6 bậc học tư duy theo thang đo Bloom 1952

Vận dụng 6 cấp độ trong thang nhận thức Bloom trong quản lý ngân hàng câu hỏi và đề thi

Ngày đăng: 01:49 - 07/05/2018 Lượt xem: 64.184

Cỡ chữ

Đã từ lâu Thang cấp độ tư duy được xem là công cụ nền tảng để xây dựng mụctiêu và hệ thống hóa các câu hỏi, bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá kết quả học tậpđối với người học.

Thang cấp độ tư duy của Benjamin S. Bloom [1956], sau khi được điều chỉnhgọi là Thang Bloom tu chính [Bloom’s Revised Taxonomy] gồm:

1. Nhớ [Remembering]

2. Hiểu [Understanding]

3. Vận dụng [Applying]

4. Phân tích [Analyzing]

5. Đánh giá [Evaluating]

6. Sáng tạo [Creating].

Các cấp độ tư duy này được định nghĩa như sau:

1. Nhớ.

Bao gồm việc người học có thể nhớ lại các điều đặc biệt hoặc tổng quát, trọn vẹnhoặc một phần các quá trình, các dạng thức, cấu trúc… đã được học.Ở cấp độ này người học cần nhớ lại đúng điều được hỏi đến, ví dụ lặp lại đúng mộtđịnh luật mà chưa cần phải giải thích hay sử dụng định luật ấyCác từ khóa thường sử dụng khi đánh giá cấp độ nhận thức này là: Trình bày, Nhắclại, Mô tả, Liệt kê…


2. Hiểu:

Ở cấp độ nhận thức này người học cần nắm được ý nghĩa của thông tin, thể hiện quakhả năng diễn giải, suy diễn, liên hệ.

Ví dụ: Giải thích một định luật, phân biệt cách sử dụng các thiết bị, viết tóm tắt mộtchương mục, trình bày một quan điểm.

Từ khóa đánh giá: Giải thích, Phân biệt, Khái quát hóa, Cho ví dụ, So sánh…


3. Vận dụng:

Người học có khả năng áp dụng thông tin đã biết vào một tình huống, một điều kiệnmới.

Ví dụ: Vận dụng một định luật để giải thích một hiện tượng; áp dụng các công thức,các định lí để giải một bài toán; thực hiện một thí nghiệm dựa trên một qui trình.

Từ khóa đánh giá: Vận dụng, Áp dụng, Tính toán, Chứng minh, Giải thích, Xâydựng…

4. Phân tích:

Người học có khả năng chia các nội dung, các thông tin thành những phần nhỏ để cóthể chỉ ra các yếu tố, các mối liên hệ, các nguyên tắc cấu trúc của chúng.
Ví dụ: Lý giải nguyên nhân thất bại của một doanh nghiệp, hệ thống hóa các văn bảnpháp qui, xây dựng biểu đồ phát triển của một doanh nghiệp.

Từ khóa: Phân tích, Lý giải, So sánh, Lập biểu đồ, Phân biệt, Hệ thống hóa…


5. Đánh giá.

Người học có khả năng đưa ra nhận định, phán quyết của bản thân đối với một vấn đềdựa trên các chuẩn mực, các tiêu chí đã có.
Ví dụ: Phản biện một nghiên cứu, một bài báo; đánh giá khả năng thành công của mộtgiải pháp; chỉ ra các điểm yếu của một lập luận.

Từ khóa: Đánh giá, Cho ý kiến, Bình luận, Tổng hợp, So sánh…

6. Sáng tạo:

Đạt được cấp độ nhận thức cao nhất này người học có khả năng tạo ra cái mới, xáclập thông tin, sự vật mới trên cơ sở những thông tin, sự vật đã có.

Ví dụ: Thiết kế một mẫu nhà mới, xây dựng một hệ tiên đề mới; xây dựng hệ thốngcác tiêu chí để đánh giá một hoạt động; đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm khắcphục những hạn chế; xây dựng cơ sở lý luận cho một quan điểm; lập kế hoạch tổchức một sự kiện mới.

Từ khóa: Thiết lập, Tổng hợp, Xây dựng, Thiết kế, Đề xuất….

Đối chiếu 6 cấp độ nhận thức đã phân tích với các mục tiêu về Kiến thức, Kỹ năng vàThái độ của người học, một cách tương đối ta thấy khi người học đạt được cấp độnhận thức Nhớ và Hiểu thì cũng đồng nghĩa với các mục tiêu Kiến thức đã thỏa mãn.Để đạt được các mục tiêu về Kỹ năng người học cần có được 2 cấp độ nhận thức caohơn là Vận dụng và Phân tích. Cuối cùng, để đạt được các mục tiêu cao nhất là cóđược nhận thức mới, Thái độ mới người học cũng cần có được các cấp độ nhận thứccao nhất là khả năng Đánh giá và khả năng Sáng tạo.Như vậy để kiểm tra đánh giá đạt được hiệu quả thì trước hết giảng viên cần phải xác định đượcmục tiêu bài học mà sinh viên cần đạt đến và mức độ đánh giá nhận thức sinh viên. Trên cơ sởđó mới xác định được cách đặt câu hỏi trong kiểm tra đánh giá cho phù hợp. Nếu mục tiêu củabài học tập trung theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học thì theo thầy cô chúng tanên sử dụng mức độ nào là chủ yếu trong kiểm tra, đánh giá? Mời các thầy, cô cùng suy ngẫmnhé!

Tài liệu tham khảo:

//tumblr.cuongdc.co/post/143113644550/6-c%E1%BA%A5p- %C4%91%E1%BB%99-trong-thang-nh%E1%BA%ADn- th%E1%BB%A9c-bloom- %C4%91%C3%A3-t%E1%BB%AB- l%C3%A2u


//icevn.org/vi/node/994

Trung Nguyễn


[Last Updated On: 23/03/2022 by Lytuong.net]

Thang đo phân loại tư duy Bloom là kĩ thuật được phổ biến rộng rãi trong giáo dục, được thiết kế nhằm giúp giáo viên và người biên soạn đề kiểm tra sắp xếp câu hỏi theo các mức độ khác nhau. Bản sửa đổi của phân loại Bloom được phát triển sau 45 năm bởi Anderson, những cộng sự và học trò xuất sắc của Bloom.

6 cấp độ tư duy – Thang Bloom

Năm 1956, Benjamin Bloom, một giáo sư của trường Đại học Chicago, đã công bố kết quả nổi tiếng của ông “Sự phân loại các mục tiêu giáo dục”. Trong đó B.Bloom có nêu ra các cấp độ tư duy [thang phân loại B.Bloom – Bloom’s Taxonomy]. Kết quả nghiên cứu này đã được sử dụng trong nhiều thập kỉ qua cho đến nay, đã khẳng định ưu điểm của phương pháp dạy học nhằm khuyến khích và phát triển các kĩ năng tư duy của người học ở mức độ cao.

Cấp độ 1: Biết [Knowledge] – có thể nhắc lại những tài liệu đã học trước đó bằng cách gợi nhớ các sự kiện, thuật ngữ và khái niệm cơ bản.

Cấp độ 2: Hiểu [Comprehension] – chứng tỏ việc hiểu vấn đề và ý tưởng thông qua khả năng sắp xếp, so sánh, diễn giải trình bày các ý chính.

Cấp độ 3: Vận dụng [Application] – Giải quyết các vấn đề bằng cách vận dụng những kiến thức đã học, các sự kiện, phương pháp và quy tắc theo những cách khác nhau.

Cấp độ 4: Phân tích [Analysis] – nghiên cứu và phân chia thông tin thành từng phần thông qua việc xác định động cơ và lý do; tạo ra các lập luận và tìm ra các luận cứ để bổ trợ cho việc khát quát hóa.

Cấp độ 5: Tổng hợp [Synthesis] – biên soạn và tổng hợp thông tin lại với nhau theo những cách khác nhau, đề xuất những giải pháp thay thế.

Cấp độ 6: Đánh giá [Evaluation] – Trình bày và bảo vệ ý kiến bằng cách đưa ra những phán đoán về thông tin, tính hợp lý của các ý kiến hoặc chất lượng công việc dựa trên các tiêu chí, chuẩn mực.

Kĩ năng Khái niệm Từ khoá
Biết Nhớ lại thông tin Xác định, miêu tả, gọi tên, phân loại, nhận biết, mô phỏng, làm theo
Hiểu Hiểu nghĩa, diễn giải khái niệm Tóm tắt lại, biến đổi, biện hộ, giải thích, lĩnh hội, lấy ví dụ
Vận dụng Sử dụng thông tin hay khái niệm trong tình huống mới Thiết lập, thực hiện, tạo dựng, mô phỏng, dự đoán, chuẩn bị
Phân tích chia nhỏ thông tin và khái niệm thành những phần nhỏ hơn để hiểu đầy đủ hơn So sánh/đối chiếu, phân chia, phân biệt, lựa chọn, phân tách
Tổng hợp Ghép các ý với nhau để tạo nên nội dung mới Phân loại, khái quát hoá, cấu trúc lại
Đánh giá Đánh giá chất lượng Đánh giá, phê bình, phán đoán, chứng minh, tranh luận, biện hộ.

Phiên bản mới của phân loại tư duy Bloom

Nhận thấy thang trên chưa thật sự hoàn chỉnh, vào giữa thập niên 1990, Lorin Anderson, một học trò của Benjamin Bloom, đã cùng một số cộng sự đề xuất sự điều chỉnh [Pohl, 2000] như sau:

Cấp độ 1: Nhớ [Remembering]: Có thể nhắc lại các thông tin đã được tiếp nhận trước đó.

Ví dụ: Viết lại một công thức, đọc lại một bài thơ, mô tả lại một sự kiện, nhận biết phương án đúng.

– Biết:

  • Nhận biết những con ếch trong sơ đồ các loài động vật lưỡng cư khác nhau.
  • Tìm một tam giác cân ở môi trường xung quanh.
  • Trả lời câu hỏi đúng – sai và câu hỏi nhiều lựa chọn.

– Nhớ:

  • Kể tên 3 nhà văn nữ người Anh trong thế kỷ thứ 19.
  • Hãy viết những sự kiện theo cấp số nhân.
  • Hãy ghi lại công thức hoá học của carbon tetrachloride.

Cấp độ 2: Hiểu [Understanding]: Nắm được ý nghĩa của thông tin, thể hiện qua khả năng diễn giải, suy diễn, liên hệ, khái quát.

Ví dụ: Giải thích một định luật, phân biệt cách sử dụng các thiết bị, viết tóm tắt một bài báo, trình bày một quan điểm.

– Giải thích:

  • Thể hiện một vấn đề trong câu chuyện ở dạng sơ đồ giống như biểu thức đại số.
  • Vẽ sơ đồ hệ tiêu hóa.
  • Diễn giải bài diễn văn nhậm chức lần thứ 2 của tổng thống Lincoln.

– Tìm ví dụ minh họa:

  • Vẽ một hình bình hành.
  • Tìm một ví dụ cho kiểu viết dòng ý thức.
  • Kể tên một loài động vật có vú có ở địa phương.

– Phân loại:

  • Phân biệt số chẵn và số lẻ.
  • Liệt kê các hệ thống chính quyền tại các quốc gia Châu Phi hiện nay.
  • Sắp xếp động vật ở địa phương theo nhóm từng loài.

– Tóm tắt:

  • Tạo một tiêu đề cho một đoạn văn ngắn.
  • Liệt kê những điểm chính liên quan đến bản án tử hình mà trang Web khuyến khích.

– Suy luận:

  • Đọc một đoạn đối thoại giữa hai nhân vật và đưa ra kết luận về mối quan hệ trước đây của họ.
  • Chỉ ra ý nghĩa của một thuật ngữ không quen thuộc trong một tình huống.
  • Quan sát một dãy số và dự đoán xem số tiếp theo sẽ là số gì.

– So sánh:

  • Giải thích tại sao quả tim hoạt động giống như một cái bơm.
  • Viết về kinh nghiệm của bạn trong trường hợp bạn là một trong những người tiên phong tới miền Tây.
  • Sử dụng biểu đồ Venn để diễn tả sự giống và khác nhau giữa 2 cuốn sách của Charles Dickens.

Cấp độ 3: Vận dụng [Applying]: Áp dụng thông tin đã biết vào một tình huống, điều kiện mới.

Ví dụ: Vận dụng một định luật để giải thích một hiện tượng, áp dụng một công thức để tính toán, thực hiện một thí nghiệm dựa trên qui trình.

– Thi hành:

  • Thêm cột số có hai chữ số.
  • Đọc to một đoạn văn được viết bằng tiếng nước ngoài.
  • Ném một quả bóng chày.

– Thực hiện:

  • Làm một thí nghiệm chứng tỏ cây trồng sinh trưởng trong những loại đất khác
  • Đọc và sửa một đoạn viết.
  • Viết một bản dự trù chi tiêu.

Cấp độ 4: Phân tích [Analyzing]: Chia thông tin thành những phần nhỏ và chỉ ra mối liên hệ của chúng tới tổng thể.

Ví dụ: Lý giải nguyên nhân thất bại của một doanh nghiệp, hệ thống hóa các văn bản pháp qui, xây dựng biểu đồ phát triển của một doanh nghiệp.

– Phân biệt:

  • Liệt kê những thông tin quan trọng trong vấn đề thuật ngữ toán học và gạch bỏ những thông tin không quan trọng.
  • Vẽ một sơ đồ chỉ ra những nhân vật chính và nhân vật phụ trong một tiểu thuyết.

– Tổ chức:

  • Xếp những quyển sách trong thư viện lớp theo đúng loại.
  • Tạo một biểu đồ về những thiết bị thông dụng mang tính tượng trưng và giải thích tác dụng của nó.
  • Vẽ một sơ đồ biểu diễn mối quan hệ tương tác qua lại của thực vật và động vật ở địa phương.

– Quy nạp:

  • Đọc những lá thư gửi cho người biên tập để xác định quan điểm của đọc giả về tờ báo địa phương.
  • Xác định động cơ của một nhân vật trong tiểu thuyết hoặc một truyện ngắn.
  • Đọc tờ rơi của những ứng cử viên chính trị và đưa ra giả thuyết về triển vọng của họ.

Cấp độ 5: Đánh giá [Evaluating]: Đưa ra nhận định, phán quyết của bản thân đối với thông tin dựa trên các chuẩn mực, tiêu chí.

Ví dụ: Phản biện một nghiên cứu, bài báo; đánh giá khả năng thành công của một giải pháp; chỉ ra các điểm yếu của một lập luận.

– Kiểm tra:

  • Tham gia một nhóm viết bài, đưa ra cho các thành viên trong nhóm những phản hồi về tổ chức và logic của lý lẽ trong bài viết.
  • Nghe một bài phát biểu về chủ đề chính trị và liệt kê những điều mâu thuẫn trong đó.
  • Xem lại bản kế hoạch của một dự án để tìm xem tất cả những bước cần thiết đã có đầy đủ chưa.

– Phê bình:

  • Xét đoán xem mức độ đáp ứng những tiêu chí trong phiếu tự đánh giá của một dự án.
  • Chọn phương pháp tốt nhất để giải quyết một vấn đề toán học phức tạp.
  • Xét đoán tính hợp lý của những lý lẽ ủng hộ và chống lại thuật tử vi.

Cấp độ 6: Sáng tạo [Creating]: Xác lập thông tin, sự vật mới trên cơ sở những thông tin, sự vật đã có.

Ví dụ: Thiết kế một mẫu nhà mới, xây dựng một công thức mới, sáng tác một bài hát; xây dựng hệ thống các tiêu chí để đánh giá một hoạt động; đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế; xây dựng cơ sở lý luận cho một quan điểm; lập kế hoạch tổ chức một sự kiện mới.

– Tạo ra:

  • Đưa ra một danh sách tiêu chí, một số sự lựa chọn nhằm tăng cường các mối quan hệ cạnh tranh trong trường học.
  • Tìm ra một vài giả thuyết khoa học để giải thích tại sao cây cần nắng.
  • Đề xuất các phương án để giảm bớt sự phụ thuộc vào những nhiên liệu hóa thạch mà có liên quan kinh tế và môi trường.
  • Đưa ra các giả thiết khác dựa trên tiêu chí.

– Lập kế hoạch:

  • Lập một sơ đồ tổ chức nội dung về côn trùng bằng bài trình bày đa phương tiện.
  • Phác thảo một bài nghiên cứu về những quan điểm của Mark Twain về tôn giáo.
  • Thiết kế một nghiên cứu khoa học để kiểm chứng sự ảnh hưởng của âm nhạc tới việc đẻ trứng của gà mái.

– Sản xuất:

  • Viết một bài báo theo quan điểm của một người lính liên minh.
  • Xây dựng môi trường sống cho loài thủy cầm địa ở phương.
  • Tạo ra một trò chơi dựa trên một chương của cuốn tiểu thuyết mà bạn đã học.

Như vậy, có thể thấy, sáng tạo là cấp độ tư duy cao nhất của con người. Việc phát triển tư duy sáng tạo cho người học đang được đề cao trong các trường học ở nước ta hiện nay, đặc biệt là sinh viên các trường cao đẳng, đại học.

Có ba sự thay đổi đáng lưu ý trong sự điều chỉnh này so với Thang Bloom cũ: [1] cấp độ tư duy thấp nhất là Nhớ thay vì Biết, [2] cấp Tổng hợp được bỏ đi và đưa thêm Sáng tạo vào mức cao nhất, [3] các danh động từ được thay cho các danh từ. Sự điều chỉnh này sau đó đã nhận được sự ủng hộ bởi đa số các cơ sở giáo dục, nhất là các trường đại học – nơi đề cao các hoạt động giúp phát triển năng lực sáng tạo của người học.

Video liên quan

Chủ Đề