Tại sao khi leo núi càng lên cao chúng ta càng cảm thấy lạnh

Tại sao khi leo núi càng lên cao chúng ta càng cảm thấy lạnh
Mới nhất Xem nhiều International
Khoa họcThường thứcHỏi - Đáp
{{#is_first}} {{/is_first}} {{^is_first}}
{{/is_first}}

Quảng cáo

Tag

Giải thích hiện tượng:
Tại sao khi leo núi hoặc lên cao người ta thường thấy tức ngực khó thở?

Chúng ta biết rằng không khí nóng sẽ nhẹ hơn và nổi lên trên, vậy tại sao ở trên đỉnh núi lại lạnh đến vậy?

Hãy hình dung như này: mặt đất là một lò sưởi khổng lồ giữ cho chúng ta được ấm và càng đi xa khỏi lò sưởi này chúng ta càng thấy lạnh.

Vậy thì cái gì làm nóng lò sưởi này? Đó chính là ánh sáng và sức nóng tỏa ra từ Mặt Trời. Các nhà khoa học gọi ánh sáng và sức nóng của mặt trời tỏa ra là “bức xạ”.

Tại sao khi leo núi càng lên cao chúng ta càng cảm thấy lạnh

Không khí ở trên cao hầu như không giữ được sức nóng tỏa ra từ Mặt Trời và sức nóng chỉ đi qua đó và xuống mặt đất.

Ánh sáng và sức nóng từ Mặt Trời đi qua không gian đến Trái Đất, xuyên qua khí quyển Trái Đất.

Nhưng khí quyển không thể giữ mãi ánh sáng và sức nóng của Mặt Trời. Sức nóng chỉ đi qua khí quyển thôi. Khi sức nóng của Mặt Trời đến mặt đất thì được mặt đất hấp thụ. Những vùng rừng và biển lại càng hấp thụ nhiệt nhiều hơn. Còn những nơi khác như vùng đất có tuyết thì có xu hướng phản xạ lại bức xạ nhiệt của mặt trời.

Khi bạn càng lên cao tức là bạn càng xa “lò sưởi” mặt đất, và lên đến đỉnh núi thì rất lạnh, có những đỉnh núi cao lạnh đến mức người ta có thể chết trong vòng chưa đến 1 giờ đồng hồ nếu không được giữ ấm đầy đủ. Đó là vì không khí ở độ cao như vậy giữ nhiệt tỏa ra từ Mặt Trời rất kém, mà nhiệt chỉ đi qua đó để xuống tận mặt đất.

Trong vũ trụ xa xôi thì có rất nhiều bức xạ từ Mặt Trời, và các nhà du hành vũ trụ phải mặc quần áo đặc biệt để bảo vệ khỏi bức xạ đó. Nhưng trong vũ trụ cũng không có không khí, nghĩa là hầu như không có gì để giữ lại sức nóng tỏa ra từ Mặt Trời và vì thế bạn sẽ không cảm thấy ấm áp nếu bạn bay lên đó. Vì thế nếu chẳng may bạn bay lên vũ trụ mà không có quần áo bảo hộ đặc biệt, bạn sẽ bị đóng băng đến chết.

Cập nhật: 17/08/2019 Theo Dân Trí

Chắc các bạn nhỏ đã xem phim ảnh về các vận động viên leo núi trèo lên các đỉnh núi cao rồi nhỉ? Họ mặc quần áo rất dày, đội mũ phòng gió tuyết và đeo kính bảo hộ, lưng đeo bình ôxy, dò dẫm từng bước khó nhọc, vất vả biết bao. Tại sao vậy? Thì ra không khí trên cao loãng, thiếu ôxy. Chưa nói tới leo núi, ngay cả ngồi trên đó cũng còn phải há to miệng mà hớp khí nữa cơ.

Ai cũng biết rằng không khí là thứ không trông thấy, không sờ được, nhưng nó là một loại vật chất do nhiều chất khí hợp thành. Nó cũng chịu sức hút của Trái đất. Do không khí là chất nén được, không khí tầng cao đè lên trên không khí tầng thấp, do đó không khí tầng thấp bị nén rất lớn và mật độ không khí ở đây rất lớn. Còn ở nơi càng cao thì lực nén càng nhỏ và mật độ không khí cũng nhỏ hơn. Mà độ lớn của mật độ chính là một cách gọi khác chỉ mức độ dày đặc hay loãng của không khí. Cho nên, cách mặt đất càng cao thì không khí càng loãng đi.

Ảnh hưởng của độ cao khiến hoạt động hô hấp trở nên khó khăn hơn, có nguy cơ dẫn đến sốc độ cao do thiếu oxy gây nguy hiểm đến tính mạng nếu cơ thể chưa được rèn luyện để thích nghi với điều kiện khí hậu trên cao.

Hoạt động leo núi được nhiều người lựa chọn trong các dịp nghỉ lễ do nhiều người có tâm lý e ngại về môi trường biển. Tuy nhiên, với những người chưa quen hoặc không kịp thích nghi với điều kiện khí hậu trên cao, sẽ dễ dẫn đến nguy cơ mắc một số bệnh lý cấp tính nguy hiểm đến tính mạng. Thông thường, đối với đa số các trường hợp, ngưỡng độ cao các triệu chứng xuất hiện là vào khoảng 2500m so với mực nước biển. Từ 2000 - 2500m vẫn có khả năng biểu hiện bệnh lý, nhưng ở mức độ nhẹ hơn.

Các bệnh lý xuất hiện khi leo cao đặc biệt hay xảy ra đối với những người có tiền sử mắc các bệnh này trước đó, như chứng sốc độ cao, phù phổi cấp và phù não khi leo cao.

Tại sao khi leo núi càng lên cao chúng ta càng cảm thấy lạnh

Độ cao ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Sốc độ cao, hay còn gọi là say độ cao, say núi, là tình trạng xảy ra khi bệnh nhân lên cao quá nhanh. Nếu vận động thể lực càng nhiều thì mức độ sốc độ cao cấp tính càng nặng hơn. Dấu hiệu nặng nhất và kéo dài nhất của say núi cấpđau đầu, kèm theo các biểu hiện như uể oải, buồn ngủ, hoa mắt, chóng mặt, rét run, buồn nôn và nôn, khó thở và da tím tái, chủ yếu là do tình trạng thiếu oxy khi lên cao. Sau đó thường là biểu hiện mặt đỏ bừng, dễ bị kích thích, khó tập trung, choáng váng, chán ăn, ù tai, rối loạn thị lực, mất ngủ, khó thở nặng hơn, rất yếu mỗi khi gắng sức, đau đầu nặng, tim đập nhanh, thở gấp.

Hầu hết các trường hợp bị sốc do ảnh hưởng của độ cao, các triệu chứng sẽ giảm dần sau khi nghỉ ngơi khoảng từ 24 - 48 giờ. Nếu nhận thấy các triệu chứng trở nên dai dẳng hoặc nặng hơn, phải đưa bệnh nhân trở về độ cao thấp hơn và tiến hành điều trị tích cực.

2.2. Phù phổi cấp

Khi lên đến độ cao trên 3000m, phù phổi cấp có thể xảy ra với những biểu hiện bao gồm: ho khan không dứt, hơi thở ngắn, đau đầu, suy giảm thể lực, mệt mỏi, khó thở cả khi nghỉ ngơi và đau tức vùng dưới ức. Đặc biệt, bệnh nhân thở khò khè, khó thở cả khi nằm, có khi nôn ra máu, nghe thấy tiếng ran và ran ngáy, nhịp tim nhanh, có sốt nhẹ, thở nhanh, gấp, mặt tím tái. Trường hợp nguy kịch, bệnh nhân trở nên lú lẫn, hôn mê

Xét nghiệm cận lâm sàng thấy bạch cầu tăng nhẹ, chụp X-quang quan sát thấy có dấu hiệu thâm nhiễm đôi chỗ ở một bên phổi cho đến dày đặc cả hai bên phổi.

Đối với phù phổi cấp do ảnh hưởng của độ cao, việc điều trị phải tiến hành ngay ở hiện trường bằng cách: đặt bệnh nhân nằm nghỉ ở tư thế đầu nâng cao, cho thở oxy đến khi bệnh nhân được cải thiện hoặc có thể nhanh chóng đưa người bệnh xuống độ cao thấp hơn và cho dùng thuốc cấp cứu theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là phải nhận biết và phát hiện sớm các triệu chứng của phù phổi cấp. Khi có các triệu chứng về hô hấp, phải nhanh chóng đặt bệnh nhân nằm nghỉ ngơi và tiến hành nạp oxy để ngăn ngừa diễn tiến phù phổi.

Tại sao khi leo núi càng lên cao chúng ta càng cảm thấy lạnh

Khi lên đến độ cao trên 3000m, phù phổi cấp có thể xảy ra

Bệnh não cấp tính là hậu quả do sự tiến triển của sốc độ cao cấp tính, thường xảy ra ở độ cao trên 2500m, hay gặp ở những người mới leo núi lần đầu, chưa kịp thích nghi với điều kiện khí hậu vùng cao hoặc cơ địa thường bị say núi. Các triệu chứng xảy ra chủ yếu do thiếu oxy và phù não, bao gồm: đau đầu dữ dội, lú lẫn, thất điều toàn thân, mất thăng bằng (đi đứng loạng choạng), buồn nôn và nôn, mất tập trung, co giật, thậm chí có thể hôn mê. Trong đó, khoảng 50% bệnh nhân phù não cấp tính dẫn đến phù gai thị và xuất huyết võng mạc.

Việc nhận biết các triệu chứng của sốc độ cao và phát hiện sớm bệnh não là hết sức quan trọng để chữa trị kịp thời cho bệnh nhân. Công tác điều trị bao gồm thở oxy, sử dụng thuốc và khẩn trương đưa bệnh nhân xuống vùng thấp.

2.4. Say núi bán cấp

Say núi bán cấp thường xảy ra đối với những người chưa thích nghi với điều kiện khí hậu và ở độ cao trên 4500m so với mực nước biển. Các triệu chứng cũng giống như khi bị sốc độ cao cấp tính nhưng kéo dài hơn và có phần nặng hơn. Biểu hiện có kèm thêm các dấu hiệu như mất nước, khô da và ngứa. Trên cận lâm sàng, hematocrit có thể tăng, điện tâm đồ và X-quang cho thấy có dấu hiệu phì đại thất phải. Lúc này, cần cho bệnh nhân nghỉ ngơi hoàn toàn, thở oxy và đưa trở về vùng thấp.

2.5. Say núi mạn tính (bệnh Monge)

Biểu hiện của say núi mạn tính là tình trạng thiếu oxy trong thời gian dài, chỉ gặp ở một số dân địa phương sống trên vùng cao nhưng mất khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu. Dấu hiệu của bệnh là chứng ngủ gà, ức chế tâm thần, giảm oxy máu, dẫn đến tím tái các chi và mặt, ngón tay hình chùy.

Xét nghiệm máu thấy chỉ số hemoglobin trên 22g/dl, có hiện tượng đa hồng cầu, hematocrit thường lớn hơn 75%, kèm theo suy thất phải, điện tâm đồ lệch trục phải, phì đại nhĩ và thất phải. Kết quả chụp X-quang cho thấy tim phải to hơn bình thường. Ngoài ra, có dấu hiệu giảm thông khí phế nang và tăng PCO2. Những triệu chứng này sẽ mất đi khi bệnh nhân trở về sống tại vùng thấp.

Tại sao khi leo núi càng lên cao chúng ta càng cảm thấy lạnh

Tránh dùng rượu, bia, thuốc lá hoặc các chất kích thích khác

Để đề phòng sốc độ cao, những người sắp phải lên cao (ví dụ như đi leo núi) cần thực hiện:

  • Chuẩn bị và tập luyện thể lực tối ưu trước chuyến đi
  • Lên cao dần dần để cơ thể thích nghi từ từ và nên nghỉ ngơi từ 1 - 2 ngày sau khi đến được độ cao mong muốn hoặc khi đến mốc độ cao nguy hiểm
  • Vận động viên nếu phải leo núi đến độ cao trên 3000m, cần mang theo thiết bị hỗ trợ cung cấp oxy (như bình thở oxy) trong vài ngày
  • Người có bệnh tim hay bệnh phổi cần tránh các hoạt động liên quan đến độ cao
  • Mỗi ngày chỉ nên đi lên một khoảng độ cao từ 300 - 500m
  • Luôn giữ sức khỏe tốt, nghỉ ngơi và ngủ đủ trước khi đi
  • Ăn ít về số lượng nhưng cần đảm bảo đủ dinh dưỡng và năng lượng
  • Tránh dùng rượu, bia, thuốc lá hoặc các chất kích thích khác
  • Hạn chế các hoạt động hao tổn sức lực không cần thiết khi đã ở độ cao nguy hiểm
  • Tập thở, sử dụng thuốc để dự phòng và nhận biết kịp thời những triệu chứng nguy hiểm để kịp thời đưa bệnh nhân trở về độ cao thấp hơn

Những người sắp tham gia các hoạt động liên quan đến độ cao (như leo núi), dù là chuyên nghiệp, đã có kinh nghiệm hay nghiệp dư thì vẫn nên được khám, tư vấn và hướng dẫn kỹ bởi bác sĩ trước khi tham gia để hạn chế những ảnh hưởng của độ cao đến sức khỏe.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM: