Vì sao nấu củ sen lại bị chát

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

Công thức chế biến thực phẩm giải nhiệt mùa hè với món ăn từ củ sen này sẽ giúp bạn có được một món ngon chiêu đãi bạn bè ngày nóng bức.

Nguyên liệu

  • 200g đậu xanh nguyên vỏ
  • 1 củ sen vừa ăn
  • Đường tùy khẩu vị

Cách chế biến

• Đậu xanh rửa sạch, ngâm qua đêm cho đậu xanh mềm.

• Củ sen gọt vỏ, rửa sạch và thái thành những khoanh mỏng.

• Cho đậu xanh, củ sen vào nồi, đổ nước ngập mặt đậu và củ sen.

• Khi đậu thật mềm thì cho đường vào, đun nhỏ lửa để đậu xanh ngấm đường.

• Chờ nồi chè sôi lại lần nữa thì tắt bếp, nêm nếm lại cho hợp khẩu vị và thưởng thức.

4. Cháo củ sen

Hãy bắt tay vào làm món cháo củ sen vừa thanh mát, bổ dưỡng và lại có tác dụng tốt trong việc tăng cường hệ miễn dịch của cả nhà.

Nguyên liệu

  • Gạo 100g
  • Củ sen nhỏ 20g
  • Thịt heo băm nhuyễn 60g
  • Xương ống 200g
  • Bắp ngọt tách hạt 50g
  • Hạt nêm, đường, muối.

Cách chế biến

  • Bạn ninh xương ống trong khoảng 2 giờ, lọc lấy nước.
  • Tiếp theo, bạn vo gạo rồi nấu với nước hầm xương thành cháo nhừ.
  • Củ sen rửa sạch, thái mỏng và đem đi luộc.
  • Thịt thăn rửa sạch và thái nhỏ rồi cho bắp ngọt và củ sen vào nồi cháo.
  • Sau đó cho thịt thái nhỏ vào và nấu chín thịt.
  • Bạn vớt bọt nếu có và nêm nếm vừa ăn rồi nhắc xuống.

Món này có thể dọn riêng, thêm chén củ sen luộc ăn kèm cũng rất ngon.

5. Gỏi củ sen

Ngoài gỏi ngó sen ra thì gỏi củ sen cũng rất ngon. Củ sen ăn giòn, mát, tốt cho sức khỏe. Món ăn từ củ sen này sẽ ngon hơn khi bạn để lạnh.

Nguyên liệu

  • Tôm
  • Củ sen
  • Tỏi, ớt
  • Giấm, đường, nước mắm

Cách chế biến

• Củ sen gọt bỏ vỏ, thái mỏng. Sau đó, bạn sẽ ngâm ngay vào nước đã pha giấm khoảng 15 phút để củ sen được trắng rồi vớt ra, để ráo.

• Tôm luộc chín, bóc vỏ. Tỏi ớt băm nhỏ. Bạn hòa giấm, đường, nước mắm tạo vị chua cay mặn ngọt như nước làm gỏi thông thường rồi trộn cùng tôm và củ sen.

• Để có vị thơm ngon hơn thì bạn có thể rắc thêm lạc rang hay hạt điều.

• Bạn nên chọn những ngó sen to mập, nặng và chắc. Hãy chú ý chọn những cái có màu nâu nhạt thay vì quá trắng để tránh những củ sen được dùng thuốc tẩy trắng.

• Ngoài ra, củ sen cần lành lặn, không có vết bầm tím hay vết nứt.

Cách sơ chế củ sen

• Cắt củ sen thành nhiều đoạn và lấy đủ liều lượng bạn cần dùng.

• Cắt bỏ các phần đầu cứng và nhẹ nhàng lóc bỏ lớp vỏ mỏng bên ngoài.

• Ngâm củ sen trong nước lạnh một lúc rồi dùng nước xả vào trong các lỗ củ sen cho sạch bùn đất. Phần nào không rửa sạch được thì bạn có thể dùng đũa để làm sạch sâu các lỗ hổng của củ sen.

• Cách khác là bạn có thể ngâm củ sen trong nước vo gạo. Tinh bột trong nước vo gạo có tác dụng hấp thụ chất bẩn, có thể làm sạch bùn đất trong củ sen hiệu quả hơn. Vì vậy khi sơ chế nếu bạn cảm thấy chưa sạch thì có thể cắt lát củ sen rồi ngâm trong nước vo gạo, sau đó dùng nước sạch xả lại nhiều lần.

• Củ sen thường được cắt ngang để dễ lộ những lỗ hổng bắt mắt khiến món ăn trông hấp dẫn hơn. Bạn có thể thêm vào món súp và món hầm hay đơn giản là xào hoặc om với nước tương. Ngoài ra, bạn có thể chế biến củ sen bằng cách thái lát mỏng và thêm vào món salad. Có một cách chế biến hơi lạ lẫm là chiên giòn ngó sen và thưởng thức như món khoai tây chiên.

Cách bảo quản củ sen

• Bạn có thể để củ sen chưa được rửa trong túi nhựa để trong tủ lạnh sẽ giữ được khoảng 2 tuần, tuy nhiên bạn nên dùng trong một tuần để đảm bảo nhé. Không nên rửa trước vì sẽ khó giữ củ sen được lâu.

Thay vì uống các loại nước uống giải đóng chai không tốt cho sức khỏe, bạn nên thêm vào thực đơn các món ăn từ củ sen vừa bổ dưỡng lại giúp giải nhiệt một cách tự nhiên nhé!

Củ sen tưởng chừng là một nguyên liệu tương đối đa năng nhưng thực tế nó cũng có một số điều kiêng kỵ, hãy cùng tìm hiểu xem những điều kiêng kỵ đó là gì.

Những người tỳ vị hư nhược, lạnh bụng và người dễ bị tiêu chảy không nên ăn củ sen sống 

Củ sen sống là một loại thực phẩm có tính giải nhiệt nên đối với những người có cơ thể khô nóng thì ăn củ sen sống là một lựa chọn tốt. Tuy nhiên, những người tỳ vị hư nhược, lạnh bụng và người bị tiêu chảy nếu ăn củ sen sống sẽ làm nặng thêm các triệu chứng, khó tiêu hóa.

Không nên nấu củ sen trong chảo

Trong củ sen có chứa nhiều chất sắt, rất tốt cho máu của chúng ta. Nhưng tốt hơn hết không nên dùng chảo khi ninh củ sen vì sẽ làm củ sen bị thâm đen.

Nên dùng nồi bằng sứ hoặc inox để ninh củ sen. Không chỉ củ sen mà các loại thực phẩm khác có hàm lượng sắt cao cũng không thể nấu trong nồi sắt là có lý do.

Bà bầu không nên ăn củ sen

Củ sen đặc biệt thích hợp cho người già và trẻ nhỏ, phụ nữ và trẻ em, người ốm yếu, nhất là những người sốt cao, nôn ra máu, cao huyết áp, bệnh gan, chán ăn, thiếu máu do thiếu sắt, suy dinh dưỡng. Nhưng vì củ sen có tính lạnh nên các mẹ bầu không nên ăn.

Không nên ăn củ sen với đậu nành

Đậu nành rất giàu chất dinh dưỡng, ngoài hàm lượng lớn protein còn rất giàu chất sắt, vì vậy đậu nành không được ăn cùng với củ sen, vì củ sen chứa nhiều xenlulo. Xenlulo sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt của cơ thể con người.

Không nên ăn củ sen với gan động vật

Củ sen có chứa xenlulo, axit aldonic trong chất xơ có thể tạo thành hỗn hợp với các nguyên tố vi lượng như sắt, đồng, kẽm trong gan động vật, làm cơ thể người giảm hấp thu các nguyên tố này.

Vì vậy, nếu muốn nấu canh củ sen, tốt hơn là nên nấu với sườn hoặc thịt thái mỏng, không nấu với nội tạng. Món canh nội tạng và củ sen tuy có vị ngon nhưng dinh dưỡng lại ít hơn nhiều.

Củ sen là nguyên liệu được nhiều người lựa chọn làm món ăn trong ngày hè vì không chỉ thanh mát mà còn bổ dưỡng. Củ sen có thể nấu canh xương, hầm, xào, chiên giòn hay làm nộm... đều rất ngon. Tuy nhiên có một vấn đề thường gặp khi sơ chế củ sen đó là nó rất dễ bị thâm đen trong khi ăn ở ngoài hàng, món này luôn trắng tinh và đẹp mắt.

Đầu bếp đã chỉ ra rằng, cần phải thêm 2 nguyên liệu vào quá trình sơ chế củ sen mới giúp nó trắng và giòn được, đó chính là muối và giấm trắng.

Cách làm cụ thể như sau:

Trước tiên, củ sen cắt bỏ hai đầu, rồi gọt vỏ bằng dao. Cắt củ sen thành các lát vừa ăn.

Vì sao nấu củ sen lại bị chát

Sau đó, ngay lập tức cho củ sen vào một bát nước sạch. Thêm một thìa giấm trắng, cùng một thìa muối tinh vào, để sang một bên. Sở dĩ, phải ngâm củ sen trong bát nước có thêm giấm và muối để ngăn chặn củ sen tiếp xúc với oxy trong không khí. Nếu để nó tiếp xúc với không khí lâu sẽ bị oxy hóa và bị chuyển sang màu thâm đen.

Do đó, chúng ta cần nhớ rằng, dù củ sen được chế biến thành món gì thì trước tiên phải ngâm nó trong nước sạch kèm 1 thìa muối và 1 thìa giấm trước nhé, có như vậy củ sen luôn trắng và giòn.

Vì sao nấu củ sen lại bị chát

Tiếp theo, cho củ sen vào nồi nước sôi chần qua sau đó vớt ngay ra, ngâm trong bát nước lạnh sẽ khiến củ sen giòn và tươi ngon hơn. 

Nhiều chị em còn mách, có thể ngâm củ sen trong nước vo gạo. Tinh bột của nước vo gạo có thể hấp thụ chất bẩn, nhựa và bùn đất có trong củ sen khiến nó sạch và trắng hơn. 

Giờ bạn đã có thể sử dụng củ sen để chế biến thành các món ăn yêu thích rồi.

Sự khác nhau giữa củ sen 7 lỗ và 9 lỗ

Củ sen được chia làm 2 loại, loại 7 lỗ và 9 lỗ. Đều là củ sen nhưng hương vị của hai loại này có chút khác biệt và chúng thích hợp để nấu thành các món ăn khác nhau. Do đó, nếu chọn củ sen không phù hợp để nấu một món ăn nào đó thì món ấy sẽ không ngon.

Vì sao nấu củ sen lại bị chát

Nếu bạn thường sử dụng củ sen để chế biến, bạn sẽ biết củ sen có thể được làm thành các món như nấu canh xương hầm, salad, nộm, chiên giòn... Hương vị mỗi món ăn sẽ phù hợp với một loại củ sen. Chẳng hạn, với món củ sen hầm xương, củ sen này sẽ thường có vị bột hơn. Còn nếu là món xào hoặc làm salad hay nộm, thì củ sen cần giòn hơn. 

Với củ sen có 7 lỗ, bề mặt của bên ngoài chúng trông rất thô, ngắn vào mình dày, to, rất dễ phân biệt. Sen 7 lỗ thường mềm hơn so với củ 9 lỗ, do đó nó hợp để nấu các món các món hầm, súp.

Còn củ sen 9 lỗ có hình dáng bên ngoài mỏng và dài hơn. Củ sen 9 lỗ thích hợp để làm các món salad lạnh, chiên giòn, muối chua, xào... vì bản thân chúng khá giòn. 

Vì vậy, trong lần tới, khi chọn củ sen để nấu ăn, bạn nên chọn chúng sao cho phù hợp với mục đích nấu ăn của mình!

Vì sao nấu củ sen lại bị chát
Ăn ngon

Cách làm 5 món ngon bổ từ củ sen khi đang vào mùa

Theo Thoidaiplus

Xem link gốc Ẩn link gốc http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/nau-nhieu-lan-cu-sen-van-tham-den-them-2-thu-nay-dam-bao-luon-trang-gion-dep-nhu-y-d240654.html