Vụ bánh mì không phải lương thực

Ông Trần Lê Hữu Thọ - Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Hòa (Nha Trang) được thôi việc kể từ ngày 1/9/2021 với lý do có đơn xin thôi việc vì hoàn cảnh gia đình. 

Quyết định do Chủ tịch UBND TP Nha Trang Nguyễn Sỹ Khánh ký ngày 19/8/2021. Trước đó, ông Trần Lê Hữu Thọ đã bị xử lý kỷ luật hành chính với mức cảnh cáo và đang tiếp tục xem xét thi hành kỷ luật Đảng.

Vụ bánh mì không phải lương thực

Anh Trần Văn Em bị chặn xe khi đi mua bánh mì, nước uống (ảnh cắt từ clip vụ việc)

Như Báo Sức khoẻ & Đời sống đã phản ánh, khoảng 15 giờ 30 ngày 18/7, ông Thọ đã chỉ đạo tổ công tác phòng, chống dịch COVID-19 phường Vĩnh Hòa chặn xe của anh Trần Văn Em khi anh này đi mua bánh mì, nước uống vì cho rằng "bánh mì là đồ ăn chứ không phải lương thực, thực phẩm".

Mặc dù anh Em đã giải thích và trình giấy ra vào cổng do Công ty TNHH Cơ khí và Xây dựng An Đại Thành cấp, vị Phó chủ tịch phường vẫn quát tháo, cho cán bộ phường giữ giấy tờ xe, chứng minh nhân dân, xe máy và yêu cầu anh đến phường làm việc khi hết giãn cách.

Ngày 19/7, sau khi nhận thông tin về việc tổ công tác phường Vĩnh Hòa kiểm tra, giữ giấy tờ và xe của anh Trần Văn Em, Chủ tịch UBND TP Nha Trang Nguyễn Sỹ Khánh đã chỉ đạo phường Vĩnh Hòa trả xe máy, giấy tờ và không tiến hành xử phạt hành chính. Đồng thời, chỉ đạo Chủ tịch UBND phường Vĩnh Hòa kiểm tra, làm rõ vụ việc và tạm thời điều chuyển ông Trần Lê Hữu Thọ sang thực hiện công việc khác.

Trưa 20/7, Chủ tịch UBND TP Nha Trang Nguyễn Sỹ Khánh đã gửi thư xin lỗi công dân Trần Văn Em (ở xã Vĩnh Ngọc, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) về việc anh bị tổ công tác phường Vĩnh Hòa giữ xe, giấy tờ tùy thân khi đi mua bánh mì, nước uống.


Những tranh cãi quanh chuyện bánh mì không phải là thực phẩm cộng với nhiều vụ việc tương tự diễn ra gần đây, cho thấy chất lượng của một bộ phận cán bộ cơ sở của chúng ta yếu kém một cách đáng báo động.

Ngây ngô và hồn nhiên, đó là lý luận về bánh mì không phải là thực phẩm của ông Phó Chủ tịch phường Vĩnh Hoà (thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) đối với một người dân bị ông cho là đã vi phạm Chỉ thị 16 khi dám ra đường mua thức ăn.

Nhưng đó có lẽ chỉ là một câu chuyện hài trong mùa dịch, nếu không có chuyện ông này dùng lời lẽ đe nẹt, thái độ hạnh hoẹ, thể hiện sự vô cảm và coi thường người dân. Đó là chưa nói đến hành động vi phạm pháp luật khi quay clip vụ việc và đăng lên mạng xã hội khiến dư luận phẫn nộ.

Không còn là hiện tượng nữa, bởi những câu chuyện bi hài kiểu này xuất hiện rất nhiều trên mạng xã hội và báo chí trong thời gian gần đây, mà việc cán bộ ở Sóc Trăng cho rằng thức ăn nuôi tôm không phải là hàng hoá thiết yếu nên đi mua là vi phạm Chỉ thị 16 là ví dụ tiêu biểu gần nhất.

Dịch COVID-19 kéo dài gần 2 năm nay trên phạm vi cả nước đã phơi bày tất cả những mặt mạnh, yếu của chính quyền các cấp, trong đó có chất lượng yếu kém đến mức đáng báo động của một bộ phận không nhỏ cán bộ cơ sở.

Đành rằng người dân trong đại dịch, nhất là những khu vực phong toả, giãn cách, có người đôi khi cũng hành xử rất tào lao và vô phèng, nhưng cán bộ cơ sở xã, phường là “bộ mặt” của Nhà nước gần với dân nhất, đáng ra, họ phải biết thương, biết đồng cảm với những khó khăn của dân để có cách cư xử đúng mực, thấu lý, đạt tình thì một bộ phận lại cứng nhắc thể hiện uy quyền một cách vô lối ở mọi nơi, mọi hoàn cảnh.

Đó là chưa nói đến việc ngoài thái độ hành xử, một bộ phận của lực lượng này còn nghĩ ra những quy định có tính tận thu kiểu người dân phường Tấn Tài, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm của tỉnh Ninh Thuận phải nộp phí 10.000 đồng một lần cấp giấy xác nhận để được ra đường trong mùa dịch đang xôn xao dư luận, khiến Chủ tịch phường bị tạm đình chỉ công tác.

Một chính quyền mạnh, không chỉ đòi hỏi hệ thống quản lý nhà nước cấp cơ sở phải vững vàng, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ theo luật định mà thiết yếu phải có sự hiểu biết thấu đáo nhiều mặt của xã hội cùng nền tảng văn hoá ứng xử, thể hiện qua từng vụ việc cụ thể.

Nếu không có sự nhìn nhận, cải tổ thay đổi được về chất để lực lượng cán bộ cơ sở cấp xã phường đồng đều hơn thì sẽ rất khó cho các “công cuộc” và “nỗ lực”, trước mắt là nỗ lực chống dịch COVID-19 bởi sự “phá hoại” một cách hồn nhiên của chính những "con sâu" trong lực lượng này.

Thường trực Tỉnh ủy Khánh Hòa yêu cầu UBND thành phố Nha Trang phải coi đây là bài học sâu sắc trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và thực thi công vụ nói chung cũng như trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố nói riêng.

Như VOV đã phản ánh, anh Trần Văn Em, công nhân thi công tại công trường Vega City bị lực lượng chức năng phường Vĩnh Hòa kiểm tra, xử lý về hành vi đi ra đường khi không cần thiết. Anh Trần Văn Em đã trình giấy làm việc do công ty cấp, nêu lý do đi ra đường là mua bánh mì, nhưng tổ tuần tra của phường Vĩnh Hòa không chấp nhận.

Theo ông Thọ, bánh mì là đồ ăn chứ không phải lương thực, thực phẩm hay đồ thiết yếu?. Không những vậy, ông Thọ còn có những lời nói thiếu chuẩn mực của một cán bộ, dọa điện thoại chủ công trình yêu cầu cho anh Trần Văn Em nghỉ việc.

Vụ bánh mì không phải lương thực
Vụ bánh mì không phải lương thực

Nam thanh niên đi mua bánh mì và nước đã bị chặn lại.

Sáng nay, ông Trần Lê Hữu Thọ đã viết bản kiểm điểm thừa nhận bản thân đã nhận thức không đầy đủ, dẫn tới xử lý không đúng tinh thần Chỉ thị 16 của Thủ tướng khi làm nhiệm vụ kiểm tra phòng, chống dịch Covid-19; phong cách và ứng xử thiếu chuẩn mực trong thực thi công vụ đã gây bức xúc trong dư luận và nhân dân.

Hiện nay, UBND phường Vĩnh Hòa đã tạm thời phân công bà Nguyễn Thị Hà, Chủ tịch UBND phường Vĩnh Hòa làm nhiệm vụ Trưởng ban phòng, chống dịch Covid-19 của phường thay cho ông Thọ. Bà Nguyễn Thị Hà cho biết, cơ quan công an đã mời ông Thọ lên làm việc để làm rõ các clip được phát tán trên mạng xã hội. Chiều nay, UBND phường Vĩnh Hòa tổ chức họp kiểm điểm về trường hợp ông Thọ.

“Thái độ của đồng chí Thọ là cầu thị, rút kinh nghiệm nghiêm túc, rút kinh nghiệm sâu sắc trong vấn đề này. Sai thì phải xử lý. Việc nói clip này do anh Thọ post lên mạng, là người ngoài cuộc, tôi không thể khẳng định của ông Thọ hay của ai. Hỏi anh Thọ anh ấy nói không? Công an đã mời anh Thọ lên để xác định clip đó anh đã chuyển cho ai?”, bà Nguyễn Thị Hà nói./.

Theo clip, một thanh niên bị chặn tại chốt kiểm soát dịch Covid-19 trên đường Nguyễn Thị Ngọc Oanh (P.Vĩnh Hòa, TP.Nha Trang). Anh này xuất trình giấy tờ, giải thích lý do ra đường là đi mua đồ ăn thì vị cán bộ không đồng tình.

Cụ thể, thanh niên chỉ vào túi bánh mì và nước lọc trên xe nói rằng bản thân mua đồ ăn nên không vi phạm gì và cán bộ phường không được giữ giấy tờ xe của mình. Người quay clip liền nói: "Đồ này không phải đồ thiết yếu, anh mua đồ ăn mà thiết yếu gì. Ông mua bánh mì mà thiết yếu gì?". Sau đó, thanh niên này tiếp tục phản ứng: "Mấy anh làm gì mà bắt em, mà giữ giấy tờ của em". Người quay clip liền đáp: "Vậy hả, tao giữ cho rồi để mày đi kiện nghe, ok?", “Láo bắt luôn”. Kết cục, cán bộ này ra lệnh thu giấy tờ của anh này, thu giữ xe và yêu cầu sau giãn cách lên phường giải quyết.

Sau vụ tranh cãi “bánh mì không phải lương thực”, Khánh Hòa ra công văn về hàng thiết yếu

Đoạn đối thoại trên khiến mạng xã hội “nóng” hẳn bởi những lời lẽ khó nghe của cán bộ chốt kiểm soát được cho là một phó chủ tịch phường. Vị này còn chỉ tay vào mặt anh thanh niên... Cư dân mạng sôi sục cho rằng việc cán bộ phường nói "bánh mì không phải thiết yếu" là sai, bánh mì là lương thực, thực phẩm xưa giờ, vậy tại sao lại cho rằng không thiết yếu. Cư dân mạng còn chế bức ảnh bánh mì kèm chú thích là lời nói của vị cán bộ. Bên cạnh đó, hành vi ứng xử chỉ tay vào mặt người dân, xưng hô mày tao, thách thức gọi chủ dự án (nơi người này làm việc) cho nghỉ việc... là không chấp nhận được, thách thức dân kiện là chưa chuẩn mực.

Nạn nhân trong clip đã… mất việc

Trả lời Thanh Niên, bà Nguyễn Thị Hà, Chủ tịch UBND P.Vĩnh Hòa, cho biết qua xác minh ban đầu, clip do ông Trần Lê Hữu Thọ (Phó chủ tịch phường) quay lại ngày 18.7 để làm bằng chứng, nhưng không hiểu sao nó xuất hiện trên mạng xã hội. “Giọng nói trong clip đang lan truyền là của anh Thọ. Sáng cùng ngày, phường đã có cuộc họp chấn chỉnh đối với cá nhân anh Thọ và tổ kiểm soát”, bà Hà nói.

Một lãnh đạo TP.Nha Trang cũng khẳng định với PV Thanh Niên, bánh mì là thực phẩm thiết yếu. Ngay sau khi clip gây xôn xao mạng xã hội, Chủ tịch UBND TP.Nha Trang Nguyễn Sỹ Khánh đã yêu cầu P.Vĩnh Hòa chấn chỉnh lại hành vi của cán bộ phường, yêu cầu P.Vĩnh Hòa trả ngay xe đã thu giữ của người dân trong clip.

Vụ bánh mì không phải lương thực

Hình ảnh cho rằng vị cán bộ phường chỉ tay vào mặt người dân

ẢNH: CHỤP TỪ CLIP

Trao đổi với PV, nhân vật trong clip là anh Trần Văn Em (25 tuổi, trú xã Diên Hòa, H.Diên Khánh, Khánh Hòa) cho biết, sau khi clip lan truyền trên mạng sáng nay (19.7), chủ thầu đã thông báo cho nghỉ việc mà không nói rõ nguyên nhân. “Chủ chỉ nói em nghỉ 1 tháng đi, có gì anh gọi sau”, anh Em buồn bã kể.

Khi được hỏi việc phường có xin lỗi về những hành vi ứng xử chưa chuẩn mực của cán bộ trong clip, anh Em cho biết chưa nhận được phản hồi nào. “Hôm đó, khoảng 15 giờ 30, tôi xin chủ đi mua bánh mì ăn rồi quay lại làm, vì tối đó thông báo tăng ca. Khi định ra chỗ ăn thì gặp sự vụ như trên. Họ biết lỗi sai mà sửa mới tốt, tôi không đòi hỏi gì”, anh Em nói.

Bí thư Khánh Hòa đề nghị bố trí công việc cho thanh niên “mua bánh mì bị cho nghỉ việc”

Liên quan đến việc bánh mì có phải là thực phẩm thiết yếu hay không, ngay trong ngày 19.7, Sở Công thương Khánh Hòa cũng đã có văn bản hướng dẫn về hàng hóa thiết yếu khi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 và 16. Theo danh mục được hướng dẫn thì các mặt hàng được xem là thiết yếu có loại lương thực gồm gạo tẻ, nếp, ngô… và các sản phẩm từ bột và tinh bột; hàng công nghệ thực phẩm; mà bánh là một trong số ấy.

Tin liên quan