Vì sao pháp xâm lược viêt nam

Câu trả lời chính xác nhất: Có thể khẳng định rằng khủng hoảng về chính quyền phong kiến Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX là một trong những nguyên nhân hàng đầu của việc tại sao Pháp xâm lược Việt Nam.

– Về mặt chính trị

Chính quyền thực hiện chính sách đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân. Sống dưới chế độ xã hội phong kiến, đã có khá nhiều cuộc nổi dậy chống lại chế độ nhưng đều bị dập tắt sau những cuộc đàn áp đẫm máu, khốc liệt.

- Về mặt kinh tế

Bãi bỏ những cải cách tiến bộ của nhà Tây Sơn, làm cho sự phát triển kinh tế của đất nước bị trì trệ. Các ngành kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp hay thương nghiệp đều không còn cơ hội phát triển.

Làm cho đời sống nhân dân vô cùng khổ cực lại kèm theo sưu thế nặng, ngoài ra còn phải chịu thêm cảnh thiên tai, dịch bệnh.

Giữa triều đình nhà Nguyễn với nhân dân ngày càng có nhiều bất đồng, mâu thuẫn dẫn đến các cuộc nổi dậy chống lại nhà nước phong kiến rất đông.

- Về điều kiện tự nhiên:

Việt Nam là nơi có vị trí chiến lược quan trọng, giàu nguồn tài nguyên, khoáng sản. Việt Nam được xem như là miếng mồi ngon mà Pháp đã nhắm từ trước.

Việt Nam là ngã ba của Đông Dương, rất thuận lợi để vận chuyển hàng hóa đường ven biển nên dễ xâm chiếm. Xâm chiếm được Việt Nam đầu tiên, âm mưu sau đó là những nước láng giềng thân cận.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam qua bài viết dưới đây nhé!

1. Bối cảnh lịch sử

- Năm 1858, Hải quân Pháp đổ bộ vào cảng Đà Nẵng và sau đó xâm chiếm Sài Gòn. Năm 1862, vua Tự Đức ký hiệp ước nhượng ba tỉnh miền Đông cho Pháp. Năm 1867, Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây kế tiếp để tạo thành một lãnh thổ thực dân Cochinchine [Nam kỳ]. Từ năm 1873 đến năm 1886, Pháp xâm chiếm nốt những phần còn lại của Việt Nam qua những cuộc chiến phức tạp ở miền Bắc. Miền Bắc khi đó rất hỗn độn do những mối bất hòa giữa người Việt và người Hoa lưu vong. Chính quyền Việt Nam không thể kiểm soát nổi mối bất hòa này. Cả Trung Hoa và Pháp đều coi khu vực này thuộc tầm ảnh hưởng của mình và gửi quân đến đó, nhưng cuối cùng thì người Pháp đã chiến thắng.

- Pháp tuyên bố sẽ bảo hộ Bắc kỳ [Tonkin] và Trung kỳ [Annam], tiếp tục duy trì các hoàng đế bù nhìn cho đến Bảo Đại [làm vua từ 1926 đến 1945 và quốc trưởng từ 1949 đến 1956.

2. Tại sao Pháp xâm lược Việt Nam?

Có thể khẳng định rằng khủng hoảng về chính quyền phong kiến Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX là một trong những nguyên nhân hàng đầu của việc tại sao Pháp xâm lược Việt Nam.

– Về mặt chính trị

Chính quyền thực hiện chính sách đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân. Sống dưới chế độ xã hội phong kiến, đã có khá nhiều cuộc nổi dậy chống lại chế độ nhưng đều bị dập tắt sau những cuộc đàn áp đẫm máu, khốc liệt.

Chính quyền thực hiện chính sách đối ngoại mù quáng, thần phục nhà Thanh, ban hành luật Gia Long, đóng cửa đất nước, không giao thương với bạn bè các quốc gia khác.

- Về mặt kinh tế

Bãi bỏ những cải cách tiến bộ của nhà Tây Sơn, làm cho sự phát triển kinh tế của đất nước bị trì trệ. Các ngành kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp hay thương nghiệp đều không còn cơ hội phát triển.

Làm cho đời sống nhân dân vô cùng khổ cực lại kèm theo sưu thế nặng, ngoài ra còn phải chịu thêm cảnh thiên tai, dịch bệnh.

Giữa triều đình nhà Nguyễn với nhân dân ngày càng có nhiều bất đồng, mâu thuẫn dẫn đến các cuộc nổi dậy chống lại nhà nước phong kiến rất đông.

Việt Nam là thị trường lớn tiêu thụ hàng hóa của nước Pháp. Điều này sẽ làm cho nền kinh tế của Pháp phát triển mạnh mẽ hơn. Nếu thôn tính được Việt Nam, Pháp sẽ đưa hàng hóa sang Việt Nam tiêu thụ.

Từ thời Gia Long đến đầu thời kỳ Pháp xâm lược có gần 500 cuộc khởi nghĩa do nông dân lãnh đạo. Điều này khiến cho nhà Nguyễn lâm vào tình trạng khủng hoảng.

- Về điều kiện tự nhiên:

Việt Nam là nơi có vị trí chiến lược quan trọng, giàu nguồn tài nguyên, khoáng sản. Việt Nam được xem như là miếng mồi ngon mà Pháp đã nhắm từ trước.

Việt Nam là ngã ba của Đông Dương, rất thuận lợi để vận chuyển hàng hóa đường ven biển nên dễ xâm chiếm. Xâm chiếm được Việt Nam đầu tiên, âm mưu sau đó là những nước láng giềng thân cận.

Việt Nam có số lượng dân đông đúc nhưng trình độ dân trí thấp, đây chính là nguồn nhân số lượng lớn với giá rẻ. Vào thời phong kiến, nhân dân ta chịu cảnh áp bức, lầm than

>>> Xem thêm: Pháp lấy cớ gì để xâm lược Việt Nam

3. Chính sách cai trị của thực dân Pháp

- Chính sách cai trị của thực dân Pháp là chia để trị, giữa người lương và giáo, nội bộ từng dân tộc với nhau, giữa người Kinh với các dân tộc anh em khác. Sau khởi nghĩa Giáp Dần [1913-1914] bọn chúng bắt người Tày đi đàn áp người Dao và xuyên tạc rằng người Dao nổi dậy giết người Tày lấy lúa, giết người Kinh lấy muối.

- “Bình định” xong, thực dân Pháp chuyển sang khai thác thuộc địa theo chương trình của Pôn Đu-me và An-be Xa- rô. Ở Yên Bái, chúng thực hiện chính sách phản động, một mặt duy trì kinh tế phong kiến [sở hữu phong kiến, bóc lột địa tô, “cuông”, “nguột”], mặt khác chúng vơ vét tài nguyên, sản phẩm, bóc lột nhân công rẻ mạt để phục vụ cho công nghiệp chính quốc và biến Yên Bái thành nơi tiêu thụ hàng hóa cho Pháp.

- Thực dân Pháp thực hiện chính sách thuế khóa hết sức nặng nề, dã man. Thuế đinh [hay thuế thân], trước khi Pháp xâm lược, nhà Nguyễn thu mỗi suất đinh 1,4 hào, thì ngay khi Pháp chiếm Yên Bái đã nâng lên 5 hào. Ở vùng dân tộc ít người, chúng dùng cách đánh thuế “kiếm ốc” tính theo số nóc nhà, mỗi nhà phải nộp mỗi suất 1,3 đồng [2,5 đồng bằng một tạ gạo ngon].

- Về công nghiệp, thực dân Pháp chỉ chú trọng khai thác khoáng sản [than, chì] và lâm sản [gỗ, chè, quế]. Một số mỏ lớn mà thực dân Pháp khai thác như các mỏ than Minh Tiến, Quy Mông, mỏ phấn Minh Bảo, mỏ bạc Tú Lệ kỹ thuật khai thác rất thô sơ, lạc hậu, chủ yếu dựa vào sức người

- Về nông nghiệp, sau chiến tranh thế giới thứ I [1914-1918], thực dân Pháp bắt đầu thi hành chính sách di dân doanh điền. Chủ đồn điền ngoài bọn Pháp, còn có bọn mật thám, một số quan lại, tư sản người Việt và địa chủ nhà Chung. Từ năm 1937-1943 nạn cướp đất diễn ra ồ ạt

- Về thương nghiệp, Pháp nắmđộc quyền ngoại thương và một phần nội thương, thu mua nông, lâm sản với giá rẻ mạt, độc quyền phân phối muối, bán ép rượu.

- Về văn hóa, xã hội thực dân Pháp ra sức thực hiện chính sách ngu dân; duy trì, khuyến khích các phong tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan nhất là ở vùng các dân tộc thiểu số.

- Về y tế, cả tỉnh chỉ có một nhà thương ở thị xã với vài y sĩ, hộ lý, trang bị và thuốc nghèo nàn. Bệnh sốt rét, nạn dịch tả, bệnh đậu mùa diễn ra thường xuyên; nạn hữu sinh vô dưỡng khá phổ biến, tuổi thọ người dân thấp, một số dân tộc ít người không phát triển được.

----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn trả lời câu hỏi Tại sao Pháp xâm lược Việt Nam? Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ bổ sung thêm cho mình thật nhiều kiến thức và học tập thật tốt nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết!

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi: “Tại sao thực dân Pháp lại xâm lược nước ta”cùng với kiến thức tham khảo do Top lời giảibiên soạn là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Lịch sử 8.

Tại sao thực dân Pháp xâm lược nước ta?

* Nguyên nhân sâu xa:

- Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

- Việt Nam có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên.

- Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng suy yếu.

- Nhà nước thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” khiến nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài. Nội lực đất nước yếu kém trên mọi lĩnh vực.

* Nguyên nhân trực tiếp:

- Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31-8-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.

=> Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.

Kiến thức tham khảo về cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873

I. Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam

1. Chiến sự Đà Nẵng trong những năm 1858 -1859

* Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam

- Nguyên nhân sâu xa:

+ CNTB phát triển mạnh-> nhu cầu tìm kiếm thị trường

+ Phương Đông là nơi có thị trường rộng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến già cỗi

- Nguyên nhân trực tiếp : Pháp lấy cớ bảo vệ đạo Giatô.

* Chiến sự tại Đà Nẵng:

- Về phía Pháp :

+ Chiều31/8/1858 liên quân Pháp –Tây Ban Nha nổ súng xâm lược Việt Nam

+ 1/9/1858 quân Pháp và Tây Ban Nha nổ súng đánh Đà Nẵng

- Về phía ta: Nguyễn Tri Phương kết hợp với nhân dân thực hiện kế hoạch vườn không nhà trống

- Kết quả : Làm thất bại kế hoạch “Đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp . Sau 5 tháng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.

2.Chiến sự ở Gia Định năm 1859:

- 17.2.1859: Thực dân Pháp tấn công Gia Định. Quân ta thất bại.

- Nhân dân nhiều nơi nổi dậy kháng Pháp.

- Pháp gặp khó khăn ở chiến trường châu Âu và Trung Quốc.

- Triều đình không kiên quyết chống giặc chỉ thủ hiểm ở Đại đồn Chí Hoà.

- Sáng 24.2.1861: Pháp đánh Đại đồn Chí Hoà. Đại đồn Chí Hoà thất thủ.

- Pháp lần lượt chiếm Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.

* Ngày 5.6.1862: Triều đình Huế ký với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.

=> Hiệp ước Nhâm Tuất đã vi phạm chủ quyền dân tộc: cắt đất dâng cho giặc.

→ Nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm trước lịch sử về việc để mất một phần lãnh thổ vào tay giặc.

II. Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858 đến năm 1873.

1. Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì

- Tại Đà Nẵng: nhiều toán nghĩa binh nổi lên phối hợp với quân triều đình chống giặc.

- Tại Gia Định: Phong trào kháng chiến của nhân dân sôi nổi. Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu của Pháp trên song Vàm Cỏ Đông [ 10/12/1861]: Khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo làm địch thất điên bát đảo.

2. Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây.

- Thái độ và hành động của triều đình Huế trong việc để mất ba tỉnh miền Tây:

+ Triều đình đã ngăn cản phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Nam Kì, ra lệnh bãi binh...

+ Do thái độ cầu hòa của triều đình, Pháp đã chiếm được ba tỉnh miền Tây Nam Kì [Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên] không tốn một viên đạn [1867]

- Phong trào đấu tranh chống Pháp diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú:

+ Bất hợp tác với giặc, một bộ phận kiên quyết đấu tranh vũ trang, nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh...

+ Một bộ phận dùng thơ văn lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước: Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông...

III. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1:Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp bị thất bại là do?

A.Quân dân ta chiến đấu anh dũng.

B.Tài chỉ huy của Nguyễn Tri Phương

C.Quân Pháp thiếu lương thực.

D.Khí hậu khắc nghiệt.

Giải thích:Mặc dù triều đình Huế nhu nhược và nhát gan nhưng nhân dân ta đã anh dũng chiến đấu qua các giai đoạn và thời kì. Từ năm 1858 đến năm 1873 nhân dân đã tích cực kháng chiến như kháng chiến ở Đà Nẵng, ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, và ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ,… dù không thành công nhưng đã làm phá sản kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp.

Câu 2:Người được nhân dân tôn làm Bình Tây đại nguyên soái là ai?

A.Trương Định.

B.Nguyễn Trung Trực.

C.Nguyễn Hữu Huân.

D.Trương Quyền.

Giải thích:Một trong những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Đông Nam Kì chống Pháp là cuộc khởi nghĩa của Trương Định. Ông được nhân dân tôn làm Bình Tây đại nguyên soái. Trương Định không những không hạ vũ khí theo lệnh của triều đình mà hoạt động ngày càng mạnh mẽ.

Câu 3:Tại sao Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình?

A.Việt nam có vị trí địa ý thuận lợi.

B.Việt Nam có vị trí quan trộng, giàu tài nguyên, thị trường béo bở.

C.Việt Nam là một thị trường rộng lớn.

D.Chế độ phong kiến thống trị ở Việt Nam đã suy yếu.

Giải thích:Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực Đông Dương và Đông Nam Á,… giàu tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là khoáng sản và dầu mỏ, hơn hết chế độ phong kiến của Việt Nam đang rơi vào tình trạng khủng hoảng, nguồn nhân công rẻ mạt. Thực sự là thị trường béo bở của đế quốc.

Câu 4:Tình hình triều đình nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX như thế nào?

A.Triều đình nhà Nguyễn bị nhân dân chán ghét.

B.Triều đình nhà Nguyễn được nhân dân ủng hội.

C.Triều đình nhà Nguyễn khủng hoảng, suy yếu.

D.Triều đình biết củng cố khối đoàn kết giữa quần thần.

Giải thích:Đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn rơi vào tình trạng khủng hoảng tranh cấp quyền lực, thối nát, thu thuế của dân nặng nề làm cho đời sống của nhân dân vô cùng khó khăn, khổ cực. Nhiều phong trào chống đối đã nổi lên.

Câu 5:Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu mở đầu cuộc tấn công nhằm thực hiện kế hoạch gì?

A.Kế hoạch “ đánh nhanh thắng nhanh”.

B.Chiếm Đà Nẵng, kéo quân ra Huế.

C.Buộc triều đình Huế nhanh chóng đầu hàng.

D.Chiếm Đà Nẵng, khống chế cả miền Trung.

Giải thích: Đà Nẵng có một vị trí chiến lược quan trọng, đây là một hải cảng sâu, rộng, tàu chiến có thể ra, vào dễ dàng, mặt khác, Đà Nẵng lại nằm trên đường thiên lí Bắc- Nam có thể sang Lào, nếu chiếm được ĐN sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho TD Pháp thực hiện kế hoạch ''đánh nhanh, thắng nhanh'' trong cuộc tấn công xâm lược VN.

Video liên quan

Chủ Đề