Thực đơn nấu bột ăn dặm cho bé 6 tháng

Thực đơn nấu bột ăn dặm cho bé 6 tháng
Thực đơn nấu bột ăn dặm cho bé 6 tháng

Khoảng thời gian bé bắt đầu ăn dặm cũng là lúc ba mẹ bắt tay tìm hiểu cách nấu bột gạo cho trẻ 6 tháng tuổi sao cho vừa ngon vừa dinh dưỡng. Thật ra, thực đơn nấu bột cho trẻ 6 tháng tuổi không phức tạp nếu bạn hiểu rõ nhu cầu dưỡng chất của bé.

Có rất nhiều cách nấu bột gạo cho trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm vừa dinh dưỡng vừa ngon miệng. Chỉ cần chuẩn bị trước bột gạo, bạn có thể áp dụng ngay những công thức đơn giản, nhanh gọn này đấy.

Các nhóm thực phẩm cần thiết cho trẻ 6 tháng tuổi

Khi bắt đầu ăn dặm, ba mẹ hãy cho con thử đa dạng các loại thức ăn để bé có đủ dinh dưỡng và ít kén ăn hơn sau này. Cách nấu bột gạo cho trẻ 6 tháng tuổi hợp lý là tăng dần số lượng và độ đa dạng của các nhóm thực phẩm sau:

1. Thực phẩm giàu tinh bột

Bạn có thể bổ sung tinh bột cho bé qua các loại thực phẩm như:

  • Bột gạo
  • Khoai tây
  • Khoai lang
  • Yến mạch/bột yến mạch
  • Bắp/bột bắp
  • Hạt kê
  • Quinoa
  • Bánh mì

2. Thực phẩm protein

Protein sẽ có trong các thực phẩm như:

  • Thịt gà
  • Gà tây
  • Thịt bò
  • Thịt heo
  • Tôm
  • Cá đã lọc xương
  • Trứng
  • Đậu hũ…

3. Rau củ quả

Bạn hãy cho trẻ thử nhiều loại rau củ với nhiều hương vị khác nhau, bao gồm cả những loại có vị đắng. Một số loại rau củ ba mẹ có thể tham khảo để cho bé ăn dặm là:

  • Bông cải xanh
  • Củ cải
  • Cà chua
  • Các loại đậu
  • Súp lơ trắng
  • Củ cải Thụy Điển
  • Rau chân vịt
  • Đậu cô ve
  • Bí ngòi
  • Măng tây
  • Cải xoăn
  • Cà rốt
  • Trái bơ
  • Bí đỏ
  • Bắp cải

Tìm hiểu thêm Điểm danh các loại rau củ cho bé ăn dặm vừa ngon vừa bổ

4. Trái cây

Một số loại trái cây bạn có thể cho bé thử là:

  • Chuối
  • Việt quất
  • Kiwi
  • Cam
  • Táo
  • Mâm xôi
  • Xoài
  • Đào
  • Dâu tây
  • Trái dứa
  • Đu đủ
  • Dưa gang
  • Mận…

5. Thực phẩm từ sữa

Các thực phẩm từ sữa tiệt trùng như sữa chua nguyên kem và phô mai khá thích hợp cho bé 6 tháng tuổi. Ba mẹ có thể lựa các thực phẩm không đường để kết hợp vào bữa ăn dặm của bé.

Có một số bí quyết ba mẹ có thể tham khảo để giúp bữa ăn của bé thêm dinh dưỡng và đa dạng.

  • Tìm mua nguyên liệu tươi và có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Ba mẹ nên căn chỉnh lượng bột gạo cần nấu vừa mức ăn mỗi bữa của bé, tránh để dư thừa hay hâm đi hâm lại. Trong giai đoạn đầu, bạn có thể cho bé ăn ít với mục đích là làm quen thức ăn ngoài sữa rồi mới dần tăng lên và cho ăn từ lỏng đến đặc.
  • Cho bé thử nhiều loại thực phẩm khác nhau để bé không ngán và có đủ dinh dưỡng.
  • Tuyệt đối không thêm muối hoặc đường vào thức ăn cho trẻ dưới 1 tuổi. Thức ăn mặn sẽ ảnh hưởng tới thận của bé còn thức ăn ngọt có thể khiến bé bị sâu răng.
  • Bạn nên cho bột gạo vào nấu từ lúc nước chưa sôi và rồi đợi tới khi bột chín mới cho các nguyên liệu khác vào. Cách này sẽ giúp tránh tình trạng đun các loại rau củ quá lâu làm mất vitamin và khoáng chất.
  • Để đổi khẩu vị cho bé, bạn có thể cho thêm sữa mẹ, nước luộc/hầm rau củ hoặc sữa công thức vào nấu với bột gạo.

Bật mí 4 cách nấu bột gạo cho trẻ 6 tháng tuổi

Nếu vẫn chưa rõ mình nên nấu những nguyên liệu gì, ba mẹ có thể tham khảo thực đơn nấu bột cho trẻ 6 tháng tuổi sau:

1. Bột gạo với cà rốt và táo đỏ

Bạn có thể kết hợp cả trái cây và bột ăn dặm cho bé đấy.

Nguyên liệu

  • Bột gạo: 2 thìa cà phê
  • Nước: 300ml
  • Táo đỏ: 50g
  • Cà rốt: 75g

Cách thực hiện

  • Gọt sạch vỏ táo và cà rốt rồi rửa sạch.
  • Luộc chín táo và cà rốt với 300ml ở nhiệt độ vừa.
  • Sau đó, vớt cà rốt và táo đã luộc ra để nguội rồi xay hoặc dằm nhuyễn. Bạn có thể đổ một chút nước luộc vào để xay cùng.
  • Khuấy đều 2 thìa bột gạo đã chuẩn bị với lượng nước luộc còn lại cho đến khi bột chín rồi cho tiếp hỗn hợp cà rốt và táo vào đảo tiếp.
  • Đun hỗn hợp với lửa nhỏ và đảo đều tay cho tới khi hỗn hợp bột, cà rốt, táo quyện đều vào nhau (bột có màu đồng nhất).

2. Bột gạo với thịt gà và khoai tây, bí đỏ

Cách nấu bột ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi này sẽ giúp bé có đủ các nhóm dinh dưỡng cần thiết.

Nguyên liệu

  • Bột gạo: 10g
  • Thịt gà xay nhuyễn: 15g
  • Khoai tây: 15g
  • Bí đỏ xay nhuyễn: 15g
  • Nước
  • Dầu cho bé ăn dặm: 1 thìa

Cách làm

  • Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, đem luộc hay hấp chín rồi dằm hoặc xay nhuyễn.
  • Hòa tan 10g bột gạo trong 100ml nước rồi bắc lên bếp khuấy đều.
  • Khi bột gạo gần chín, bạn cho thịt gà, khoai tây và bí đỏ xay nhuyễn vào đun nhỏ lửa, khuấy đều tay cho đến khi chín hẳn.
  • Cho thêm một thìa dầu ăn cho trẻ em vào món bột, đảo đều. Đợi bột nguội bớt (chỉ còn hơi ấm) thì cho bé ăn.

3. Bột gạo nấu sữa bột

Ba mẹ có thể kết hợp sữa công thức của con vào bột ăn dặm theo công thức sau:

Nguyên liệu

  • Gạo: 2 thìa
  • Nước: 1 cốc
  • Sữa bột: 2 muỗng

Cách làm

  • Vo sạch gạo, cho vào nồi nấu thành cháo rồi xay nhuyễn.
  • Khuấy thêm 2 muỗng sữa bột vào cháo đã xay.

Bạn có thể quan tâm Mách mẹ cách nấu bột ăn dặm ngọt cho bé siêu nhanh

4. Bột gạo với lòng đỏ trứng gà và đậu phụ

Trứng gà và đậu phụ đều là những nguyên liệu giàu dinh dưỡng rất tốt cho bé. Cách nấu bột gạo cho trẻ 6 tháng tuổi với bột gạo, trứng gà và đậu phụ như sau:

Nguyên liệu

  • Bột gạo: 20g
  • Lòng đỏ trứng gà: 1 cái
  • Đậu phụ: 30g
  • Nước: 200ml
  • Dầu cho bé ăn dặm: 1 thìa cà phê

Cách làm

  • Luộc đậu phụ với nước sôi trong khoảng 1 – 2 phút, sau đó vớt ra để ráo rồi nghiền nhuyễn.
  • Khuấy 20g bột gạo với nước đến khi tan đều.
  • Cho đậu phụ và 1 lòng đỏ trứng gà vào khuấy đều cùng bột gạo.
  • Đun hỗn hợp với lửa nhỏ cho đến khi chín. Sau đó, bạn cho thêm ít dầu ăn vào để thêm hương vị.

Hello Bacsi tin rằng với 4 cách nấu bột gạo cho trẻ 6 tháng tuổi, mẹ đã có thêm những bí quyết bổ ích trong việc lên thực đơn ăn dặm cho bé ngon miệng và đủ chất.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bất cứ khi nào bạn cho bé ăn món gì, hãy chắc chắn rằng thức ăn đó được chế biến dành riêng cho trẻ nhỏ. Điều này sẽ giúp đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng bé cần trong lứa tuổi này và thức ăn không chứa quá nhiều muối.

7. Đạm động vật

Nếu bé chủ yếu được cho bú sữa mẹ, bé có thể cần được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng từ các loại thịt có chứa sắt và kẽm. Khi được 6 tháng tuổi, cơ thể bé đã có thể hấp thu các chất dinh dưỡng có trong những loại thực phẩm này.

Thịt heo, thịt gà, thịt bò, lòng đỏ trứng, tôm, cá thịt trắng… là nguồn bổ sung sắt và kẽm tuyệt vời cho bé trong giai đoạn ăn dặm. Lưu ý là bạn nên cho bé ăn từng ít một và quan sát xem bé có bị dị ứng với loại thực phẩm nào không.

8. Thực phẩm chứa vitamin D

Mặc dù các nhà khoa học khuyến cáo rằng bạn nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh và duy trì việc này càng lâu càng tốt, song bạn có biết sữa mẹ không chứa đủ vitamin D mà trẻ cần? Vì vậy, bạn nên bổ sung vitamin D cho bé để tránh mắc phải các bệnh như còi xương.

Dù ánh sáng mặt trời giúp kích thích da sản xuất vitamin D nhưng tất cả trẻ em đều được thoa kem chống nắng, đội mũ, mặc quần áo che chắn khi ở ngoài trời để hạn chế tác hại của tia tử ngoại. Chính điều này lại khiến da không được tiếp xúc với ánh nắng để sản xuất vitamin D. Do vậy, các nhà nghiên cứu đã đề xuất rằng những trẻ bú mẹ cũng như uống sữa công thức nên bắt đầu bổ sung vitamin D ngay sau khi sinh bằng cách dùng viên vitamin D 400 IU bổ sung mỗi ngày. Hãy trao đổi với bác sĩ nhi khoa để xem lượng vitamin D bé cần bổ sung là bao nhiêu.

9. Thực phẩm giàu chất sắt

Trong 4 – 6 tháng đầu tiên, trẻ bú sữa mẹ không có nhu cầu bổ sung thêm sắt vì lượng sắt trong cơ thể mẹ trước khi sinh đã hoàn toàn đủ cho trẻ. Sau khoảng thời gian trên, lượng sắt dự trữ trong cơ thể bạn sẽ dần cạn kiệt và nhu cầu sắt của bé cũng sẽ tăng dần khi bé lớn lên.

Nếu trong thời kỳ mang thai, bạn mắc phải những biến chứng như bệnh tiểu đường hay bé sinh ra có cân nặng thấp hoặc sinh non, bé có thể cần được bổ sung thêm sắt. Hãy hỏi bác sĩ nhi khoa để được tư vấn thêm.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cho rằng các bé không được bú mẹ hoặc chỉ bú mẹ trong thời gian ngắn cần phải uống sữa bột có bổ sung sắt từ lúc sơ sinh đến 12 tháng tuổi. Các nhà nghiên cứu cũng không khuyến khích bạn sử dụng loại sữa bột bổ sung hàm lượng sắt thấp vì những loại sữa này không cung cấp đầy đủ lượng sắt mà bé cần.

Do đó, việc cho bé ăn dặm giúp bé được bổ sung thêm lượng sắt từ các loại thịt, cá, ngũ cốc, rau củ…

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Hello Bacsi giới thiệu đến bạn bảng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi đa dạng và dễ thực hiện:

Ngoài những món cho bé tập ăn dặm trong bảng thực đơn trên, bạn hãy tham khảo bài viết Cùng lên thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé theo từng tháng tuổi để bữa ăn của bé thêm đa dạng và đảm bảo dưỡng chất.

Chúc mẹ con bạn trải qua thời kỳ tập ăn dặm thú vị, nhiều niềm vui. Chúc bé hay ăn chóng lớn!