Tại sao ngậm nước muối

Súc miệng bằng nước muối ấm có thể giúp giảm đau trong cổ họng và giảm bớt một số triệu chứng này.

Loại bỏ hơi thở có mùi

Ngậm nước muối chữa hôi miệng nhờ trung hòa các axit trong miệng cũng như khôi phục lại độ pH tự nhiên giúp ngăn chặn hơi thở có mùi.

Chảy máu và sưng nướu răng

Chảy máu và sưng nướu răng là dấu hiệu đầu tiên của bệnh viêm nướu răng do nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Trong trường hợp này, nước muốicó thể giúp giảm viêm và chống lại vi khuẩn này.

Điều trị mảng bám răng và ngăn ngừa viêm nướu

Mảng bám dính là một màng dính do các vi khuẩn hình thành trên răng và dọc theo nướu. Nếu không được điều trị, nó có thể cứng lại thành cao răng và cuối cùng phát triển thành viêm nướu. Viêm nướu sẽ làm sưng, đau nướu răng và có thể dẫn đến các bệnh răng miệng nghiêm trọng, thậm chí gây mất răng.

Cách tốt nhất để ngăn chặn điều này xảy ra là súc miệng bằng nước muối ấm vài lần/ tuần để loại bỏ thường xuyên mảng bám tích tụ trên răng.

Lở loét miệng

Tại sao ngậm nước muối

Súc miệng bằng nước muối có thể giảm đau và đẩy nhanh quá trình chữa lành vết loét khi bạn vô tình cắn bên trong má, nhạy cảm với các loại thực phẩm nhất định, hoặc biến động nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt…

Làm giảm đau răng

Đau răng thường xảy ra khi có mủ ở giữa răng do nhiễm trùng từ vi khuẩn gây ra. Nếu đúng như vậy, bạn sẽ cần dùng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng. Nhưng để giảm đau, đơn giản chỉ cần súc miệng bằng nước muối vài giờ/lần.

Bảo vệ men răng

Các florua trong nước muối ngăn ngừa mất khoáng chất từ ​​men răng và giúp tăng cường nó. Nó cũng trung hòa các axit trong miệng gây suy yếu men răng.

Chữa lành vết thương

Các bệnh về răng miệng như viêm nướu khiến nướu răng yếu đi, trở nên dễ bị tổn thương và làm yếu răng.

Trong khi đó, một nghiên cứu được tiến hành ở Thái Lan đã phát hiện ra rằng súc miệng bằng nước muối hỗ trợ trong việc chữa lành nhanh chóng bất kỳ vết thương nào trong các mô liên kết của nướu răng bạn và giúp khôi phục chúng.

Chống nấm Candida

Candida là một bệnh nhiễm nấm gây ra khi nấm Candida bắt đầu phát triển trong miệng, cổ họng hoặc thực quản. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng như đốm trắng ở miệng và cổ họng, cũng như cảm giác đau khi nuốt.

Với việc súc miệng bằng muối, bạn có thể chống lại không chỉ Candida mà còn với bất kỳ vi khuẩn nhiễm trùng miệng nào.

Làm sạch miệng

Việc súc miệng và súc miệng bằng nước muối giúp trung hòa độ axit trong miệng và tạo ra môi trường kiềm bất lợi cho sự phát triển của vi khuẩn từ đó ngăn ngừa sự phát triển của bất kỳ chứng nhiễm trùng miệng nào.

Súc miệng nước muối là cách vệ sinh răng miệng thường ngày của nhiều người. Nhưng không phải ai cũng biết những hiệu quả mà nó mang lại. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về tác dụng của việc súc miệng bằng nước muối và cách sử dụng hiệu quả.

Súc miệng nước muối mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng

1. Súc miệng bằng nước muối mang đến những lợi ích gì?

Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước muối tự pha tại nhà, súc miệng nước muối mỗi ngày sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho bạn.

Cân bằng độ PH

Trong khoang miệng luôn tồn tại rất nhiều vi khuẩn, gây nên tình trạng mức axit tăng cao. Khi súc miệng nước muối, axit sẽ được trung hòa, cân bằng độ PH giúp ngăn chặn các vi khuẩn có hại, đồng thời đẩy mạnh sự phát triển của các vi khuẩn có lợi giúp bảo vệ răng chắc khỏe, trắng sáng.

Ngăn ngừa viêm họng

Súc miệng bằng nước muối giúp tiêu diệt vi khuẩn, đặc biệt là khi vi khuẩn phát triển nhanh chóng do viêm họng. Nước muối sẽ làm dịu cảm giác đau rát và giúp cổ họng của bạn dễ chịu hơn.

Giảm viêm họng khi súc miệng bằng nước muối

Làm giảm đờm, ngạt mũi

Tình trạng này thường xảy ra khi bạn bị cảm cúm và gây nên tình trạng khó thở. Khi đó, nếu súc miệng bằng nước muối sẽ giúp long đờm hiệu quả bằng cách hóa lỏng chất nhầy tích tụ trong đường hô hấp và xoang mũi. Nhờ đó cổ họng của bạn cũng sẽ giảm đau nhức và giảm viêm.

Ngăn viêm amidan

Khi vi khuẩn trong khoang miệng tấn công vào hai khối mô Tonsils ở mặt sau của cổ họng sẽ dẫn đến viêm amidan. Triệu chứng cụ thể là đau họng, khó nuốt và lớp phủ màu vàng trắng trên amidan. Khi đó, súc miệng bằng nước muối sẽ làm sạch họng, loại bỏ vi khuẩn giúp tình trạng viêm amidan giảm dần.

Ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp

Nếu bạn súc miệng nước muối thường xuyên thì sẽ ngăn ngừa được nhiễm trùng đường hô hấp lên tới 40%. Vì vậy, hãy súc miệng đều đặn 3 lần/ngày để bảo vệ đường hô hấp khỏe mạnh nhé!

Xem thêm: Dùng nước súc miệng xong có cần súc miệng lại bằng nước không?

                     Sưng chân răng: Nguyên nhân và giải pháp điều trị hiệu quả

Súc miệng nước muối thường xuyên giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp

Giảm đau răng

Tình trạng đau răng do sâu răng vào đến tủy răng thì việc súc miệng nước muối là một cách hữu hiệu giúp giảm đau nhức cho bạn.

Chữa trị viêm loét

Nước muối có tác dụng kháng khuẩn cực tốt, vì vậy nếu bị viêm loét miệng thì bạn hãy súc miệng hàng ngày 3 – 4 lần/ngày. Như vậy, vết loét sẽ nhanh chóng lành lại, không còn đau nhức và bạn sẽ ăn uống được bình thường.

Điều trị chảy máu chân răng và viêm nướu:

Các khoáng chất trong muối có tác dụng bảo vệ nướu khỏe mạnh, nhờ đó tình trạng chảy máu chân răng sẽ được loại bỏ và viêm nướu cũng không còn nữa.

Giúp hơi thở thơm mát

Súc miệng nước muối được thực hiện ngay sau khi đánh răng giúp loại bỏ hoàn toàn mảng bám còn sót lại. Như vậy sẽ phá tan môi trường để vi khuẩn phát triển giúp răng khỏe mạnh hơn và hơi thở không có mùi hôi.

2. Hướng dẫn súc miệng nước muối đúng cách

2.1 Các bước súc miệng nước muối đúng cách

Không súc miệng với nước muối quá mặn tránh ảnh hưởng xấu đến răng miệng

Có thể thấy súc miệng bằng nước muối mang lại rất nhiều lợi ích cho răng miệng, vì vậy nếu bạn muốn bảo vệ răng miệng thì hãy súc miệng nước muối mỗi ngày với các bước cơ bản dưới đây:

Bước 1. Pha nước muối (bỏ qua bước này nếu bạn sử dụng nước muối sinh lý)

Pha nước muối theo tỉ lệ 1 – 2 thìa muối vào 240 ml nước lọc. Với một tỉ lệ đúng chuẩn sẽ mang lại hiệu quả cao nhất, ngược lại nếu nước muối quá mặn thì có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng.

Bước 2: Thực hiện súc miệng nước muối

Khi súc miệng, bạn nên ngậm nước muối trong miệng rồi súc từng bên má. Hãy súc miệng khoảng 30 – 40 giây để làm sạch mọi ngóc ngách trong khoang miệng của bạn.

Tiếp đến, bạn nhổ nước muối đã súc miệng đi và thực hiện súc miệng tiếp đến khi hết 240 ml nước muối pha loãng. Cuối cùng súc miệng lại với nước lọc là bạn đã làm sạch hoàn toàn khoang miệng của mình rồi.

2.2 Lưu ý khi dùng nước muối súc miệng

  • Không lạm dụng nước muối để vệ sinh răng miệng, trung bình một tuần bạn chỉ nên súc miệng 3 – 4 lần là tốt nhất.
  • Sau khi súc miệng bằng nước muối thì hãy súc miệng lại với nước muối để loại bỏ lượng muối dư thừa trong khoang miệng.
  • Không ngậm muối trực tiếp hoặc súc miệng với nước muối quá mặn nếu không muốn bị tổn thương niêm mạc miệng và các bệnh lý nguy hiểm khác.

Xem thêm: Súc miệng nước muối đúng cách bạn đã biết chưa?

                      Cách pha nước muối súc miệng đúng cách, chuẩn tỷ lệ an toàn

Kết hợp thăm khám tại nha khoa để bảo vệ sức khỏe răng miệng

Hy vọng với những thông tin về súc miệng bằng nước muối ở trên đã giúp bạn hiểu thêm về lợi ích cũng như cách sử dụng nước muối một cách đúng đắn và hiệu quả. Đồng thời để bảo vệ sức khỏe răng miệng, bạn nên đến nha khoa uy tín để thăm khám tối thiểu 6 tháng/lần.

Nếu bạn vẫn còn vấn đề cần giải đáp hãy gọi đến số 0901.334.334, Nha khoa Trẻ luôn sẵn sàng tư vấn và giải đáp chi tiết cho bạn.