Ví dụ về tính tất yếu của công nghiệp hóa

– Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

+ Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền công nghiệp lớn hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lí, trình độ xã hội hóa cao, dựa trên nền tảng của khoa học và công nghệ tiên tiến, được hình thành và phân bố có kế hoạch trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

+ Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kĩ thuật – công nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới. Sau hơn 20 năm đổi mới, nhất là 10 năm 2001 – 2010, nền kinh tế nước ta đã đạt những thành tựu rất quan trọng, trong đó cơ sở vật chất – kĩ thuật bước đầu được tăng cường. Tuy nhiên, đất nước vẫn đang tồn tại nhiều yếu kém, sự yếu kém này đã và đang là nguyên nhân làm hạn chế chất lượng tăng trưởng, chất lượng cạnh tranh và chất lượng hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là khi nước ta là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới.

+ Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa xã hội. Xã hội sau muốn tiến bộ hơn xã hội trước, thì điều trước hết và chủ yếu là phải làm cho năng suất lao động của xã hội sau cao hơn hẳn năng suất lao động của xã hội trước, mà điều đó chỉ có thể trông chờ ở việc thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

.

1 .Vai trò cuả nông nghiệp.

Năm 1961, trong cuốn sách “Vai trò của nông nghiểptong phát triển kinh tế”.Hai nhà kinh tế học Joshnton và Meller giới thiệu năm đóng góp quan trong của nông nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế:

– Nông nghiệp cung cấp lương thực và đầu và các nguyên liệu đầu vào cho các ngành khác của nền kinh tế. Độ co dãn của thu nhập đối với cầu về lương thực ở các nước đang phát triển khá cao, tức là khi mức sống tăng lên thì nhu cầu tiêu dung lương thực tăng nhanh.Trong tình hình đó, nếu sản xuất nông nghiệp nội địa không tự đáp ứng được nhu cầu thì các nước đang phát triển phải bỏ ngoại tệ để nhập khẩu lương thực thay vì nhập máy móc, nguyên liệu phát triển công nghiệp.

-Lĩnh vực nông nghiệp là nguồn thu ngoại tệ quan trộng ở những quốc gia có lợi thế so sánh sản xuất một số mặt hàng nông sản xuất khẩu.

-Lĩnh vực nông nghiệp là thị trường quan trọng cho các ngành khác trong nền kinh tế như sản xuất hàng tiêu dùng.

-Lĩnh vực nông nghiệp là nguồn cung cấp lao động cho khu vực công nghiệp.

-Lĩnh vực nông nghiệp tạo ra một lượng vốn thặng dư đẻ đầu tư cho quá trình công nghiệp hoá.

2 .Tính tất yếu khách quan phải thực hiện công nghiệp hoá – hiên đại hoá nông nghiệp.

Xuất phát từ nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế nông nghiệp phổ biến sản xuất nhỏ, lạc hậu và đang ở trình độ thấp, đó là cơ sở vật chất kĩ thuật còn lạc hậu, lao động xã hội đại bộ phận tập trung trong nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp còn mang nặng tính tự cấp, tự túc và thu nhập của người dân còn thấp, đơì sống mọi mặt của họ còn hết sức khó khăn,trong khi đó đến nay nhiều nước trên thế giới đã có nền nông nghiệp phát triển cao,mọi hoạt động sản xuất đã được cơ giới hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hóa, hoá học hoá.Nhờ đó năng suất ruộng đất, năng suất lao động của họ rất cao, tạo sự phân công lao động sâu sắc trong nông nghiệp và toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Mặt khác do yêu cầu về phát triển kinh tế xã hội đất nước, nhu cầu về nâng cao đời sống con người đó là xã hội càng phát triển đời sống con người càng đượ nâng cao thì nhu cầu của con người về lương thực và thục phẩm cũng ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng và chủng loại.Như vậy chỉ có mọtt nền nông nghiệp phát triển ở trình độ cao mới hy vọng đáp ứng được nhu cầu tăng lên thường xuyên đó.

Xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế, trước hết là quá trình quốc tế hoá, khu vực hoá các quan hệ kinh tế thế giới, các hoạt động sản xuất thương mại, trao đổi thông tin khoa học kĩ thuật, chuyển giao công nghệ…buộc chúng ta phảI đẩy nhanh việc thực hiện công nghiệp hoá, hiên đại hoá nông nghiệp để chúng ta có thể tận dụng vốn, khoa học kĩ htuật kinh nghiệm quản lý nước ngoài vào trong hoàn cảnh thực tiễn vận dụng vào quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nước ta nhằm tránh nguy cơ tụt hậu về kinh tế, rơi vào tình trạng “bãi rác côngnghiệp” của thế giới, dẫn đến cuộc sống đói nghèo,lệ thuộc vào kinh tế nước ngoài…

Như vậy đứng trước những yêu cầu đổi mới đang diễn ra trước mắt ta cần khẳng định trong bối cảnh chung của thế giới  hiện nay,công nghiệp hoá hiện đại  hoá là xu hướng phát triển chung của thế giới.Trình độ công nghiệp hóa hiện đại  hoá biểu hiện trình độ phát triển của xã hội.Vì vậy công nghiệp hoá hiện đại  hoá nói chung và công nghiệp hoá hiện đại  hoá nông nghiệp nói riêng là con đường đúng dắn mà Đảng ta đã chọn trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội của mình, nó là “nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ”, nó là con đường tất yếu để đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn,lạc hậu và nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • tính tất yếu của công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn
  • tinh tat yeuduong loi cong nghiep hoa hien dai hoa
  • ,

    Nước ta đang trong quá trình chuyển từ một nền kinh tế lạc hậu mang tính chất tự nhiên sang một nền kinh tế thị trường có nghĩa là chúng ta đang trong quá trình thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ một nền kinh tế sản xuất nhỏ sang một nền kinh tế sản xuất lớn ngày càng hiện đại. Một nền sản xuất lớn đòi hỏi phải có một cơ cấu cơ sở hạ tầng và những công cụ lao động ngày càng tiến bộ. Để tạo lập ra những cơ sở vật chất kỹ thuật đó thì theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác, mọi quốc gia đều phải tiến hành quá trình công nghiệp hoá -hiện đại hoá.

    Cơ sở kỹ thuật là hệ thống các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất xã hội phù hợp với trình độ kỹ thuật công nghiệp thích ứng của nó mà lực lượng lao động xã hội sử dụng để sản xuất ra của cải vật chất.

    Đối với các nước đang phát triển, việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất lớn hiện đại là một trong những nhiệm vụ kinh tế to lớn và là một yêu cầu khách quan. Cơ sở vật chất kỹ thuật của một nền sản xuất lớn đòi hỏi phải dựa trên trình độ kỹ thuật công nghệ ngày càng hiện đại và không ngừng hoàn thiện.

    Chúng ta không chỉ dừng lại ở việc cơ khí hoá các tư liệu sản xuất mà còn ngày càng hiện đại hoá ở trình độ công nghệ tiên tiến và thường xuyên đổi mới. Đây là một nhiệm vụ khó khăn và mang tính chất quyết định đối với sự sống còn của mỗi quốc gia. Chỉ có tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất hiện đại mới có thể làm thay đổi căn bản đời sống vật chất cũng như tinh thần của xã hội, đẩy nhanh tốc độ phát triển tăng năng xuất lao động, ngày càng thoả mãn và đáp ứng nhu cầu cuả nhân dân. Công nghiệp hoá hiện đại hoá chính là con đường và bước đi tất yếu để tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật đó.

    Công nghiệp hoá hiện đại hoá được hiểu là “Quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiêu biểu hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghệ và tiến bộ khoa học cồng nghệ tạo ra năng xuất lao động cao”.

    Như vậy, trong điều kiện thế giới đang chuyển từ văn minh công nghiệp sang hậu công nghiệp, nhiều nước châu Á đã chọn con đường “công nghiệp hoá đuổi kịp để nhanh chóng hoà nhập vào nền văn minh hiện đại, biến những vùng nghèo nàn lạc hậu trước đây thành những xã hội hiện đại” Các nước này đã tạo nên những kinh nghiệm bổ ích, thiết thực cho các nước đang phát triển trong đó có nước ta.

    Ở các nước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng công nghiệp hoá là điều cấp bách sống còn.Công nghiệp hoá là chìa khoá của sự phát triển đặc biệt gắn chặt với sự phát triển đặc biệt gắn chặt với sự tăng trưởng bởi vì “công nghiệp hoá chẳng phải là cái gì khác ngoài một phương tiện đặc biệt mạnh mẽ để tăng năng xuất của con người qua đó mà tăng số lượng sản phẩm, tính đa dạng và số lượng sản phẩm. Các nước gọi là phát triển khác hẳn các nước khác chính là ở chỗ là công nghiệp hoá”.

    Công nghiệp hoá tạo nên nền kinh tế hiện đại với những ưu thế nổi bật: năng suất cao, cơ cấu sản suất đa dạng, công ăn việc làm phong phú hơn nhiều so với một nền kinh tế chưa công nghiệp hoá.

    Để đạt được hiệu quả cao thì công nghiệp hoá phải đi đôi với hiện đại hoá, kết hợp với những bước tiến tuần tự về công nghệ vận dụng phắt triển chiều rộng, tạo nhiều công ăn việc làm cho đội ngũ đông đảo lao động hiện nay. Với việc tranh thủ với bước đi tắt đón đầu phát triển chiều sâu tạo nên những mũi nhọn theo trình độ phất triển của khoa học và công nghệ trên thế giới. Khoa học và công nghệ hiện đại là nhân tố then chốt của hiện đại hoá, nhưng hiện đại hoá có nội dung sâu sắc và rộng lớn hơn nhiều, bao gồm các mặt kinh tế, chính trị và văn hoá.

    Hiện đại hoá là quá trình mà nhờ đó các nước đang phát triển tìm cách đạt được sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, tiến hành cải cách chính trị và củng cố xã hội của họ nhằm tiến tới một hệ thống kinh tế xã hội chính trị văn minh tiên tiến . Công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước con người những vấn đề nan giải cả trong quan hệ giữa con người với con người và con người với thiên nhiên. Để giải quyết những vấn đề này chúng ta phải thay đổi sâu sắc cách nhìn, cách nghĩ và hành động của mình. Nắm bắt được tư tưởng đó, Đảng ta đã xác định thực chất của công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là quá trình thực hiện cách mạng kỹ thuật, thực hiện sự phân công mới về lao động xã hội là quá trình tích luỹ xã hội chủ nghĩa để không ngừng quá trình tái sản xuất mở rộng. Đường lối công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa được xác định là ưu tiên cho phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Như vậy, không còn như trước kia coi công nghiệp nặng là công nghiệp hàng đầu tuyệt đối.
    Công nghiệp hóa và hiện đại hoá có những nét riêng đối vơí từng nước nhưng đó chỉ là sự vận dụng một quá trình chuyển đổi có tính chất phổ biến cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nước mà thôi. Công nghiệp hoá và hiện đại hoá là quá trình rộng lớn và phức tạp, bản chất của quá trình này bao gồm các mặt sau:

    – Trang bị kỹ thuật ngày càng hiện đại cho nền kinh tế.
    – Xây dựng một cơ cấu kinh tế ngày càng hợp lý.

    Thực hiện tốt công nghiệp hoá và hiện đại hoá có ý nghĩa vô cùng to lớn: làm thay đổi lực lượng sản xuất thay đổi căn bản công nghệ kỹ thuật, công nghệ sản xuất tăng năng xuất lao động tạo ra tốc độ phát triển cao, thực hiện xã hội hoá về mặt khoa học kỹ thuật. Hơn thế nữa trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mối quan hệ giữa các ngành là rất phức tạp và đa dạng đòi hỏi phải không ngừng nâng cao năng lực quản lý, điều tiết vĩ mô của nhà nước, tạo khả năng tích luỹ vốn. Tất cả chỉ có thể thực hiện nhờ quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Chỉ có công nghiệp hóa và hiện đại hoá mới có khả năng thực tế để quan tâm phát triển tự do toàn diện của yếu tố con người tạo khả năng mở rộng hợp tác quốc tế và củng cố quốc phòng.
    Nắm bắt được tầm quan trọng vấn đề, sự bức bách phải công nghiệp hóa hiện đại hoá để xử lý nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, không phải bây giờ mà ngay từ đại hội VIII[ tháng 9-1996], Đảng ta đã đề ra đường lối công nghiệp hoá và coi đó là nhiệm vụ xuyên suốt thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta.

    Trong những năm đất nước có chiến tranh Đảng và nhà nước ta vẫn kiên trì đường lối công nghiệp hoá hiện đại hoá để từ đó tạo ra sức mạnh cho đất nước. Ngày nay trong công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng XHCN, các nghị quyết Đại hội Đảng[ từ đại hội VI đến đại hội VIII] đều kiên định đường lối đổi mới và đề ra những nội dung cụ thể thích hợp cho từng thời kỳ.
    Đại hội Đảng VIII đã nêu rõ: “ Giai đoạn từ nay đến năm 2000 là bước rất quan trọng của thời kỳ phát triển mới- đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước”.

    Với tất cả ý nghĩa to lớn trên, công nghiệp hoá và hiện đại hoá là tất yếu và mang tính khách quan là nội dung và con đường duy nhất đúng đắn để dựa trên kinh tế xã hội nước ta phát triển nhanh, bền vững, có hiệu quả nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.


    Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • chung minh cong nghiep hoa la 1 qua trinh tat yeu
  • làm rõ tính tất yếu công nghiệp hóa việt nam
  • tại sao công nghiệp hóa là con đường tất yếu để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở việt nam
  • tại sao ns cnh hđh là quá trình tất yếu khách quan
  • tính tất yếu của công nghiệp hóa hiện đại hóa của nước ta trong thời kì đổi mới
  • tính tất yếu của công nghiệp hóa ở nước ta
  • tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa
  • vi sao noi cong nghiep hoa hien dai hoa dat nuoc la qua trinh tat yeu de xay dung chu nghia xa hoi o viet nam
  • vi sao noi cong nghiep hoa hien dai hoa la tat yeu
  • ,

    Video liên quan

    Chủ Đề