, biến chất, mất đi hiệu quả sử dụng. Vì vậy, dù là trong mùa hè nóng, mẹ chỉ cần để sữa ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp là được.

- Chia nhỏ lượng sữa bột nếu mua hộp lớn

Với những hộp sữa bột có trọng lượng từ 900 gram trở lên, bạn nên chuẩn bị chiếc hộp nhỏ hơn, san bớt một phần sữa bột đủ dùng khoảng 1 tuần, phần còn lại đậy nắp kín và để nơi khô ráo. Làm như vậy để tránh sữa bột bị hấp hơi và dễ bị ẩm khi mở – đóng hộp nhiều lần.

2. Nên chọn mua sữa như thế nào?

Khi chọn mua các loại sữa đóng hộp trong cửa hàng, siêu thị, bạn phải quan sát kỹ xem hộp sữa có còn hạn sử dụng hay không, hạn sử dụng dài hay ngắn để chọn mua phù hợp với kế hoạch sử dụng của bạn. Đừng mua sữa hạn sử dụng quá ngắn mà lại quên mất không dùng để tránh lãng phí. 

Bạn cũng cần xem sữa mua là loại thanh trùng hay tiệt trùng vì hai loại này có cách dùng và thời gian bảo quản khác nhau. Tham khảo thêm: Phân biệt sữa thanh trùng và sữa tiệt trùng. 

Ngoài ra bạn còn phải quan sát kỹ xem hộp sữa có còn nguyên vẹn hay không, chỗ cắm ống hút có bị trầy xước không? Vỏ hộp sữa cần chắc chắn, không bị méo mó, bẹp rúm hoặc thủng lỗ. 

Hộp sữa méo mó hay bị phồng lên chứng tỏ sữa đã được bảo quản không tốt tại nơi bán hàng, có thể từ việc đặt quá nhiều thùng sữa chồng lên nhau; bảo quản tại chỗ không thoáng mát, để ánh nắng trực tiếp chiếu vào hoặc để gần các vật nhọn.

Ngoài ra, cũng có thể trong quá trình vận chuyển, việc di chuyển nhiều và không cẩn thận khiến hộp sữa bị méo mó, biến dạng, không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh và không tốt cho sức khỏe.

Nếu đã mua sữa về mới thấy các hiện tượng bất thường như: hộp phồng, sữa bị vón cục, có mùi và màu khác lạ thì dù hộp còn nguyên vẹn vẫn tuyệt đối không nên dùng. 

3. Sử dụng sữa như thế nào?

- Nên dùng tay xé bao nilon bọc sữa hộp thay vì dùng kéo cắt vì động tác này dễ gây trầy xước cho bao bì sản phẩm.

- Lắc đều hộp sữa trước khi sử dụng. 

- Nếu sử dụng hộp sữa to thì nên rót ra cốc lượng đủ uống, dùng khăn sạch lau chỗ mở nắp, đậy kín và bảo quản tủ lạnh. 

- Nếu dùng hộp sữa nhỏ thì nên uống hết sau khi mở hộp, không nên để dành kể cả trong tủ lạnh vì sữa đã uống có dính nước bọt, dễ dàng khiến vi khuẩn xâm nhập và sinh sôi.

4. Bảo quản sữa như thế nào?

- Không nên để sản phẩm ở nơi có nhiệt độ cao như nhà bếp hay gần cửa sổ nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Ánh sáng sẽ phá hủy một số vitamin nhất định trong sữa, trong đó có vitamin D.

- Khi bảo quản sữa trong tủ lạnh cần để ngăn mát tủ lạnh dưới 6 độ C, không để sữa ở cánh tủ vì nhiệt độ không đủ lạnh và thường xuyên thay đổi.

- Nên có một ngăn để sữa riêng trong tủ lạnh, nhằm tránh tình trạng nhiễm khuẩn chéo từ thức ăn vào sữa.

Ngoài ra nếu cho trẻ em sử dụng sữa túi hoặc hộp giấy, các bậc cha mẹ cần hướng dẫn cho con nhận biết các dấu hiệu sữa hỏng và không an toàn khi sử dụng để tránh các em bé uống vào bị ảnh hưởng tiêu hóa, ngộ độc hoặc các bệnh về đường ruột. 

Video liên quan

Chủ Đề