Trích dẫn trưởng thành sau ngàn lần tranh đấu

Trưởng thành sau ngàn lần tranh đấu – “Cuốn sách này được viết cho bạn – người đang chao đảo bên ngưỡng cửa trưởng thành. Tôi trưởng thành sớm hơn bạn một chút, đôi khi vẫn còn hành xử chưa ra dáng người lớn lắm, tôi viết cuốn sách này để ‘lắng nghe’ câu chuyện của bạn. Hẳn bạn sẽ lấy làm lạ, sách là phương tiện để ‘nói’, vậy mà tôi lại muốn thông qua sách để ‘lắng nghe’? Đúng vậy, tôi không muốn đơn phương lên lớp về những bí quyết trưởng thành. Tôi chỉ muốn làm một thính giả chân tình và cởi mở, giúp bạn đích thân cất lời, nói ra những vấn đề của bản thân. Đọc chỉ giúp bạn rút ra kết luận mà thôi, nhưng một khi nói ra, bạn sẽ tìm ra cách chữa trị cho chính mình. Vậy nên, cùng với cuốn sách này, bạn hãy bắt đầu câu chuyện đè nén, chất chứa trong lòng bấy lâu nay…”

Dưới đây, Mỗi Ngày 1 Trang Sách xin gửi đến các bạn 12 trích dẫn hay nhất, tâm đắc nhất trong cuốn sách này. Mời các bạn cùng đón đọc:

Trích dẫn trưởng thành sau ngàn lần tranh đấu

TRƯỞNG THÀNH SAU NGÀN LẦN TRANH ĐẤU: 12 TRÍCH DẪN HAY NHẤT

1. Không phải con người ta có giá trị nên mới tồn tại, mà vì tồn tại nên mới có giá trị.

2. Không chao đảo thì không phải là người lớn, phải ngàn lần tranh đấu mới có thể trưởng thành. Có đau đớn mới là tuổi trẻ? Nếu vậy thì có chao đảo mới trở thành người lớn. Đúng vậy, có chao đảo một chút cũng không sao, sự dao động của bạn và của tôi là hành trình hết sức tự nhiên mang tên ‘trưởng thành”.

3. Bạn hãy thử mở ngăn kéo lòng mình. Bên trong đó có những gì? Những giấc mộng thanh xuân chất chồng lần lữa vẫn còn trong đó chứ? Những giấc mơ đó vẫn chưa nguội lạnh, phải không? Bây giờ, bạn hãy lấy ra. Hãy giũ bụi, tưới nước, thắp lửa…để hơi ấm trở lại với giấc mơ bấy lâu nay vẫn ngủ yên trong bạn.

4. Mắt thì luôn hướng về mẹ, nhưng tay thì lúc nào cũng không ngơi việc gia đình. Khoảng cách giữa mắt và tay sao mà xa vời vợi. Vì vậy, con trai lúc nào cũng là người mang tội với mẹ.

5. Đa số các bạn trẻ thường lấy “bạn đồng lứa giỏi giang nhất” – thường được gọi là “con nhà người ta” – để làm thước đo bench-marking. “Người ta thì đã tiến xa, còn mình sao giờ vẫn thế này?” họ tự dằn vặt như thế. Họ bồn chồn, sốt ruột, thay vì bình tĩnh cố gắng phấn đấu, họ lại vội vàng bắt chước.

6. “Trở thành người lớn, bỗng chốc ấy là lý do để bao nỗi trăn trở không lời giải đáp của ta về cuộc sống chẳng thể bày tỏ cùng ai, đành cứ thế nuốt vào lòng. Đau mà không thể nói rằng đau, đó mới là đau đớn tột cùng. Nghiêm trọng hơn nữa là cứ mải mê bươn chải với cuộc đời rồi nhiễm luôn thói tật thế gian, mặc nhiên coi nỗi đau đó là chuyện đương nhiên. Để cho vết thương lòng đóng vảy thời gian, người ta cũng dần mất đi cảm giác đau. Sợ rằng giây phút cất lời kêu đau sẽ lập tức bị coi là trẻ con, chúng ta cứ thế nín lặng một mình ôm tâm bệnh…”

7. “Con sâu bò cả ngày thì có thể đi được 1 mét, nếu trước khi chết, nó muốn đi được 10 kilomet thì phải làm thế nào đây? Phải gồng mình mà bò quyết liệt hơn? Không phải vậy. Phải reset. Phải biến thành bướm và vỗ cánh bay đi.”

8. “Cuộc đời này tuyệt vời hơn cờ vây ở chỗ, sau mỗi thất bại mà ta cứ nghĩ là một bước đi sai lầm chết người, con đường của cuộc sống tiếp diễn sau đó hoàn toàn không tệ hơn so với lộ trình thành công lúc bấy giờ. Trái lại, nhiều lúc còn tốt đẹp hơn…”

9. “Cô độc chính là bậc thầy của sức mạnh. Bạn hãy yêu lấy nỗi cô độc của mình.”

10. “Mỗi khi quá sức đau lòng tôi lại nhất quyết sống cho hết một ngày. Mỗi khi thân thể đau đớn, tôi lại nhất quyết sống cho qua một khắc.”

11. “Nỗi cô đơn không xuất phát từ sự đoạn tuyệt quan hệ với những người xung quanh, mà là sự cảnh cáo của tâm hồn, nhắc nhở chúng ta hãy nhìn lại nội tâm trống rỗng của mình. Hãy luôn chú ý lắng nghe điều gì đang diễn ra bên trong bạn.”

12. “Muốn lấy sự cô độc làm động lực cho việc trưởng thành cần phải có niềm tin vào bản thân mình trước tiên. Niềm tin đó sẽ giúp chúng ta chiến thắng nỗi sợ bị tách khỏi thế gian.”

Trích sách: Trưởng thành sau ngàn lần tranh đấu.

Nguồn: https://moingay1trangsach.com/truong-thanh-sau-ngan-lan-tranh-dau-2/

Post Views: 2.752

Trích dẫn trưởng thành sau ngàn lần tranh đấu

Trích dẫn trưởng thành sau ngàn lần tranh đấu

Càng bận rộn thì bạn càng phải nhớ điều này: con người chỉ có thể tu dưỡng và trưởng thành khi ở một mình. Quan trọng là có dũng khí để đối diện với sự cô độc, không cố che đậy hay trốn tránh nỗi cô đơn đó.

Trưởng Thành Sau Ngàn Lần Tranh Đấu – Rando Kim

1. Mắt thì luôn hướng về mẹ, nhưng tay thì lúc nào cũng không ngơi việc gia đình. Khoảng cách giữa mắt và tay sao mà xa vời vợi. Vì vậy, con trai lúc nào cũng là người mang tội với mẹ.


2. Phụ nữ kết hôn đi làm là người bị kẹt cứng giữa hai tổ chức bóc lột sức lao động nhiều nhất trong lịch sử loài người, đó là gia đình và nơi làm việc,…


3. Không phải con người ta có giá trị nên mới tồn tại, mà vì tồn tại nên mới có giá trị.


4. Không chao đảo thì không phải là người lớn, phải ngàn lần tranh đấu mới có thể trưởng thành. Có đau đớn mới là tuổi trẻ? Nếu vậy thì có chao đảo mới trở thành người lớn. Đúng vậy, có chao đảo một chút cũng không sao, sự dao động của bạn và của tôi là hành trình hết sức tự nhiên mang tên ‘trưởng thành.


5. Mỗi khi quá sức đau lòng
Tôi lại nhất quyết sống cho hết một ngày.
Mỗi khi thân thể đau đớn
Tôi lại nhất quyết sống cho qua một chốc.
(Lee Hae In)


6. Đa số các bạn trẻ thường lấy “bạn đồng lứa giỏi giang nhất” – thường được gọi là “con nhà người ta” – để làm thước đo bench-marking. “Người ta thì đã tiến xa, còn mình sao giờ vẫn thế này?” họ tự dằn vặt như thế. Họ bồn chồn, sốt ruột, thay vì bình tĩnh cố gắng phấn đấu, họ lại vội vàng bắt chước.


7. Cô độc là căn bệnh nan y của người lớn. Chữ “cô” vốn nghĩa là hồi nhỏ không cha mẹ, chữ “độc” vốn nghĩa là về già không con cái, hai chữ này hợp lại, có nghĩa là lớn lên mà không có người chia sẻ gánh nặng trong cuộc sống.

Con người sinh ra một mình, chết đi cũng một mình, vậy nên thực ra, cô độc là bản chất của con người nói chung, chứ không phải riêng gì người lớn.

Vậy nhưng càng bận rộn thì bạn càng phải nhớ điều này: con người chỉ có thể tu dưỡng và trưởng thành khi ở một mình.

Quan trọng là có dũng khí để đối diện với sự cô độc, không cố che đậy hay trốn tránh nỗi cô đơn đó.


8. Con sâu bò cả ngày thì có thể đi được 1 mét, nếu trước khi chết, nó muốn đi được 10 kilômét thì phải làm thế nào đây? Phải gồng mình mà bò quyết liệt hơn? Không phải vậy. Phải Reset. Phải biến thành bướm và vỗ cánh bay đi


9. Trở thành người lớn, bỗng chốc ấy là lý do để bao nỗi trăn trở không lời giải đáp của ta về cuộc sống chẳng thể bày tỏ cùng ai, đành cứ thế nuốt vào lòng. Đau mà không thể nói rằng đau, đó mới là đau đớn tột cùng.

Nghiêm trọng hơn nữa là cứ mải mê bươn chải với cuộc đời rồi nhiễm luôn thói tật thế gian, mặc nhiên coi nỗi đau đó là chuyện đương nhiên. Để cho vết thương lòng đóng vảy thời gian, người ta cũng dần mất đi cảm giác đau.

Sợ rằng giây phút cất lời kêu đau sẽ lập tức bị coi là trẻ con, chúng ta cứ thế nín lặng một mình ôm tâm bệnh…


10. Có thể thời thanh xuân mang tới tuổi trẻ một cách thật tự nhiên, nhưng trưởng thành thì lại khác. Không phải cứ thêm tuổi, cứ tốt nghiệp ra trường thì nghiễm nhiên thành người lớn. Phải lặp lại bao phép thử-sai, chập chững học từng chút một về cuộc đời, học đến đâu, dần dần trưởng thành từng chút một đến đó.

Chúng ta trở thành người lớn một cách khó khăn như thế đó.


11. Chúng ta tồn tại với nhau giống như mặt trăng. Luôn luôn chỉ bộc lộ ra mặt sáng nhất của mình. Vì vậy, chúng ta không thể thấy được mặt tối của nhau. Nếu chỉ có mình biết đến mặt tối của mình, điều này sẽ dẫn đến sự ngộ nhận. Đó là càng sống càng rõ hơn cái “mặt khuất tối” chỉ mình mình biết, nên dễ nảy sinh ý nghĩ chỉ cho rằng “mọi người đều giỏi giang thế kia, chỉ có mình tôi là khổ sở thế này”

Tôi, Trịnh Nhã là một người yêu sách, đam mê đọc sách và là một blogger. Tôi thích tìm những cuốn sách mới để đọc và chia sẻ suy nghĩ của mình về chúng với những người khác. Tôi luôn chờ đợi cuốn sách hay tiếp theo của mình, và tôi không thích gì hơn là giới thiệu một cuốn sách hay cho ai đó.