Tại sao trẻ lại có ngấn

Mới đây, hình ảnh một em bé bụ bẫm, chân tay có rất nhiều ngấn được lan truyền trên mạng Internet khiến nhiều người thích thú. Nhưng sự thật là em bé này mắc căn bệnh hiếm gặp – Bệnh Michelin.

Sự thật đằng sau hình ảnh đáng yêu, bụ bẫm

Gần đây, cộng đồng mạng đang lan truyền chóng mặt hình ảnh một em bé người châu Á mũm mĩm, đang nằm trong chậu tắm.Video dài hơn 6 giây này đã thu hút hàng chục triệu lượt xem và chia sẻ.Điều đặc biệt khiến nhiều người ngạc nhiên là em bé này có rất nhiều ngấn ở chân, tay. Mỗi bên tay, chân đều có tới 4-5 ngấn, trông giống hình ảnh của những chiếc bánh mỳ, hay quả bóng bay dài được bơm căng rồi vặn thành nhiều khúc.Dù đáng yêu vậy, nhưng người chia sẻ đoạn video cho biết: Đây là em bé mắc căn bệnh hiếm gặp có tên Michelin.

Tại sao trẻ lại có ngấn

Tại Việt Nam, không ít trẻ mắc căn bệnh này. Cách đây không lâu, Khoa Thận – Máu – Nội tiết (Bệnh viện Nhi Đồng II TPHCM) tiếp nhận bé N.P.H (6 tháng tuổi, quê ở Bình Dương) với biểu hiện tứ chi đều có quá nhiều ngấn so với trẻ bình thường. Mẹ của bé cho biết, khi lọt lòng, bé H chỉ cân nặng 2,85kg nhưng tay chân bé xuất hiện nhiều ngấn, đối xứng. Sau 6 tháng, các ngấn vẫn còn, trọng lượng cơ thể tăng vọt, nên gia đình đưa bé đến các cơ sở y tế để tìm hiểu rõ nguyên nhân. Nhiều nơi chẩn đoán, bé bị béo phì và rối loạn chuyển hóa cơ thể.Với bệnh Michelin, bất thường về ngấn khắp tứ chi có thể tự khỏi sau một tuổi. Dù tự hết nhưng nếu không điều chỉnh chế độ ăn, trẻ có thể chuyển sang bệnh béo phì dạng nặng. ảnh: TL

Tại Bệnh viện Nhi Đồng II, sau khi thăm khám, các bác sĩ nghi ngờ bé H mắc bệnh Michelin. Các bác sĩ tiến hành xét nghiệm, sinh thiết da và xác định, bệnh nhi bị rối loạn da vùng hạ bì, tạo thành những bó cơ trơn nằm rải rác cùng với các tế bào mỡ. Trẻ mắc bệnh do bị tổn thương nhiễm sắc thể số 1 hay số 7.


Theo BSCKII Chung Thị Mộng Thúy (Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Từ Dũ), bà đã gặp không ít trường hợp hỏi về tình trạng các em bé dù chỉ mới 2 tháng rưỡi, bố mẹ đánh giá là không bụ bẫm nhưng tay, chân có rất nhiều ngấn, khác với các bé bình thường và rất to. Hiện tại bé không có biểu hiện gì khác thường ngoại trừ việc người bé hay uốn éo, cong như con tôm. Có bà mẹ lo lắng con mình 3 tháng nhưng nặng tới 7,5kg, chân tay có nhiều ngấn nên hoang mang: Không biết con mình có bị bệnh Michelin hay không?

Làm thế nào để phát hiện bệnh?

BS Thúy cho biết, sở dĩ y khoa gọi bệnh này là Michelin vì người mắc bệnh có hình dáng cơ thể giống như logo của hãng sản xuất lốp xe Michelin. Nhân vật này “bụ bẫm” với nhiều ngấn khắp tứ chi. Bệnh Michelin được tác giả Ross mô tả đầu tiên vào năm 1969. Hiện nay, tỷ lệ trẻ mắc bệnh này còn ít nên chưa có thống kê số người mắc trong cộng đồng. Thông thường bệnh này hay gặp ở những trẻ bụ bẫm hoặc béo phì với nhiều ngấn ở tứ chi, đối xứng nhau.
Là bệnh hiếm gặp, trẻ mắc Michelin thường kèm đa dị tật ngoài những bất thường ở các nếp gấp tay, chân, cổ như chẻ vòm, thoát vị niệu đạo, dị dạng mặt, dị dạng cơ quan sinh dục, chậm phát triển trí tuệ…Với bệnh Michelin, bất thường về ngấn khắp tứ chi có thể tự khỏi sau một tuổi. Dù tự hết nhưng nếu không điều chỉnh chế độ ăn, trẻ có thể chuyển sang bệnh béo phì dạng nặng. Lúc đó, việc điều trị béo phì không đơn giản, trẻ dễ bị thêm nhiều bệnh khác như: cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường, mỡ máu…Theo BS Thúy, trẻ bụ bẫm thường tay, chân có nhiều ngấn. Nhưng trên thực tế một số bà mẹ dù con mình đã bị thừa cân nhưng vẫn khăng khăng cho rằng con mình “ốm”,cần ăn nhiều hơn nên khiến trẻ có thể đã bị bệnh lại càng nặng hơn.

Nếu băn khoăn con có bị bệnh, cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa Nhi để xét nghiệm và sinh thiết da để xác định chẩn đoán những khoảng ngấn của con là bình thường hay bất thường. Từ đó để có hướng can thiệp phù hợp.

TS Lê Bạch Mai – Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết: Trung bình một năm nước ta có khoảng 95.000-100.000 trẻ bị thừa cân béo phì. Nếu như năm 2000, tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì tại Việt Nam chỉ là 0,62% thì 10 năm sau con số này đã là 5,6% (tương đương khoảng 400.000 trẻ). Tỷ lệ này tại Đà Nẵng là gần 10%, TPHCM là 9,6%.

Điều rất dễ gặp là nhiều phụ huynh vẫn quan niệm: Trẻ phải bụ bẫm, mập mạp mới đáng yêu (?!).Ngay cả khi đến khám dinh dưỡng, bác sĩ bảo con đủ cân nặng, chiều cao thì bố mẹ vẫn muốn con lên cân nữa để “dư một tý”. TS Lê Bạch Mai khuyến cáo: Cha mẹ đừng biến con từ tránh khỏi suy dinh dưỡng sang “vực thẳm” thừa dinh dưỡng. Điều này rất tổn hại đến sức khỏe và tăng trưởng sau này của trẻ. Nghiên cứu tại một trường học ở quận Hai Bà Trưng của Hà Nội gần đây cho thấy có gần 60% trẻ thừa cân béo phì đã rối loạn thiếu máu rất sớm.

Theo các chuyên gia, trẻ bị thừa cân béo phì ở tuổi ấu thơ rất dễ gặp tình trạng này khi trưởng thành với hậu quả nặng nề, Nó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch và bệnh mãn tính khác.

Theo Dân trí

Hỏi - 26/05/2014
Kính chào bác sĩ, con gái em nay được 2 tháng rưỡi. Em để ý thế trên tay và ở chân bé có rất nhiều ngấn, khác với các bé bình thường và rất to. Bé nhà em không bụ bẫm. Hiện tại bé không có biểu hiện gì khác thường ngoại trừ việc người bé hay uốn éo, cong như con tôm ấy. Em xem trên mạng thấy nói trẻ sơ sinh có nhiều ngấn tay, chân như vậy dễ bị bệnh mechelin. Bác sĩ cho em hỏi bệnh này có nguy hiểm không? Có cách nào để chữa trị không? Em ở ngoài miền bắc, Ở đó có cơ sở nào có thể chữa được bệnh này không? Em mong thư hồi âm của bác sĩ sớm ạ. Em cảm ơn bác sĩ.

Trả lời
Chào bạn!

Trẻ bụ bẫm thường tay, chân có nhiều ngấn. Bạn không cho biết con bạn mấy kg? Một số bà mẹ con mình đã thừa cân mà vẫn nhất định trẻ ốm cần thúc trẻ ăn nhiều hơn. Bệnh Michelin là bệnh hiếm gặp, thường kèm đa dị tật ngoài những bất thường ở các nếp gấp tay, chân, cổ như chẻ vòm, thoát vị niệu đạo,  dị dạng mặt, dị dạng cơ quan sinh dục...Bạn cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa nhi để xác định những ngấn con bạn là bình thường hay bất thường.

Thân mến!

BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ

(PLO)- Nếu không sớm phẫu thuật vòng thắt thì trẻ có nguy cơ teo chân tay do thiếu máu nuôi dưỡng. Nặng hơn là hoại tử tay chân.

“Thấy chân phải con trai bốn tháng tuổi có ngấn, tôi cứ tưởng bụ bẫm nên không quan tâm. Tuy nhiên, người bạn đến chơi nói chân con tôi bị vòng thắt rất nguy hiểm nên tôi lật đật đưa đến BV Sài Gòn ITO (TP.HCM) điều trị”. Bà NTTH (30 tuổi, ở TP.HCM) nói khi đưa con đến bệnh viện tái khám mới đây.

Ngón tay chân bị cụt, ngắn ngủn

“Chẳng những bị vòng thắt gần cổ chân, ngón cái và ngón út chân phải con tôi còn bị cụt. Ngoài ra, ba ngón chân còn lại dính chặt. Bác sĩ nói nguyên nhân là do vòng thắt gây ra” - bà H. cho biết.

Tại sao trẻ lại có ngấn

Chân phải con bà H. bị vòng thắt nên mất ngón cái và ngón út. Ảnh: XUÂN ANH

Bà H. cho biết thêm BS Nguyễn Xuân Anh, Trưởng khoa Vi phẫu tạo hình BV Sài Gòn ITO, là người trực tiếp khám cho con bà. “Sau khi khám, BS Xuân Anh nói phải nhanh chóng phẫu thuật vòng thắt để tránh hoại tử” - bà H. nói.

Theo BS Xuân Anh, phẫu thuật vòng thắt phải hết sức cẩn thận và không để xảy ra sai sót. “Đầu tiên là lấy vòng thắt. Tiếp theo phải giải phóng những tổ chức mô xơ sợi dày bao quanh và siết chặt cấu trúc mạch máu thần kinh gân và cơ ở vị trí bị vòng thắt” - BS Xuân Anh cho biết thêm.

“Vòng thắt cổ chân phải con bà H. đã được phẫu thuật và trở về trạng thái bình thường. Riêng những ngón chân bị dính do ảnh hưởng của vòng thắt sẽ được phẫu thuật sau” - BS Xuân Anh nói.

Tại sao trẻ lại có ngấn

Gần cổ tay phải con bà M. bị vòng thắt khiến các ngón ngắn ngủn. Ảnh: TRẦN NGỌC 

Sáng cùng ngày, bà TTM (30 tuổi, ở Long An) mang con gái năm tháng tuổi đến gặp BS Xuân Anh. Gần cổ tay phải của bé có ngấn nhưng sâu và có hình tròn. Chưa hết, năm ngón tay ngắn ngủn, không như những đứa trẻ khác. Sau khi thăm khám, BS Xuân Anh khẳng định con bà M. bị vòng thắt gần cổ tay. “Các ngón tay bị teo là do thiếu máu nuôi dưỡng. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên chính là vòng thắt ở gần cổ tay” - BS Xuân Anh giải thích.

Nhiều trẻ bị dị tật vòng thắt

“Thực tế cho thấy có nhiều trẻ bị dị tật vòng thắt. Tuy nhiên, rất ít bệnh viện ở TP.HCM có thể điều trị dị tật nói trên” - BS Xuân Anh nói.

Theo BS Xuân Anh, cha mẹ cần phân biệt rõ tay chân con có ngấn là do bụ bẫm hoặc do vòng thắt gây ra để sớm điều trị. “Tay chân trẻ bụ bẫm có các vòng ngấn ở da rất nông và không giáp vòng. Trong khi vòng thắt rất sâu và thắt chặt hết chu vi của chân hoặc tay. Nếu không sớm phẫu thuật vòng thắt thì trẻ có nguy cơ teo chân tay do thiếu máu nuôi dưỡng. Nặng hơn là hoại tử tay chân” - BS Xuân Anh lưu ý.

Tại sao trẻ lại có ngấn

Chân phải con bà H. trở lại bình thường sau khi phẫu thuật vòng thắt. Ảnh: TRẦN NGỌC

 

Ba giả thuyết gây ra hội chứng vòng thắt

BS Xuân Anh cho biết có ba giả thuyết gây ra hội chứng vòng thắt. Thứ nhất, có sự bất thường trong mầm bào thai, tạo nên các dây dính trong quá trình phát triển gây co thắt các bộ phận của thai nhi. Thứ hai, liên quan đến vỡ ối. Khi vỡ tự phát của màng ối xảy ra sẽ tách các mô từ màng ối trong tạo ra nhiều sợi nhỏ, mỏng. Những sợi này có thể vướng vào tay, chân và gây ra hiện tượng vòng thắt. Giả thuyết thứ ba đề cập đến sự chấn thương trong tử cung khi chọc ối hoặc phẫu thuật thai nhi. Chưa hết, một chấn thương trong tử cung có thể dẫn đến xuất huyết, tạo các dây dính quấn vào các chi của thai nhi gây nên hiện tượng vòng thắt.

“Hội chứng vòng thắt đến nay không có nguyên nhân rõ ràng. Hội chứng này không mang tính di truyền và cũng không có cách phòng ngừa” - BS Xuân Anh nhận định.