Vì sao không nên bỏ tết cổ truyền

Những năm gần đây, cứ mỗi khi Tết đến xuân về, bên cạnh không khí háo hức mong chờ, người ta lại mang câu chuyện Tết cổ truyền nên giữ hay bỏ để tranh luận. Nhiều quan điểm và ý kiến được đưa ra và có vẻ như đến nay vấn đề này vẫn chưa có kết thúc.

Năm nay một lần nữa câu chuyện giữ hay bỏ Tết cổ truyền lại được khơi ra buộc nhiều người phải lên tiếng.

Phố ông đồ - Tranh: Trịnh Lữ

Một bên ủng hộ việc từ bỏ Tết khẳng định kỳ nghỉ dài hạn vào dịp lễ này quả thực quá vô ích trong thời đại ngày càng cấp tiến.

Hơn thế nữa, hàng loạt những hệ lụy kéo theo như bài bạc, rượu chè, tai nạn ngày Tết luôn khiến Nhà nước phải đau đầu, vậy tại sao lại giữ Tết cổ truyền? Đó là chưa kể đến việc khi cả Thế giới vẫn đang trong guồng quay công việc thì một nước hãy còn "nghèo" như Việt Nam lại chọn cách "nghỉ ngơi" dài hạn khiến kinh tế suy giảm. Nếu sáp nhập Tết Dương lịch và Tết Nguyên Đán thành một, chúng ta có thể tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và cả giảm bớt các hậu quả khác.

Giáo sư Võ Tòng Xuân từng cho rằng: "Tết cổ truyền dài lê thê, ăn nhậu bê tha, cờ bạc, tệ nạn và nên gộp tết âm và tết dương cho gọn, ăn Tết cùng thời điểm với các nước trên thế giới cho đúng tinh thần hội nhập, hòa cùng dòng chủ lưu của thế giới".

Một số nhà kinh tế học cũng nhận định Tết là thủ phạm của sự đình trệ kinh tế. Theo các chuyên gia này, nền kinh tế Việt Nam đang hoạt động “lệch pha” so với các nước phương Tây: Khi họ nghỉ Giáng sinh, năm mới thì chúng ta làm việc; còn khi chúng ta ăn Tết cổ truyền thì họ lại quay trở lại guồng quay công việc. Điều này dẫn đến sự tăng trưởng chậm chạp của nền kinh tế những tháng đầu năm.

Một bên ủng hộ việc từ bỏ Tết khẳng định kỳ nghỉ dài hạn vào dịp lễ này quả thực quá vô ích trong thời đại ngày càng cấp tiến. Ảnh: Internet

Ở phía bên kia "chiến tuyến", những ai kiên quyết giữ Tết cổ truyền thì lại "lạnh lùng" chốt một câu rằng: Kinh tế? Nếu đến cội nguồn truyền thống chúng ta còn không thể giữ thì làm sao dám trông mong những điều lớn hơn. Rõ ràng, họ có lý khi khẳng định Tết cổ truyền hoàn toàn không phải là nguyên nhân khiến nền kinh tế trì trệ mà ngược lại, thậm chí nó còn là đòn bẩy để các doanh nghiệp và thương nhân thu về lợi ích nhờ vào việc buôn bán, mua sắm dịp Tết.

Ông Joe Buckley, học giả người Anh chuyên nghiên cứu về lao động và phát triển tại Việt Nam cho rằng: “Phát triển kinh tế và ăn Tết cổ truyền luôn có thể song hành cùng nhau. Rất nhiều quốc gia vẫn phát triển thịnh vượng và vẫn ăn Tết Nguyên đán”.

Ông Buckley phân tích: Trung Quốc, cũng như Việt Nam, rất coi trọng Tết Nguyên đán và người lao động thường được nghỉ ít nhất 7 ngày trong dịp lễ này. Mọi hoạt động kinh tế trong thời gian này coi như “đóng băng”. Nhưng 30 năm qua, chúng ta thấy rõ nền kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng mạnh mẽ và giờ đã lớn thứ hai thế giới.

Hàn Quốc cũng là một ví dụ tiêu biểu khác, theo ông Buckley. Những năm 1950, Hàn Quốc là một trong những nước nghèo nhất thế giới, nhưng hiện nay nền kinh tế Hàn Quốc nằm trong top 20 thế giới và đã công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành công mà vẫn không cần bỏ Tết cổ truyền.

“Trung Quốc, Hàn Quốc hay Singapore, Malaysia vẫn phát triển rất ổn định mà không hề bỏ Tết Nguyên đán. Phát triển kinh tế và ăn Tết cổ truyền luôn có thể song hành cùng nhau”, ông Buckley, từng có thời gian sống và làm việc gần 10 năm tại Việt Nam, khẳng định.

Đã có thống kê cho rằng sức mua mùa Tết 2018 ước tính đạt trên 45.000 tỷ đồng cho tổng thị trường Việt Nam, gần gấp đôi giá trị mỗi tháng thường, tương đương với 1% tổng GDP 2017. Đó là chưa kể đến các dịch vụ như du lịch, ăn uống,...cũng theo đó mà đi lên.

Còn nếu xét về mặt phong tục truyền thống thì Tết dân tộc đã có từ lâu đời. Và dù, thời gian có khiến ngày lễ này biến đổi ít nhiều thì về cơ bản nó vẫn giữ được những nét đặc trưng vốn có. Đó là không khí những ngày cận kề Tết, với đêm Giao thừa ấm áp, với gia đình đoàn viên sum họp, với cờ hoa rợp trời, với bánh mứt hạt dưa, với hàng trăm những thứ khác mà chỉ có Tết cổ truyền mới mang lại được. Đến cuối cùng, khoảng thời gian nghỉ Tết vẫn luôn được người dân Việt Nam mong đợi vì nó đã là một thói quen bất biến.

Tết cổ truyền nên giữ hay bỏ: Cuộc tranh luận có cần thiết?

Rõ ràng việc giữ hay bỏ Tết cổ truyền vẫn là câu chuyện bỏ ngỏ vì suy cho cùng ai cũng có lý của riêng mình. Tuy nhiên, phải nhấn mạnh rằng: không chỉ riêng Tết mà hầu như các dịp nghỉ lễ khác chúng ta cũng đều đối mặt với tiêu cực. Do đó, thay vì cứ "đấu khẩu" nên giữ hay bỏ thì mỗi người nên tìm cách khắc chế những nguy cơ từ việc ăn Tết. 

Tiến sĩ Sin Harng Luh, Đại học Quốc gia Singapore, nhận định: “Trở nên tiến bộ, văn minh không có nghĩa là gạt bỏ các giá trị văn hóa ra một bên. Tết là nét văn hóa truyền thống rất riêng của Việt Nam. Nếu người phương Tây nghỉ lễ Giáng sinh và năm mới theo phong tục của họ từ xưa đến nay tại sao Việt Nam lại cứ lăn tăn câu chuyện bỏ hay giữ Tết cổ truyền?”

Theo các chuyên gia, không có dịp lễ hội nào không mệt mỏi - bởi mua sắm, chi tiêu, bởi kẹt xe, tắc đường. Nhưng mục đích chung của các kỳ nghỉ lễ là trao thời gian cho người người lao động, để họ có thể vui chơi, giảm mệt mỏi, hay để đoàn viên bên gia đình.

“Nếu cội nguồn truyền thống của mình mà không giữ được thì sao trông mong phát triển những thứ lớn lao hơn” - TS Sin Harng Lun, Đại học Quốc gia Singapore.

Hay như Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in từng phát biểu năm 2017, nếu không có những dịp nghỉ lễ dài ngày, người lao động sẽ rất e dè xin nghỉ phép để nghỉ ngơi hoặc du lịch. Kỳ nghỉ lễ là thời gian người lao động “danh chính ngôn thuận” tạm rời bỏ công việc để chăm sóc cho bản thân mình.

Các chuyên gia đặt vấn đề: Thay vì tranh cãi về việc bỏ hay giữ Tết âm lịch, tại sao không nghĩ cách hạn chế bớt những tiêu cực của nó?

Rõ ràng việc Tết cổ truyền nên giữ hay bỏ vẫn là câu chuyện bỏ ngỏ vì suy cho cùng ai cũng có lý của riêng mình. Ảnh:Internet

Đã từ lâu Tết cổ truyền đối với người dân Việt Nam là những giây phút thiêng liêng nhất. Đó là những thời khắc hàng triệu con tim chung một nhịp, cùng dành cho nhau những lời tốt đẹp nhất, cầu cho nhau một năm sức khỏe, may mắn. Đó là thời khắc lòng người lắng động, trời đất giao hòa trong một niềm hy vọng chung. Ở khía cạnh tinh thần, sự đồng nhất ý nguyện của cả dân tộc vào một thời khắc là sức mạnh tổng hợp vô biên cho sự mong cầu quốc thái dân an. 

Nếu không có Tết chúng ta sẽ thiên thu bất tận trong cuộc mưu sinh. Các dịp đoàn tụ gia đình, dòng họ sẽ là lúc nào tiện thì thực hiện. Cuộc hẹn gặp không cố định ấy sẽ khiến các mẹ đợi con về trong mong ngóng vô định. Chúng ta, trong các mối quan hệ khác, cũng sẽ mỗi người nghĩ một hướng...

Đã từ lâu Tết cổ truyền đối với người dân Việt Nam là những giây phút thiêng liêng nhất. Ảnh: Internet

Bỏ Tết chúng ta còn gì nữa? Không đoàn tụ, chẳng tổ tiên, các giá trị truyền thống sẽ bay theo, người Việt sẽ nửa tây nửa ta, quen mà lạ. Những đứa con làm ăn xa sẽ chẳng khác nào những kẻ lang thang lưu lạc, đôi khi sai đường, lạc lối về.

Kinh tế là ưu tiên. Hội nhập là tốt. Nhưng sẽ chẳng thể đi xa nếu gốc không vững, các giá trị truyền thống bị mai một. Cái gì cũng muốn giống Tây là tư duy hướng ngoại, nhược tiểu, nhìn nhà mình cái gì cũng tệ hơn người ta, ao ước giống người ta, lệ thuộc người ta. Rồi một lúc nhìn lại từ đầu xuống chân sẽ chẳng còn gì là ta nữa, nhìn cứ nhang nhác giống ai đó.

Một năm mới 2019 sắp đến, hy vọng chúng ta sẽ là những người văn minh đón Tết dân tộc, đương nhiên, văn minh không đồng nghĩa với việc gạt bỏ giá trị văn hóa của dân tộc. Tết vẫn là Tết thôi!

Múa lân ngày tết - Ảnh: Sơn Khôi

Vốn là nhà kinh tế, ông thận trọng nói là cần phải có những thống kê cẩn thận về các ảnh hưởng của Tết ta với xã hội và cuộc sống con người, cũng như cần phải có phương án cực kỳ cẩn thận và tỉ mỉ.

Những nguyên nhân mà vị tiến sĩ này đưa ra để phải tính tới chuyện "xóa sổ" Tết ta theo truyền thống ngàn năm nay là sự ảnh hưởng xấu của nó tới thái độ làm việc, năng suất làm việc của người lao động. Bên cạnh đó là những tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông tệ hại trong dịp Tết.

Theo thiển ý của tôi, vị tiến sĩ này chỉ nhìn vấn đề dưới góc độ của một chuyên gia kinh tế. Và ông cũng không phải là người đầu tiên hay cuối cùng nghĩ tới chuyện phải cho ngày Tết ta cổ truyền của dân tộc "đi theo ông bà ông vãi" [!].

Chỉ có điều, có lẽ rất nhiều người hiểu rõ bản chất của vấn đề. Tết ta hoàn toàn không có tội khi xã hội Việt xảy ra những điều bất cập như vậy. Từ ngàn đời muôn xưa cũ, người Việt mình đã ăn Tết truyền thống hàng năm mà có ảnh hưởng gì đâu. Nếu Tết là một hủ tục xấu thì chắc chắn nó đã bị "hóa mã" từ tám hoánh rồi. Vấn đề ở đây chính là con người - cụ thể là thái độ và cách con người ngày nay ăn Tết ra sao mà thôi. Ở đây phải nói tới nhận thức và ý thức có vấn đề của không ít người Việt ngày nay. Nó là một mối dây liên hệ chằng chịt về giáo dục, văn hóa và xã hội. Mà sao không tự cật vấn rằng vì sao những năm sau này, người Việt mình ăn Tết một cách "nhiều vấn đề" như vậy?

Công tâm mà nhìn nhận, quả thật Tết cổ truyền được "ăn chơi" theo kiểu hiện nay có nhiều tác hại cho tất cả. Một là nó kéo quá dài. Hai là có quá nhiều lễ hội ăn theo dịp tết. Và hai cái này có liên can với nhau.

Tết ngày nay được nghỉ quá dài. Ngày xưa, người ta chỉ nghỉ từ chiều 30 Tết cho tới hết ngày mùng 2 hay mùng 3 Tết. Sau đó mọi chuyện trở lại bình thường. Bây giờ, ngay cả nhà nước còn ủng hộ về tâm lý và pháp lý cho người dân nghỉ Tết dài lâu. Như hai Tết gần đây nhầt là Ất Mùi và Bính Thân được nghỉ tới 9 ngày. Có lẽ chưa bao giờ cái câu ca dao "tháng Giêng là tháng ăn chơi" được hiện thực rõ như ngày nay. Trước Tết cả tuần, thậm chí bắt đầu vào 20 tháng Chạp là ngoại trừ ai có kính doanh dịp Tết thì không nói, còn thì ở mọi cơ quan, doanh nghiệp, chuyện công việc chỉ là cầm chừng, chủ đề của mọi người chính là chuẩn bị Tết.

Sau Tết kéo dài tới sau rằm tháng Giêng là hội hè, cúng lễ đình chùa. Việc kéo quá dài ngày nghỉ Tết như vậy lợi bất cập hại. Năng suất lao động của ta vốn đã rất thấp mà còn nghỉ quá nhiều. Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc kéo dài ngày nghỉ Tết của riêng mình gây ảnh hưởng rất lớn trong hoạt động giao dịch, giao thương quốc tế, khiến ta dễ bị lỡ nhịp và lỡ thời cơ với quốc tế. Các nhà đầu tư nước ngoài, các hãng quốc tế có quan hệ làm ăn và có cơ sở, văn phòng ở Việt Nam quả là sợ vãi linh hồn khi Việt Nam nghỉ Tết quá lâu trong khi mọi hoạt động chung toàn cầu của họ vẫn tiếp diễn.

Cũng chưa bao giờ Việt Nam có nhiều lễ hội với danh xưng dân gian như hiện nay. Cao trào phục hồi lễ hội hừng hực khắp thôn làng, người ta có, mình cũng phải có kẻo bị thua thiệt về…. văn hóa. Ước tính có hơn 8.000 lễ hội trên khắp cả nước, trong đó đa phần tập trung trong tháng Giêng. Tôi không có ý xúc phạm tới niềm tin tâm linh và nỗi tự hào nguồn cội cá nhân của mọi người, nhưng hàng ngàn lễ hội đáng buồn đang làm cho thời gian nghỉ Tết bị kéo dài thêm gây tốn thời gian và lãng phí tiền của.

Tết chỉ là cái cớ và chính thời gian nghỉ Tết quá dài lại là điều kiện để các tệ nạn xã hội và tai nạn giao thông thêm nghiêm trọng hơn.

Ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt không phải chỉ đơn thuần là một dịp để nghỉ ngơi và ăn chơi. Lễ Tết lớn nhất và quan trọng nhất này là một ý niệm về tâm linh và về cội nguồn dân tộc. Tôi nghĩ rằng: Tết cổ truyền còn, dân tộc Việt còn. Trong quá trình phát triển [kể cả nhân danh hiện đại hóa], người ta đã xóa sổ quá nhiều những dấu ấn, di tích lịch sử và dân tộc chân chính. Với Tết cổ truyền của người Việt, tôi xin mượn câu thơ 356 trong Truyện Kiều của Nguyễn Du mà rằng: "Của tin gọi một chút này làm ghi."

Theo tôi, vấn đề mà cả xã hội người Việt ngày nay cần phải chung tâm góp trí là nghĩ coi làm thế nào để ăn Tết cổ truyền một cách hợp tình hợp lý nhất, vừa bảo đảm gìn giữ được một di sản văn hóa dân tộc, vừa phù hợp với thực tế hiện đại phát triển. Nói nôm na là nghĩ cách để ăn Tết chứ không phải tìm cách để xóa bỏ Tết!

[poll width="400px" height="192px"]200[/poll]

PHẠM HỒNG PHƯỚC

Video liên quan

Chủ Đề