Thức khuya có hại cho sức khỏe như thế nào năm 2024

Việc thức đêm ngủ ngày làm cho cơ thể bị rối loạn, ảnh hưởng đến công việc, làm việc kém tập trung, hiệu quả kém. Đồng thời, thói quen xấu này có thể khiến các bạn mắc phải rất nhiều căn bệnh nguy hiểm đến sức khỏe như: tăng cân, tiểu đường, bệnh tim, thậm chí dẫn đến đột quỵ.

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của con người nói chung. Nguyên nhân là do thời gian buổi tối là khoảng thời gian hệ thống miễn dịch bài tiết các chất độc hại, đồng thời đó cũng là khoảng thời gian hồi phục đối với hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Vào buổi tối, bắt đầu từ 21 giờ, cơ thể con người bắt đầu cần được thư giãn để đi vào giấc ngủ say sau từ 1 đến 2 tiếng đồng hồ.Trạng thái ngủ từ 0 đến 1 giờ sáng khiến cơ thể được nghỉ ngơi thực sự, giúp tinh thần sảng khoái, khi tỉnh dậy. Bạn nên ngủ trước đó tầm 1 hoặc 2 tiếng, để vào khoảng thời gian trên thì đã chìm vào giấc ngủ sâu. Khoảng thời gian từ 1h tới 5h sáng là thời điểm mà cơ thể tiết ra các chất tái sinh và nâng cao hệ miễn dịch.

Ngoài ra, việc ngủ nghỉ không đúng giờ sinh học sẽ gây ra rối loạn nhịp sinh học của cơ thể. Việc này không chỉ khiến thời gian ngủ nghỉ bị rối loạn mà còn làm cho các hoạt động nội tiết trong cơ thể chúng ta bị ảnh hưởng nghiêm trọng, cụ thể là:

  • Những người ngủ ngày sẽ bỏ bữa ăn, ảnh hưởng đến khả năng bài tiết dịch vị và tiêu hóa hàng ngày.
  • Giấc ngủ ban ngày không sâu như ban đêm nguyên nhân là do ảnh hưởng bởi ánh sáng, tiếng ồn. Khi giấc ngủ không sâu thì não bộ sẽ không được nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Lượng oxy trong não tiêu thụ trong giấc ngủ ngày sẽ nhiều hơn giấc ngủ đêm nên khi ngủ dậy, bạn sẽ thường có cảm giác mệt mỏi hoặc đau nhức đầu, chóng mặt, tình trạng căng thẳng kéo dài.
  • Khi giấc ngủ không sâu, các cơ trong cơ thể cũng không thể thư giãn hoàn toàn.
  • Nếu việc thức đêm ngủ bù ban ngày diễn ra trong thời gian dài thì sẽ gây ảnh hưởng khả năng học tập, làm việc; tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ và bệnh ung thư tiền liệt tuyến ở đàn ông.
  • Ngủ đêm giúp tái tạo tế bào da rất tốt. Vì thế, thức đêm ngủ bù ban ngày da sẽ bị sạm, kém hồng hào và tươi sáng...

Ngoài ra, tác hại của thức đêm ngủ ngày sẽ khiến cơ thể bị rối loạn, ảnh hưởng đến công việc hàng ngày, sẽ khiến bạn không tập trung, hiệu quả kém. Thói quen xấu này có thể khiến bạn dễ dàng mắc phải rất nhiều căn bệnh nguy hiểm.

2. Thức đêm nguy cơ giảm thính lực, thị giác

Tác hại của thức đêm ngủ ngày là có thể gây hại cho mắt và sức khỏe. Nguyên nhân là do khi thức đôi mắt của con người, phải làm việc liên tục, càng kéo dài thời gian thức, đôi mắt càng phải làm việc nhiều hơn, đặc biệt là thời điểm ban đêm. Lượng ánh sáng không đủ cộng thêm ánh sáng xanh hoặc tím từ các thiết bị như màn hình máy tính, điện thoại và một số thiết bị thông minh khác... làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình điều tiết của mắt, khiến mắt khô, đau nhức và lâu dần dẫn đến suy giảm thị lực.

Không những thế tác hại của thức đêm ngủ ngày là thính lực cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Hệ thống mạch máu phải hoạt động không ngừng, điều này gây ra tình trạng căng thẳng quá mức. Số lượng máu không đủ cung cấp cho hệ thống tai và ống nhĩ gây ra hiện tượng ù tai, đau tai và suy giảm thính giác.

3. Thức đêm tăng nguy cơ béo phì

Tác hại của thức đêm ngủ ngày sẽ dẫn đến không đủ giấc. Việc ngủ dưới 6 tiếng mỗi đêm sẽ làm quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể bị xáo trộn và lượng mỡ thừa trong cơ thể có xu hướng tăng lên. Các mô mỡ càng ngày càng dày lên trong cơ thể và gây ra tình trạng tăng cân, béo phì.

Ngoài ra, do thức đêm dài nên nhiều người muốn ăn đêm, ăn vặt. Điều này dẫn đến tình trạng tăng cân trở nên khó kiểm soát hơn. Lượng thức ăn dung nạp vào cơ thể quá nhiều và quá gần thời gian đi ngủ khiến dạ dày không kịp tiêu hóa gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Nếu bạn duy trì việc thức khuya và ăn muộn trong thời gian dài có thể gây bệnh viêm loét dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày.

Tác hại của thức đêm ngủ ngày khiến cơ thể con người cần nhiều thức ăn hơn để duy trì năng lượng, sự tỉnh táo để làm việc và học tập. Chính vì vậy, việc thức đêm muộn có nguy cơ gia tăng tình trạng thừa cân và béo phì.

4. Thức đêm gây suy giảm trí nhớ, tổn thương da

Thức đêm muộn thường xuyên ngoài những hệ lụy về da cụ thể như nổi mụn, sạm da, tàn nhang và nếp nhăn. Đồng thời, thức khuya muộn có thể gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ.

Khoảng thời gian từ 22 đến 23 giờ là khoảng thời gian mà da bảo trì và tái tạo. Nếu thức khuya thường xuyên, các tuyến nội tiết sẽ không có điều kiện tốt để làm việc và gây ra tình trạng rối loạn. Từ đó, da sẽ dễ bị khô, kém đàn hồi, giảm độ săn chắc, xỉn màu, thâm sạm, xuất hiện nhiều mụn trứng cá, tàn nhang và nếp nhăn. Thức đêm muộn là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến bạn bị lão hóa nhanh hơn, nhất là đối với chị em.

Những hệ lụy quan trọng hơn là thức đêm kéo dài dẫn đến suy giảm trí nhớ. Nguyên nhân là do thời gian ngủ là thời gian để bộ não nghỉ ngơi và ghi nhớ lại những hoạt động đã diễn ra trong ngày hôm đó. Khi thức khuya, sẽ tăng lượng thông tin cần phải ghi nhớ trong khi giảm thời gian nghỉ ngơi của bộ não.

Theo một nghiên cứu, tỷ lệ suy giảm trí nhớ ở người những người thường xuyên thức khuya cao gấp 5 lần so với người bình thường. Khi thức đêm liên tục thì hệ thần kinh giao cảm trong cơ thể tiếp tục duy trì trạng thái hưng phấn dẫn đến ngày hôm sau cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức. Nó gây ra hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, thiếu tập trung và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Chính vì thế, một tác hại của thức đêm ngủ ngày khác là sẽ gây ra tình trạng suy nhược thần kinh, mất ngủ và nhiều triệu chứng bất lợi khác.

5. Thức khuya gây tăng nguy cơ mắc bệnh lý về tim mạch và đột quỵ

Hệ thống tim mạch trong cơ thể cũng cần nghỉ ngơi để phục hồi lại khả năng hoạt động. Khi thức đêm muộn, không đảm bảo ngủ tối thiểu 6h/ngày sẽ khiến cho chức năng của tim mạch và tăng hơn 20% nguy cơ bị đột quỵ so với người bình thường.

Khi bạn thức khuya muộn thường xuyên làm não cần được tưới máu nhiều hơn, áp lực bơm máu lên não càng tăng, khiến huyết áp tăng vọt, tạo một lực tác động lên thành mạch máu não lớn quá mức, hậu quả có thể dẫn đến vỡ mạch máu não. Khi một người trẻ đột quỵ sẽ để lại nhiều hệ lụy đến chính bản thân và những người thân của họ.

Một điều cần chú ý là không phải ai thức khuya cũng đều bị đột quỵ, tuy nhiên, cơ thể cần có đủ thời gian để nghỉ ngơi và tái tạo. Khi phải làm việc quá mức chịu đựng, cơ thể cũng nhanh chóng suy kiệt, suy giảm thị lực, trí nhớ, miễn dịch; rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, rối loạn nội tiết...

6. Một số lưu ý để có giấc ngủ tốt

Chúng ta cần phải có lịch trình làm việc hợp lý, đảm bảo bản thân phải ngủ được ít nhất 6 tiếng mỗi ngày. Đồng thời, bạn cần đảm bảo chắc chắn phải là 1 giấc ngủ liền mạch, giấc ngủ sâu. Một số lưu ý để có giấc ngủ tốt, cụ thể như sau:

  • Đi ngủ sớm và đúng giờ, tốt nhất là nên đi ngủ trước 11h đêm.
  • Nên thức dậy sớm vào một giờ cố định, tránh tình trạng ngủ nướng
  • Đảm bảo ngủ đủ giấc vào ban đêm, tối thiểu là 6 giờ đồng hồ.
  • Không nên ăn quá no hoặc tập thể dục thể thao mạnh trước lúc đi ngủ.
  • Bạn nên chủ động sắp xếp thời gian để có những giấc ngủ trưa ngắn để cho não nghỉ, không ngủ trưa quá 1 tiếng đồng hồ.
  • Để hạn chế tình trạng khó ngủ, hạn chế sử dụng các chất kích thích như cà phê, trà đậm, các loại thuốc bổ vào buổi tối.
  • Không nên chơi game, lướt web đến thời điểm quá khuya.

Mặt khác khi thức đêm muộn sáng hôm sau thường mệt mỏi, uể oải. Để khắc phục sau khi ngủ dậy, bạn cũng có thể:

  • Dùng các ngón tay xoa lên bụng liên tục, từ trán ra sau gáy vào bất cứ lúc nào trong ngày.
  • Nếu cảm thấy đau nhức đầu, có thể dùng ngón tay mát xa phần thái dương ra sau gáy... sẽ khiến khí huyết lưu thông tốt hơn, đầu óc thoải mái, dễ chịu.
  • Bạn cũng có thể ngồi thiền trong 10 phút hoặc lâu hơn, miễn là cảm thấy thư giãn và thoải mái. Sau đó có thể uống một ly nước ấm giúp tỉnh ngủ hơn, mà điều này có lợi đối với cho sức khỏe.

Với những người có giờ giấc làm việc, giấc ngủ xáo trộn hãy thu xếp công việc, thời gian học tập giúp duy trì đồng hồ sinh học bằng cách:

  • Duy trì thời gian hoạt động và nghỉ ngơi, kể cả vào cuối tuần hay các ngày nghỉ và không nên thức quá muộn.
  • Khi đi ngủ, bạn nên chọn một không gian yên tĩnh, thoải mái để có được giấc ngủ dài và sâu.
  • Trước khi đi ngủ, bạn cũng có thể tắm nước ấm để giúp cơ thể thư giãn và có được giấc ngủ ngon hơn.

Trong trường hợp bạn thấy có bất kỳ dấu hiệu nào như đau nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa hay khó thở,... bạn cần đến gặp các bác sĩ chuyên khoa nhằm phát hiện bệnh sớm. Bên cạnh đó, một trong những biện pháp tránh được các bệnh nguy hiểm là cần thường xuyên khám sức khỏe tổng quát. Mục đích để phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời, đúng cách sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Bé 23-26 tháng nặng 10kg, có phải suy dinh dưỡng?
  • Tập thể dục để có giấc ngủ ngon hơn
  • Khi não làm việc quá nhiều

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Thức khuya cơ ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?

Thức khuya hay ngủ ít có thể dẫn tới nguy cơ tăng cân theo chiều hướng tiêu cực, có thể gây thêm các tác dụng khác là nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp… Bên cạnh đó thức khuya trong thời gian dài dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn so với những người không thức khuya.

Làm sao để thức đêm không hại sức khỏe?

Các cách thức khuya “an toàn”.

Thiết lập lịch trình ban ngày giả qua đêm. ... .

Duy trì lịch trình giấc ngủ của bạn nhất quán. ... .

Đặt mục tiêu ngủ sâu 8 tiếng. ... .

Ngủ trưa đầy năng lượng. ... .

Làm việc trong môi trường có ánh sáng mạnh. ... .

Tích trữ đồ ăn nhẹ lành mạnh..

Tại sao không nên thức quá khuya và làm việc quá sức?

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 54 trang 172: Tại sao không nên làm việc quá sức? Thức quá khuya? - Làm việc quá sức → hệ thần kinh mệt mỏi, suy kiệt do làm việc nhiều và quá sức. - Thức quá khuya → cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến hoạt động các hệ cơ quan → hệ thần kinh làm việc quá lâu, liên tục trong thời gian dài.

Tại sao thức khuya lại chết sớm?

Nguyên nhân dẫn đến hậu quả này là bởi vì thức khuya sẽ tác động tiêu cực đến hầu hết các cơ quan bên trong cơ thể, nhất là não bộ và tim mạch. Nếu bạn không biết cách khắc phục và cải thiện thì dần dần sức khỏe sẽ yếu đi, từ đó làm gia tăng nguy cơ tử vong.