Thuốc xịt mũi Momate giá bao nhiêu

Skip to content

TraCuuThuocTay.com chia sẻ: Thuốc Momate-S điều trị bệnh gì?. Momate-S công dụng, tác dụng phụ, liều lượng.

BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Thuốc Momate-S giá bao nhiêu? mua ở đâu? Tp HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng. Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.

Thuốc xịt mũi Momate giá bao nhiêu

Nhóm thuốc: Thuốc điều trị bệnh da liễu

Dạng bào chế:Thuốc mỡ bôi da

Mometasone Furoate; Acid Salicylic

Nhà sản xuất: Glenmark Pharm., Ltd – ẤN ĐỘ
Nhà đăng ký: Glenmark Pharm., Ltd
Nhà phân phối:

Điều trị các biểu hiện viêm và ngứa của bệnh vẩy nến (ngoại trừ vẩy nến dạng mảng lan rộng) và viêm da dị ứng.

Người lớn, bao gồm cả bệnh nhân cao tuổi và trẻ em: 

Bôi một lớp mỏng kem lên vùng bị bệnh mỗi ngày một lần. Việc sử dụng corticosteroid tại chỗ ở trẻ em hoặc trên mặt nên được giới hạn ở lượng nhỏ nhất phù hợp với phác đồ điều trị hiệu quả và thời gian điều trị không nên quá 5 ngày.

Momate chống chỉ định đối với bệnh trứng cá đỏ trên mặt, trứng cá thông thường, teo da, viêm da quanh miệng, ngứa quanh hậu môn và bộ phận sinh dục, phát ban do tã, nhiễm vi khuẩn (ví dụ như bệnh chốc lở, viêm mủ da), virus (ví dụ như bệnh mụn rộp herpes, zona, thủy đậu, mụn cóc thông thường, mụn cóc bộ phận sinh dục, u mềm lây), ký sinh trùng và nấm (ví dụ như nấm Candida hoặc nấm da), thủy đậu, bệnh lao, giang mai hay phản ứng sau tiêm chủng.

Không nên dùng Momate trên các vết thương hay trên da bị lở loét. Không nên dùng Momate ở những bệnh nhân nhạy cảm với mometason furoat hoặc các corticosteroid khác hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Bảng 1: Phản ứng có hại liên quan đến điều trị được báo cáo với Momate theo hệ thống cơ quan và tần suất: Rất phổ biến (≥ 1/10); phổ biến (≥ 1/100,

Nhiễm trùng và nhiễm ký sinh trùng:

Không biết: Nhiễm trùng, mụn nhọt.

Rất hiếm: Viêm nang lông

Rối loạn hệ thần kinh

Không biết: Dị cảm.

Rất hiếm: Cảm giác nóng rát.

Rối loạn da và mô dưới da

Không biết: Viêm da tiếp xúc, giảm sắc tố da, rậm lông, rạn da, viêm da dạng mụn, teo da.

Rất hiếm: Ngứa.

Rối loạn chung và tại chỗ nơi bôi thuốc:

Không biết: Đau nơi bôi thuốc, phản ứng nơi bôi thuốc.

Các phản ứng có hại cục bộ xảy ra không thường xuyên được báo cáo với corticosteroid tại chỗ bôi ngoài da bao gồm: khô da, kích ứng, viêm da, viêm da quanh miệng, thấm ướt da, rôm sảy và chứng giãn mao mạch.

Bệnh nhi có thể thể hiện sự mẫn cảm lớn hơn đối với sự ức chế trục dưới đồi – tuyến yên- thượng thận và hội chứng Cushing do corticosteroid tại chỗ so với bệnh nhân trưởng thành do tỉ số diện tích bề mặt da/ trọng lượng cơ thể lớn hơn. Điều trị corticosteroid mạn tính có thể gây trở ngại cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em.

Các trường hợp tăng huyết áp nội sọ lành tính đã được ghi nhận với corticosteroid.

Thông báo với bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc

Nếu bị kích ứng hoặc mẫn cảm khi sử dụng Momate, nên ngừng việc điều trị và có liệu pháp trị liệu thích hợp.

Nếu bị nhiễm trùng, nên sử dụng một loại thuốc kháng nấm hoặc kháng khuẩn thích hợp. Nếu chưa có đáp ứng mong muốn ngay, nên ngừng sử dụng corticosteroid cho đến khi kiểm soát được hoàn toàn nhiễm trùng.

Hấp thu toàn thân các corticosteroid tại chỗ có thể gây ức chế có hồi phục trục dưới đồi – tuyến yên – thượng thận (HPA) với khả năng thiếu hụt glucocorticosteroid sau khi ngừng điều trị. Các biểu hiện của hội chứng Cushing, chứng tăng đường huyết và tăng đường niệu cũng có thể xuất hiện ở một số bệnh nhân do hấp thu toàn thân các corticosteroid tại chỗ trong quá trình điều trị. Bệnh nhân bôi steroid tại chỗ trên một diện tích bề mặt lớp hoặc băng kín nên được đánh giá định kỳ để phát hiện sự ức chế trục HPA.

Bất kỳ tác dụng phụ nào được báo cáo sau khi sử dụng corticosteroid toàn thân, bao gồm ức chế tuyến thượng thận, cũng có thể xảy ra với corticosteroid tại chỗ, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ em.

Với liều dùng tương tự, bệnh nhi có khả năng bị nhiễm độc toàn thân cao hơn do tỉ lệ diện tích bề mặt da so với khối lượng cơ thể lớn hơn. Do sự an toàn và hiệu quả của Momate ở bệnh nhi dưới 2 tuổi chưa được thiết lập, không nên sử dụng Momate ở nhóm tuổi này.

Độc tính cục bộ và toàn thân là phổ biến đặc biệt sau khi sử dụng liên tục kéo dài ở các vùng da bị tổn thương lớn, trong các nếp võng và với tình trạng băng kín. Điều này cũng có thể dẫn đến tăng huyết áp – nội sọ lành tính. Nếu sử dụng cho trẻ nhỏ, hoặc trên mặt, không nên sử dụng trong tình trạng băng kín. Nếu sử dụng trên mặt, đợt điều trị nên được giới hạn trong 5 ngày và không băng kín. Nên tránh điều trị liên tục kéo dài ở tất cả các bệnh nhân không phân biệt tuổi tác.

Steroid tại chỗ có thể nguy hiểm ở bệnh vẩy nến vì một số lý do bao gồm tái phát dội lại sau sự phát triển dung nạp, nguy cơ bệnh vẩy nến mụn mủ tập trung và sự phát triển độc tính cục bộ hoặc toàn thân do chức năng rào cản của da bị suy giảm. Nếu được sử dụng trên các bệnh nhân bị bệnh vẩy nến, cần phải thực hiện theo dõi bệnh nhân cẩn thận. Giống như tất cả các glucocorticoid mạnh tại chỗ, cần tránh ngừng điều trị đột ngột. Khi ngừng điều trị tại chỗ lâu dài bằng glucocorticoid mạnh, hiện tượng dội lại có thể xuất hiện dưới dạng viêm da với mẩn đỏ, cảm giác như bị chích và nóng rát dữ dội. Điều này có thể ngăn ngừa được bằng cách giảm điều trị một cách từ từ, chẳng hạn như tiếp tục điều trị gián đoạn từng đợt trước khi ngừng điều trị.

Glucocorticoid có thể thay đổi bề ngoài của một số tổn thương và khiến việc thiết lập một chẩn đoán đầy đủ trở nên khó khăn và cũng có thể làm chậm việc chữa lành. Momate chứa propylen glycol có thể gây kích ứng da. Các chế phẩm dùng tại chỗ Momate không dùng cho mắt, bao gồm cả mí mắt, vì nguy cơ rất hiếm gặp của bệnh tăng nhãn áp simplex hoặc đục thủy tinh thể dưới bao.

Thai kỳ

Trong thời kỳ mang thai và cho con bú, việc điều trị bằng Momate chỉ nên được thực hiện theo chỉ thị của bác sĩ. Tuy nhiên, nên tránh việc bôi trên diện tích bề mặt cơ thể lớn hoặc trong một thời gian kéo dài. Chưa có đủ bằng chứng đầy đủ về sự an toàn trong thời kỳ mang thai ở người.

Việc bôi tại chỗ corticosteroid cho động vật mang thai có thể gây ra những bất thường đối với sự phát triển của thai nhi bao gồm hở hàm ếch và chậm phát triển trong tử cung. Chưa có nghiên cứu đầy đủ và được kiểm soát tốt về Momate ở phụ nữ mang thai và do đó chưa biết nguy cơ của các tác động này đối với bào thai của người. Tuy nhiên, giống như tất cả các glucocorticoid bôi tại chỗ, nên xem xét khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi do sự di chuyển của glucocorticoid qua hàng rào nhau thai. Vì vậy, nguy cơ của các tác động này có thể rất nhỏ ở bào thai của người. Giống như các glucocorticoid bôi tại chỗ khác, Momate chỉ nên được sử dụng ở phụ nữ mang thai khi lợi ích tiềm tàng vượt trội nguy cơ tiềm ẩn đối với người mẹ hoặc thai nhi.

Hiện chưa rõ liệu việc bôi corticosteroid tại chỗ có thể dẫn đến sự hấp thu toàn thân đủ để tạo ra lượng có thể phát hiện trong sữa mẹ hay không. Nên dùng Momate cho bà mẹ cho con bú chỉ sau khi xem xét cẩn thận mối quan hệ lợi ích/nguy cơ. Nếu việc điều trị bằng liều cao hơn hoặc bôi lâu dài được chỉ định, nên ngừng cho con bú.

Dược lực:

Mometasone furoate là một corticosteroid dùng ngoài với tính chất chống viêm tại chỗ ở các liều không có các tác dụng toàn thân.

Dược động học :

Mometasone furoate dùng dạng xịt mũi có sinh khả dụng toàn thân không đáng kể (

Tác dụng :

Trong các nghiên cứu dùng các kháng nguyên đường mũi, Mometasone furoate cho thấy có tác dụng kháng viêm ở cả các đáp ứng dị ứng pha sớm và muộn. Nó đã được chứng tỏ bởi sự giảm (so với placebo) của histamin và các bạch cầu ưa eosin, bạch cầu trung tính và các protein kết dính tế bào biểu mô.

Chỉ định :

Thuốc được chỉ định làm giảm biểu hiện viêm và ngứa trong các bệnh da đáp ứng với corticosteroid như bệnh vẩy nến và viêm da dị ứng. 

Dạng lotion của thuốc có thể bôi được cho các sang thương trên da đầu.

Liều lượng – cách dùng:

– Người lớn & trẻ > 12 tuổi: 2 lần xịt (50 mcg/lần) cho một bên mũi x 1 lần/ngày (tổng liều 200 mcg/ngày). 

Khi đã kiểm soát được triệu chứng, giảm liều còn 1 lần xịt/một bên mũi x 1 lần/ngày. Khi cần, có thể tăng lên liều tối đa 4 lần xịt/một bên mũi x 1 lần/ngày. 

– Trẻ 2 – 11 tuổi: 1 lần xịt (50 mcg/lần) cho một bên mũi x 1 lần/ngày (tổng liều 100 mcg/ngày). 

Cải thiện triệu chứng trong vòng 11 giờ sau dùng liều đầu.

Người lớn, bao gồm cả bệnh nhân cao tuổi và trẻ em: 

Bôi một lớp mỏng kem lên vùng bị bệnh mỗi ngày một lần. Việc sử dụng corticosteroid tại chỗ ở trẻ em hoặc trên mặt nên được giới hạn ở lượng nhỏ nhất phù hợp với phác đồ điều trị hiệu quả và thời gian điều trị không nên quá 5 ngày.

Bôi vài giọt lotion lên vùng da bị nhiễm bao gồm cả những vị trí trên da đầu mỗi ngày một lần; xoa nắn nhẹ nhàng và đều khắp cho đến khi thuốc ngấm hết qua da.

Nên bôi một lớp mỏng kem hay thuốc mỡ 0,1% lên vùng da bị nhiễm mỗi ngày một lần.

Chống chỉ định :

Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Tác dụng phụ

Hiếm khi có báo cáo về tác dụng ngoại ý của dạng lotion Mometasone gồm rát bỏng, viêm nang, phản ứng dạng viêm nang bã, ngứa ngáy và các dấu hiệu của teo da. Tác dụng ngoại ý được báo cáo với tỷ lệ Hiếm khi có báo cáo về tác dụng ngoại ý của dạng kem Mometasone gồm dị cảm, ngứa ngáy và các dấu hiệu quả teo da. Tác dụng ngoại ý được báo cáo với tỷ lệ Hiếm khi có báo cáo về tác dụng ngoại ý của dạng thuốc mỡ Mometasone gồm rát bỏng, ngứa ngáy, đau nhói và/hay nhức nhối và các dấu hiệu của teo da. Tác dụng ngoại ý được báo cáo với tỷ lệ Các tác dụng ngoại ý được báo cáo không thường xuyên xảy ra khi dùng các thuốc corticosteroid tại chỗ khác như: Kích ứng, rậm lông, giảm sắc tố, viêm da quanh miệng, viêm da tiếp xúc dị ứng, bong da, nhiễm khuẩn thứ phát, vân da và ban hạt kê.

Salicylic acid là thuốc làm tróc lớp sừng da, chống tiết bã nhờn, trị vảy nến, là chất ăn da.

Acid salicylic có tác dụng làm tróc mạnh lớp sừng da và sát khuẩn nhẹ khi bôi trên da. ở nồng độ thấp, thuốc có tác dụng tạo hình lớp sừng (điều chỉnh những bất thường của quá trình sừng hóa); ở nồng độ cao (>1%), thuốc có tác dụng làm tróc lớp sừng. Acid salicylic làm mềm và phá hủy lớp sừng bằng cách hydrat hóa nội sinh, có thể do làm giảm pH, làm cho lớp biểu mô bị sừng hóa phồng lên, sau đó bong tróc ra. Khi bôi quá nhiều, thuốc có thể gây hoại tử da bình thường. ở nồng độ cao (ví dụ 20%), acid salicylic có tác dụng ăn mòn da. Môi trường ẩm là cần thiết để acid salicylic có tác dụng làm lợt và làm bong tróc mô biểu bì. Thuốc có tác dụng chống nấm yếu, nhờ làm bong lớp sừng ngăn chặn nấm phát triển và giúp cho các thuốc chống nấm thấm vào da. Khi phối hợp, acid salicylic và lưu huỳnh có tác dụng hợp lực làm tróc lớp sừng.

Không dùng acid salicylic đường toàn thân, vì tác dụng kích ứng rất mạnh trên niêm mạc tiêu hóa và các mô khác.

Acid salicylic được hấp thu dễ dàng qua da và bài tiết chậm qua nước tiểu, do vậy đã có trường hợp bị ngộ độc cấp salicylat sau khi dùng quá nhiều acid salicylic trên diện rộng của cơ thể.

Tác dụng :

Acid salicylic có tác dụng làm tróc mạnh lớp sừng da và sát khuẩn nhẹ khi bôi trên da. Ở nồng độ thấp, thuốc có tác dụng tạo hình lớp sừng (điều chỉnh những bất thường của quá trình sừng hoá), ở nồng độ cao (>1%), thuốc có tác dụng làm tróc lớp sừng. Acid salicylic làm mềm và phá huỷ lớp sừng bằng cách hydrat hoá nội sinh, có thể do làm giảm pH, làm cho lớp biểu mô bị sừng hoá phồng lên, sau đó bong tróc ra. Khi bôi quá nhiều, thuốc có thể gây hoại tử da bình thường. Ở nồng độ cao acid salicylic có tác dụng ăn mòn da. Môi trường ẩm là cần thiết để acid salicylic có tác dụng làm lợt và làm bong tróc mô biểu bì. Thuốc có tác dụng chống nấm yếu nhờ làm bong lớp sừng ngăn chặn nấm phát triển và giúp cho các thuốc chống nấm thấm vào da. Khi phối hợp acid salicylic và lưu huỳnh có tác dụng hợp lực làm tróc lớp sừng.

Khôngdùng acid salicylic đường toàn thân, vì tác dụng kích ứng rất mạnh trên niêm mạc tiêu hoá và các mô khác.

Chỉ định :

Thuốc dùng tại chỗ dưới dạng đơn chất hoặc phối hợp với thuốc khác để điều trị triệu chứng các trường hợp:

Viêm da tiết bã nhờn, vảy nến ở mình hoặc da đầu, vảy da đầu và các trường hợp bệnh da tróc vảy khác. 

Loại bỏ các hạt mụn cơm thông thường và ở bàn chân. 

Chứng tăng sừng khu trú ở gan bàn tay và gan bàn chân. 

Liều lượng – cách dùng:

Bôi acid salicylic tại chỗ trên da, 1 – 3 lần/ngày.

– Dạng thuốc mỡ, thuốc nước hoặc kem bôi: Bôi lượng vừa đủ lên vùng da cần điều trị, xoa nhẹ.

– Dạng thuốc gel: Trước khi bôi dạng gel, làm ẩm vùng da cần điều trị trong ít nhất 5 phút để tăng tác dụng của thuốc.

– Dạng thuốc dán: Rửa sạch và lau khô vùng da. Ngâm tẩm các mụn cơm trong nước ấm 5 phút, lau khô. Cắt miếng thuốc dán vừa với mụn cơm, vết chai hoặc sẹo.

– Các vết chai hoặc sẹo: Cần thay miếng thuốc dán cách 48 giờ một lần, và điều trị trong 14 ngày cho đến khi hết các vết chai hoặc sẹo. Có thể ngâm tẩm các vết chai hoặc sẹo trong nước ấm ít nhất 5 phút để giúp các vết chai dễ tróc ra.

– Các hạt mụn cơm: Tùy thuộc vào chế phẩm, dán thuốc 2 ngày một lần hoặc dán khi đi ngủ, để ít nhất 8 giờ, bỏ thuốc dán ra vào buổi sáng và dán thuốc mới sau 24 giờ. Trong cả hai trường hợp, cần tiếp tục dùng thuốc có thể tới 12 tuần, cho đến khi tẩy được hạt cơm.

– Dạng nước gội hoặc xà phòng tắm: Làm ướt tóc và da đầu bằng nước ấm, xoa đủ lượng nước gội hoặc xà phòng tắm để làm sủi bọt và cọ kỹ trong 2 – 3 phút, xối rửa, xoa và bôi lại, sau đó xối nước sạch.

– Không dùng các chế phẩm có nồng độ acid salicylic trên 10% cho các mụn cơm vùng da bị nhiễm khuẩn, viêm, kích ứng, ở mặt, bộ phận sinh dục, mũi, miệng, các mụn cơm có lông mọc, nốt ruồi hoặc vết chàm. Cũng không dùng các chế phẩm này cho những người bệnh bị đái tháo đường hoặc suy tuần hoàn.

Chống chỉ định :

Quá mẫn cảm với 1 trong các thành phần của thuốc.

Không dùng trên diện da rộng, da bị nứt nẻ, dễ nhạy cảm hoặc trên niêm mạc.

Tác dụng phụ

Dùng dài ngày acid salicylic trên diện rộng có thể bị ngộ độc salicylat (với các triệu chứng: lú lẫn, chóng mặt, đau đầu nặng hoặc liên tục, thở nhanh, tiếng rung hoặc có tiếng vo vo trong tai liên tục). Điều trị các mụn cơm với thuốc nồng độ cao có thể gây ăn da, và do đó làm các mụn cơm dễ lan rộng. Thường gặp: kích ứng da nhẹ, cảm giác bị châm đốt.

Ít gặp: kích ứng da, trung bình đến nặng. Loét hoặc ăn mòn da, đặc biệt khi dùng chế phẩm có acid salicylic nồng độ cao.

Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và TraCuuThuocTay.com tổng hợp.

  • Nội dung của TraCuuThuocTay.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Momate-S tác dụng, liều dùng, giá bao nhiêu? và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp.

  • Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.

  • Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn.

Pharmacist at Tra Cứu Thuốc Tây

Tracuuthuoctay cung cấp thông tin liên quan đến thuốc từ A-Z. Bạn có thể tìm đọc về các thuốc được kê toa cũng như không kê toa, hoặc tìm hiểu dựa trên phân loại của Thuốc A-Z. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tìm hiểu, mở rộng kiến thức, và không hề cung cấp bất kì lời khuyên về y tế, điều trị cũng như chẩn đoán. Hãy luôn nhớ tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia trước khi bắt đầu, dừng hay thay đổi phương pháp điều trị, chăm sóc sức khỏe.Tác giả : Trương Phú HảiChuyên khoa: chuyên khoa II Ngoại khoa tiết niệu, nam học.Trình độ học vấn:-Đại học Y Hà NộiQuá trình công tác:- Từng công tác tại khoa Ngoại – bệnh viện Đa khoa Hà Đông – Hà Nội-PGĐ phụ trách chuyên môn bệnh viện đa khoa Hà Nội-Chuyên viên y tế công tác tại Agola...-Giảng viên bộ môn Ngoại khoa tại Học viện Quân Y 103Sở trưởng chuyên môn: -Tư vấn và điều trị các bệnh lý nam khoa - Tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục cho nam giới - Thực hiện phẫu thuật cắt bao quy đầu và ngoại tiết niệu nam - Phẫu thuật các bệnh lý hậu môn – trực tràng như: Trĩ, áp-xe hậu môn, dò hậu môn, nứt kẽ hậu môn,...

Bác sĩ luôn nhiệt tình, niềm nở hết mình vì bệnh nhân sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc về sức khỏe các bệnh nam khoa, viêm nhiễm cơ quan sinh dục nam, rối loạn chức năng sinh lý cũng như là chuẩn đoán vô sinh hiếm muộn ở nam giới.

Tracuuthuoctay cung cấp thông tin liên quan đến thuốc từ A-Z. Bạn có thể tìm đọc về các thuốc được kê toa cũng như không kê toa, hoặc tìm hiểu dựa trên phân loại của Thuốc A-Z. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tìm hiểu, mở rộng kiến thức, và không hề cung cấp bất kì lời khuyên về y tế, điều trị cũng như chẩn đoán. Hãy luôn nhớ tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia trước khi bắt đầu, dừng hay thay đổi phương pháp điều trị, chăm sóc sức khỏe. Tác giả : Trương Phú Hải Chuyên khoa: chuyên khoa II Ngoại khoa tiết niệu, nam học. Trình độ học vấn: -Đại học Y Hà Nội Quá trình công tác: - Từng công tác tại khoa Ngoại – bệnh viện Đa khoa Hà Đông – Hà Nội -PGĐ phụ trách chuyên môn bệnh viện đa khoa Hà Nội -Chuyên viên y tế công tác tại Agola... -Giảng viên bộ môn Ngoại khoa tại Học viện Quân Y 103 Sở trưởng chuyên môn: -Tư vấn và điều trị các bệnh lý nam khoa - Tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục cho nam giới - Thực hiện phẫu thuật cắt bao quy đầu và ngoại tiết niệu nam - Phẫu thuật các bệnh lý hậu môn – trực tràng như: Trĩ, áp-xe hậu môn, dò hậu môn, nứt kẽ hậu môn,... Bác sĩ luôn nhiệt tình, niềm nở hết mình vì bệnh nhân sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc về sức khỏe các bệnh nam khoa, viêm nhiễm cơ quan sinh dục nam, rối loạn chức năng sinh lý cũng như là chuẩn đoán vô sinh hiếm muộn ở nam giới.