Trẻ ăn váng sữa như thế nào là tốt

Váng sữa là một chế phẩm của sữa, thành phần gồm có chất đạm, chất béo, chất đường, các vitamin và chất khoáng. Tuy nhiên, tỷ lệ các chất dinh dưỡng này hoàn toàn khác trong sữa.

Lượng chất béo trong một hộp váng sữa chiếm đến trên 70% tổng năng lượng mà bé cần. Lượng chất béo này cao gấp đôi so với chất béo có trong một ly sữa thông thường của bé.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, váng sữa là thực phẩm dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe của trẻ em nhưng không phải người mẹ nào cũng có đủ kiến thức về sản phẩm này để cho bé sử dụng một cách hiệu quả.

Một số phụ huynh sợ con ăn váng sữa sẽ bị béo phì nên cấm bé dù trẻ rất thích, số khác lại cho con ăn tùy tiện, bất cứ khi nào trẻ thèm và đòi đều cho ăn khiến trẻ ăn nhiều quá, ăn vào các thời điểm không thích hợp như buổi tối, ngay sau khi vừa ăn bữa chính…

Dưới đây là cách cho trẻ ăn váng sữa chuẩn nhất, bố mẹ hãy lưu lại ngay:

Cho trẻ ăn váng sữa đúng chuẩn để con cao lớn vượt trội

Khi nào trẻ ăn được váng sữa?

Nhiều bác sỹ và chuyên gia dinh dưỡng tại Việt Nam đều có chung một nhận định rằng nên cho bé ăn váng sữa khi bé đủ 6 tháng tuổi.

Từ tháng thứ 6 trở đi, sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu lớn nhanh của trẻ nên cần phải cho trẻ ăn bổ sung để phát triển thể chất, trí tuệ.

Bên cạnh đó, đây là giai đoạn hệ thống các cơ quan như hệ tiêu hóa, hệ thần kinh bé đang phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi cần có nguồn năng lượng để quá trình đó diễn ra tốt hơn. Chính vì vậy, việc cho bé ăn váng sữa tại thời điểm này sẽ cung cấp cho bé 70% năng lượng cần thiết đó.

Cho trẻ ăn váng sữa đúng cách là điều bố mẹ nên lưu ý

Liều lượng váng sữa mỗi ngày dành cho bé?

Trung bình, bé 6–12 tháng tuổi có thể ăn 1/2 – 1 hộp váng sữa/ngày, bé trên một tuổi có thể ăn 1–2 hộp/ngày, tuỳ vào mức độ dung nạp của bé. Không nên cho bé ăn quá nhiều, vì có thể gây đầy bụng, tiêu chảy do hàm lượng chất béo quá cao.

Thời điểm ăn váng sữa phù hợp nhất

Buổi sáng

Váng sữa cung cấp protein, vitamin và khoáng chất, chính là những chất dinh dưỡng quan trọng cho bất kỳ ai, tại bất kỳ độ tuổi nào. Vì thế, nếu mẹ đã biết được khi nào cho bé ăn váng sữa là hợp lý, mẹ cũng nên cho bé ăn váng sữa ngay sau khi ăn sáng mà không sợ bé bị đầy bụng hay không hấp thu được.

Buổi chiều

Đây cũng là một thời điểm tốt để cho bé ăn váng sữa. Bởi sau một giấc ngủ trưa, bé thường có cảm giác đói bụng và buổi chiều cũng là khoảng thời gian bé hiếu động nhất. Cho nên, ăn váng sữa ngoài việc giúp bé không bị đói, mặt khác cung cấp nhiều năng lượng cho các hoạt động của bé hơn.

5 món cháo ngon bổ cho “bé còi” nhanh tăng cân. Nguồn: Mẹo vặt sức khỏe

Những lưu ý khác khi cho trẻ ăn váng sữa

Không được cho trẻ dưới 6 tháng tuổi dùng váng sữa: Váng sữa, cũng như những thực phẩm khác, cần được đưa vào khẩu phần ăn của bé một cách hợp lý. Theo Tổ chức Y tế Thế giới [WHO], cần cho trẻ dưới 6 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn, vì vậy, chỉ nên cho trẻ ăn váng sữa sau 6 tháng tuổi.

Váng sữa không thể thay thế sữa, nhất là sữa mẹ, vì nó không chứa đủ các chất dinh dưỡng như trong sữa mẹ, đặc biệt là hàm lượng đạm trong váng sữa thấp. Nếu dùng váng sữa thay cho sữa mẹ, bé sẽ bị thiếu chất đạm, dẫn đến suy dinh dưỡng, thiếu máu… do thiếu các vi chất dinh dưỡng.

Váng sữa rất dễ bị hư nên cẩn bảo quản trong tủ lạnh, nơi có nhiệt độ tương đối ổn định. Sau khi mua nên sử dụng càng sớm càng tốt và chỉ nên mua váng sữa ở những nơi có uy tín, có đủ điều kiện bảo quản tốt.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Bạn có biết khi nào cho trẻ ăn váng sữa và những trẻ nào không nên ăn loại thực phẩm này? Thực chất loại thực phẩm này có bổ dưỡng như những thông tin bạn thường nghe? Cùng tìm hiểu những thông tin liên quan trong bài viết sau.

Váng sữa là gì?

Thực phẩm này là lớp chất béo nổi lên kết thành một mảng lớn trên bề mặt của sữa khi đun nóng. Hoặc để yên trong một thời gian và không đậy nắp. Phần sữa còn lại được gọi là sữa tách béo. Váng sữa sau khi được tách khỏi sữa sẽ được đun nóng để tiệt trùng. Sau đó làm lạnh để bảo quản được lâu. Đây là nguyên liệu để sản xuất các chế phẩm khác từ sữa như: bơ, phô mai, sữa chua, kem tươi…

Những sản phẩm váng sữa hiện nay trong quá trình chế biến đã được bổ sung thêm các nguyên liệu khác. Ví dụ như: sữa, sữa nguyên kem, trứng, trái cây, bột ca cao, đường. Cùng các chất làm đông, chất ổn đinh, các loại hương liệu… Thế nên có thể thấy phần váng sữa có trong sản phẩm chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Nếu để ý bạn sẽ thấy. Các nhà sản xuất nước ngoài ghi tên sản phẩm này trên nhãn mắc là “món tráng miệng làm từ sữa”. Song thực tế là các nhà phân phối và kinh doanh mặt hàng này ở nước ta vẫn ghi trên nhãn phụ. Với tên gọi “váng sữa” để dễ dàng quảng bá, tiêu thụ sản phẩm.

Ngày nay, người ta còn dùng các loại dầu thực vật có bổ sung thêm đạm sữa bò và đường lactose để sản xuất loại thực phẩm này.

Váng sữa có những chất dinh dưỡng nào?

Là một chế phẩm từ sữa nên thành phần của váng sữa cũng gồm: chất đạm, chất béo, đường, các vitamin và khoáng chất. Song thực tế tỷ lệ hàm lượng các chất này trong váng sữa rất thấp so với sữa. Ngoại trừ hàm lượng chất béo.

Bạn có biết lượng chất béo chứa trong một hộp váng sữa cung cấp khoảng từ 50 – 70% tổng năng lượng mà trẻ cần. Bằng tổng lượng chất béo trong hai ly sữa thông thường của trẻ. Do đó, đây là nguồn cung cấp năng lượng rất cao nhưng nghèo dưỡng chất.

Chính vì thế, bạn không nên cho bé ăn loại thực phẩm này nhằm mục đích thay thế sữa hay thức ăn dặm.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Có bao nhiêu loại váng sữa?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại váng sữa được bày bán. Các sản phẩm này đã được chế biến và thêm vào các nguyên liệu khác nên hàm lượng chất béo đã giảm đi đáng kể. Có thể phân loại váng sữa dựa vào hàm lượng chất béo chứa trong sản phẩm:

  • Hàm lượng chất béo từ 35 – 50%: Váng sữa nguyên chất, thường dùng chế biến các món salad, nấu súp mà ít khi dùng ăn trực tiếp.
  • Loại thứ 2, có hàm lượng chất béo từ 10 – 30%: Váng sữa thông thường, thường được dùng làm nguyên liệu sản xuất bơ, phô mai.
  • Cuối cùng, hàm lượng chất béo từ 6 – 15% tùy loại: Váng sữa nguyên kem, loại phổ biến trên thị trường, dùng làm món tráng miệng, bữa ăn xế cho trẻ.

Bạn đã cho trẻ ăn váng sữa đúng cách?

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới [WHO], trẻ chỉ nên ăn loại thực phẩm này sau 6 tháng tuổi, bởi:

Đây là loại thực phẩm nghèo dưỡng chất nhưng lại có hàm lượng chất béo cao. Chúng có thể cung cấp nhiều năng lượng tốt cho trẻ trên một tuổi bị thiếu cân, suy dinh dưỡng. Hoặc trẻ mới ốm dậy cần nhiều năng lượng để nhanh phục hồi sức khỏe.

Bạn không nên cho trẻ ăn nhiều váng sữa vì có thể khiến bé đầy bụng, tiêu chảy. Thậm chí là thừa cân, béo phì do lượng chất béo quá cao.

Vì vậy, tuỳ lứa tuổi, trẻ sẽ ăn váng sữa theo tiêu chuẩn như sau:

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

– Trẻ từ 6 – 12 tháng: Khoảng từ 1/2 – 1 hộp/ngày.

– Trẻ từ 12 tháng trở lên: 1 – 2 hộp/ngày.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý không nên cho trẻ ăn váng sữa nếu: Bé bị thừa cân, béo phì, đang bị tiêu chảy hay bị dị ứng với sữa bò… Đồng thời không cho trẻ ăn trước bữa ăn vì có thể khiến bé ăn ít hoặc bỏ ăn bữa chính.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Bảo quản váng sữa thế nào cho đúng?

Váng sữa rất dễ bị hỏng nên cần được bảo quản trong tủ lạnh. Lưu ý là bạn không nên để váng sữa ở cánh tủ. Vì đây là nơi không đủ lạnh và nhiệt độ không ổn định do việc đóng mở tủ lạnh thường xuyên.

Khi mua, bạn nên chú ý đến ngày sản xuất, thời hạn sử dụng. Không mua sản phẩm có dấu hiệu khác lạ như: hộp bị móp méo, nhãn thủng hay phồng lên.

Các mẹ có thể làm váng sữa tại nhà cho trẻ. Cách làm váng sữa tại nhà không khó. Vì vậy, hãy cùng vào bếp để có những hũ váng sữa ngon, sạch, hợp khẩu vị bé cưng. Ngoài ra, nếu bé đã lớn, bạn hãy rủ con vào bếp cùng làm món ăn yêu thích này.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Xem thêm:

“Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ từ hoa quả” – Mẹ đã làm đúng chưa?

5 LOẠI RAU CỦ QUẢ CỰC DINH DƯỠNG: Bé lười ăn dặm cũng khó mà từ chối

Trẻ sơ sinh mấy tháng ăn váng sữa thì hấp thụ tốt nhất

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Ngày nay váng sữa là một thực phẩm bổ sung dinh dưỡng rất tốt cho trẻ em, và được rất nhiều bà mẹ trẻ tin dùng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ tác dụng thực sự của váng sữa. Hãy cùng phunuso.net tìm hiểu cách cho bé ăn  váng sữa đúng cách để trẻ lớn vượt trội nhé?

Váng sữa là gì?

Váng sữa là một chế phẩm của sữa. Trước đây, váng sữa được chế biến bằng cách vớt phần trên cùng của sữa và cho làm lạnh. Ngày nay, nhà sản xuất sử dụng máy ly tâm để tách phần trên cùng của sữa, đó chính là váng sữa. Tuỳ thuộc vào cách chế biến, sẽ có nhiều loại váng sữa khác nhau. Ngoài ra, còn có váng sữa nhân tạo được chế biến từ các loại dầu thực vật [dầu dừa, dầu cọ…], bổ sung thêm casein [đạm sữa bò] và đường lactose [loại đường có trong sữa bò]. Vì là chế phẩm của sữa nên thành phần của váng sữa cũng gồm có chất đạm, chất béo, chất đường, các vitamin và chất khoáng. Tuy nhiên, tỷ lệ các chất dinh dưỡng này hoàn toàn khác trong sữa.

Quan sát nhãn ghi trên hộp váng sữa, chúng ta sẽ thấy thành phần chủ yếu của váng sữa là chất béo. Lượng chất béo trong một hộp váng sữa chiếm đến trên 70% tổng năng lượng mà bé cần. Lượng chất béo này cao gấp đôi so với chất béo có trong một ly sữa thông thường của bé.

Do đó, đây là nguồn cung cấp năng lượng rất cao. Điều này không đồng nghĩa với nhận định cho rằng “váng sữa có nhiều chất dinh dưỡng”. Trái lại, thành phần dưỡng chất trong váng sữa rất ít. Chất đạm rất thấp, các vitamin và chất khoáng cũng thấp. Vì vậy, các bậc cha mẹ không nên dùng váng sữa để thay thế sữa cho bé.

Liều lượng váng sữa dùng mỗi ngày cho bé như thế nào?

Những bé nên dùng: Váng sữa có thành phần chất béo cao, cung cấp nhiều năng lượng nên sẽ tốt cho bé từ trên một tuổi bị thiếu cân, suy dinh dưỡng; bé mới ốm dậy cần nhiều năng lượng. Với những bé này, mẹ nên dùng váng sữa làm bữa ăn phụ, với lượng dùng hợp lý là 1–2 hộp/ngày.

Lưu ý: chỉ sử dụng váng sữa như thực phẩm bổ sung cho bé. Lượng váng sữa có thể cho bé ăn trong ngày phụ thuộc vào tuổi, cân nặng và loại váng sữa được mua. Trung bình, bé 6–12 tháng tuổi có thể ăn 1/2 – 1 hộp váng sữa/ngày, bé trên một tuổi có thể ăn 1–2 hộp/ngày, tuỳ vào mức độ dung nạp của bé. Không nên cho bé ăn quá nhiều, vì có thể gây đầy bụng, tiêu chảy do hàm lượng chất béo quá cao.

Không thể thay thế sữa mẹ

Không có một thực phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ. Váng sữa không thể thay thế sữa, nhất là sữa mẹ, vì nó không chứa đủ các chất dinh dưỡng như trong sữa mẹ, đặc biệt là hàm lượng đạm trong váng sữa thấp. Nếu dùng váng sữa thay cho sữa mẹ, bé sẽ bị thiếu chất đạm, dẫn đến suy dinh dưỡng, thiếu máu… do thiếu các vi chất dinh dưỡng.

Cho trẻ ăn váng sữa thế nào cho đúng?

Trên các diễn đàn nuôi dạy con, nhiều ý kiến cho rằng váng sữa là những gì bổ dưỡng nhất của sữa và có thành phần dinh dưỡng gần giống với sữa mẹ, rất tốt cho trẻ nhỏ. Vậy thực hư về tác dụng của váng sữa như thế nào?

Dưỡng chất trong váng sữa

Váng sữa là một chế phẩm của sữa. Trước đây, váng sữa được chế biến bằng cách vớt phần trên cùng của sữa và đem đi làm lạnh. Trong sản xuất công nghiệp, đầu tiên người ta tách sữa ra thành kem và sữa tách bơ. Tiếp theo đó phần kem sẽ trải qua quy trình chuẩn hóa để đảm bảo độ béo cần thiết. Để loại trừ các vi khuẩn gây bệnh, kem này sẽ được tiệt trùng bằng phương pháp Pasteur. Sau đó, kem được cho vào thùng, trộn mềm và ủ chua. Khi đạt được độ chua mong muốn, kem được để ở nhiệt độ khoảng 8 độ C cho lên men trong vòng một ngày. Kết thúc quá trình này, kem trở thành váng sữa với kết cấu đặc và mang hương vị đặc trưng riêng.

Tùy thuộc vào cách chế biến, sẽ có nhiều loại váng sữa nhân tạo được chế biến từ các loại dầu thực vật [dầu dừa, dầu cọ…], bổ sung thêm casein [đạm sữa bò] và đường lactose [loại đường có trong sữa bò]. Vì là chế phẩm của sữa nên thành phần của váng sữa cũng gồm chất đạm, chất béo, chất đường, các vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, tỷ lệ các chất dinh dưỡng này hoàn toàn khác trong sữa. Trong váng sữa, thành phần chủ yếu là chất béo, chất đạm rất thấp, các vitamin và khoáng chất cũng thấp. Lượng chất béo trong một hộp váng sữa chiếm đến trên 70% tổng năng lượng mà trẻ cần. Lượng chất béo này cao gấp đôi so với chất béo có trong một ly sữa thông thường của trẻ. Do đó, đây là nguồn cung cấp năng lượng rất cao. Điều này không đồng nghĩa với nhận định cho rằng “váng sữa có nhiều chất dinh dưỡng”. Trái lại, thành phần dưỡng chất trong váng sữa rất ít. Vì vậy, các bậc cha mẹ không nên dùng váng sữa để thay thế sữa cho trẻ.

Khi được sử dụng với hàm lượng vừa phải, váng sữa sẽ mang lại nhiều lợi ích.

Váng sữa, ngoài việc tác động tốt đến hệ tiêu hóa còn chứa nhiều dưỡng chất: vitamin [A, E, B2, B12, C, PP, biotin, beta – carotene…], các axit hữu cơ. Thành phần khoáng chất trong váng sữa cũng phong phú từ kali, canxi cho đến clo, phốt- pho, ma-giê, natri, sắt, kẽm, i-ốt, đồng… Tất cả những khoáng chất này đều cần thiết cho cơ thể được khỏe mạnh. Canxi có nhiều trong váng sữa rất tốt cho việc tăng cường và phát triển của xương. Ngoài ra, trong váng sữa còn có nhiều protein động vật, carbonhydrat, axit béo, đường tự nhiên. Váng sữa chứa ít cholesterol hơn bơ nên có thể dùng để thay thế trong việc chế biến.

Không được cho trẻ dưới 6 tháng tuổi dùng váng sữa

Váng sữa, cũng như những thực phẩm khác, cần được đưa vào khẩu phần ăn của bé một cách hợp lý. Theo Tổ chức Y tế Thế giới [WHO], cần cho trẻ dưới 6 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn, vì vậy, chỉ nên cho trẻ ăn váng sữa sau 6 tháng tuổi.

Những trẻ không nên dùng: trẻ dưới 6 tháng tuổi, trẻ bị thừa cân – béo phì, trẻ đang bị tiêu chảy, trẻ dị ứng với sữa bò…

Những điều cần lưu ý khi sử dụng váng sữa

  • Váng sữa rất dễ bị hư nên cẩn bảo quản trong tủ lạnh, nơi có nhiệt độ tương đối ổn định.
  • Sau khi mua nên sử dụng càng sớm càng tốt
  • Chỉ nên mua váng sữa ở những nơi có uy tín, có đủ điều kiện bảo quản tốt. Khi mua cần lưu ý hạn sử dụng, thành phần ghi trên hộp.

Các bà mẹ nên cho trẻ sử dụng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng để bé có thể hấp thụ những dưỡng chất tốt nhất có trong sữa mẹ. Có nhiều trường hợp, các bà mẹ sợ con thiếu chất nên cho con ăn dặm sớm, tuy nhiên hệ tiêu hoá của bé dưới 6 tháng tuổi chưa phát triển hoàn chỉnh để tiếp nhận và tiêu hoá các sản phẩm mới. 

Đánh giá Cho bé ăn váng sữa đúng cách để trẻ lớn vượt trội các bà mẹ nên biết 9/10 dựa trên 42042 đánh giá.

Video liên quan

Chủ Đề