Video hướng dẫn giải - soạn bài câu phủ định siêu ngắn

- Giải thích: Nó sẽ làm thay đổi nghĩa của cả câu. Trong câu, quên có nghĩa là không nghĩ đến [vì sự căm thù giặc đã át hết đi]; chưa là chỉ sự nóng lòng muốn ra trận tiền giết giặc [khác với chẳng không thể làm được].

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Phần I
  • Phần II
  • Câu 1 => 2
  • Câu 3 => 4
  • Câu 5 => 6

Phần I

Video hướng dẫn giải

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ CHỨC NĂNG

Trả lời câu 1 [trang 52, SGK Ngữ văn 8, tập 2]

a] Các câu [b], [c], [d] khác với câu [a] ở những từ ngữ phủ định: không, chưa, chẳng.

b] Câu [a] dùng để khẳng định việc "Nam đi Huế" là có diễn ra, còn câu [b], [c], [d] dùng để phủ định sự việc đó, tức là việc "Nam đi Huế" không diễn ra.

Trả lời câu 2 [trang 52, SGK Ngữ văn 8, tập 2]

- Những câu có từ ngữ phủ định là:

+ Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.

+ Đâu có!

=> Hai câu phủ định trên nhằm để phản bác một ý kiến, nhận định của người đối thoại, vì vậy được gọi là câu phủ định bác bỏ.

Phần II

Video hướng dẫn giải

LUYỆN TẬP

Câu 1 => 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 [trang 53, SGK Ngữ văn 8, tập 2]

a] Không có câu phủ định bác bỏ.

b] Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu!

=> Đây là câu tác giả phản bác lại ý kiến của lão Hạc nhận xét về con chó đã đưa ra trước đó.

c] Không, chúng con không đói nữa đâu.

=> Đây là câu của cái Tí phản bác lại ý điều mà chị Dậu nghĩ:mấy đứa con mình đang đói quáđã đưa ra ở phần văn bản trước đó.

Trả lời câu 2 [trang 54, SGK Ngữ văn 8, tập 2]

- Những câu trên đều là câu phủ định, vì chúng đều chứa từ phủ định nhưkhông[trong a và b],chẳng[trong c].

- Những câu không có từ ngừ phủ định mà tương đương với những câu trên là:

+Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường,song lại có ý nghĩa.

+Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng,mọi người đều từng ăn...

+Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội,ai cũng cómột lần nghển cổ ...

=> Ý nghĩa của những câu gốc nhấn mạnh hơn.

Câu 3 => 4

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 3 [trang 54, SGK Ngữ văn 8, tập 2]

- Nếu thay từ không bằng chưa vào câu văn của Tô Hoài thì câu đó phải viết lại như sau: Choắt chưa dậy được, nằm thoi thóp.

- Ý nghĩa của câu [khi thay] sẽ có sự thay đổi, bởi:

+ Với từ phủ định "không" nghĩa của câu sẽ được hiểu: Dế Choắt không thể dậy được nữa, Choắt sắp chết. Đây là kiểu câu phủ định vĩnh viễn.

+ Với từ phủ định "chưa" nghĩa của câu được hiểu: Dế Choắt có thể gượng dậy. Đây là kiểu phủ định không hoàn toàn.

Trả lời câu 4 [trang 54, SGK Ngữ văn 8, tập 2]

a] Câu cảm thán mang nghĩa phủ định

b] Câu cảm thán mang nghĩa phủ định

c] Câu nghi vấn với ý nghĩa bác bỏ

d] Câu nghi vấn với ý nghĩa thể hiện cảm xúc

- Đặt những câu có ý nghĩa tương đương:

a] Chẳng đẹp gì cả!

b] Không có chuyện đó!

c] Bài thơ này không hay.

d] Cụ không biết chứ tôi có sung sướng đâu.

Câu 5 => 6

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 5 [trang 54, SGK Ngữ văn 8, tập 2]

- Không thay thế được

- Giải thích: Nó sẽ làm thay đổi nghĩa của cả câu. Trong câu, quên có nghĩa là không nghĩ đến [vì sự căm thù giặc đã át hết đi]; chưa là chỉ sự nóng lòng muốn ra trận tiền giết giặc [khác với chẳng không thể làm được].

Trả lời câu 6 [trang 54, SGK Ngữ văn 8, tập 2]

Mai: Tối hôm qua ti vi không chiếu bộ phim mà cậu nói.[câu phủ định miêu tả]

Đào:Nhưng cậu đã xem ở những kênh nào?

Mai: Tớ đã kiểm tra tất cả các kênh nhưng chẳng kênh nào có cả.[câu phủ định bác bỏ].

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề