Bánh đúc để được bao lâu

Bánh cuốn là món ăn rất ngon và đơn giản. Thường được sử dụng ăn nhẹ vào bữa sáng hoặc tối. Tuy nhiên, nếu mua quá nhiều và ăn không hết mà vứt bỏ thì rất lãng phí. Vậy khi đó phải làm thế nào? Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ về cách bảo quản bánh cuốn qua đêm đảm bảo an toàn, ngon như mới.

Cách bảo quản bánh cuốn không hóa chất

Những món ăn bún, phở, bán cuốn nói chung được làm nguyên liệu chính là bột gạo tẻ. Chúng phải trải qua một quá trình ngâm, xay khá lâu mới trở thành một món ăn hấp dẫn, làm mê mẩn bao người. Đối với các loại món ăn này, đặc biệt là bánh cuốn thì các bạn mua số lượng vừa đủ, chỉ nên sử dụng trong ngày. Tuy nhiên, nếu muốn biết chính xác thời gian bảo quản của chúng, mời bạn tham khảo thông tin sau:

  • Trong điều kiện thông thường, với nhiệt độ phòng thì bánh cuốn sẽ bảo quản được khoảng 4 – 5 tiếng.
  • Trong điều kiện môi trường đặc biệt, nhiệt độ thích hợp thì bánh cuốn có thể sử dụng được từ 1 – 2 ngày.

*Lưu ý: Chỉ nên sử dụng bánh bảo quản dưới 2 ngày. Vì nếu để lâu hơn, món ăn cũng không thể đảm bảo được độ mềm, tươi ngon và mất dần chất dinh dưỡng so với ban đầu.

Khi mua và chế biến các món ăn, bạn sẽ không tránh khỏi tình huống bị dư thừa mà vứt đi lại khá tiếc. Do đó, chúng ta phải biết cách bảo quản. Cụ thể với món bánh cuốn, bạn có thể làm như sau.

Bước 1: Bắc 1 nồi nước lên bếp, vặn lửa đun cho nước sôi lên.

Bước 2: Sau khi nước đã sôi, bạn tiến hành cho 1 thìa muối vào trong phần nước đó. Chuẩn bị 1 giá đỡ vừa nồi, đồng thời cao hơn mực nước. Cẩn thận đặt vào.

Bước 3: Tiếp theo, cho đia bánh cuốn ăn còn thừa lên phần giá đỡ vừa đặt vào vào nồi nước rồi đậy vung lại trong khoảng 2 phút. Tắt bếp đi và tiếp tục để bánh trong nồi khoảng 20 giây nữa. Cuối cùng, nhấc phần bánh cuốn ra ngoài, để cho nguội bớt.

Bước 4: Dùng bọc thức ăn bọc lại hoặc có thể che chắn bằng lồng bàn, rổ để côn trùng, sinh vật lạ không tiếp cận bánh cuốn được. Làm như vậy là bạn đã có thể bảo quản phần bánh đến ngày hôm sau mà vẫn dai, ngon như mới làm.

Dụng cụ hấp nóng bảo quản

Với cuộc sống hiện đại như ngày nay, đa số các gia đình đều có cho mình một chiếc tủ lạnh. Đây cũng chính là “người trợ thủ” âm thầm giúp bảo quản rất nhiều thực phẩm, thức ăn. Đối với món bánh cuốn, bạn cũng có thể sử dụng cách thức này, rất tiện lợi. Thậm chí có thể bảo quản được hơn 1 ngày.

Đầu tiên, cho bánh cuốn vào một chiếc túi trong, sạch và buộc chặt lại. Sau đó, để túi vào bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh. Khi cho vào tủ phải tránh để chồng chất, gần các loại thực phẩm có mùi nồng như thịt cá. Vì để cạnh cũng có thể làm ảm mùi vào bánh. Như vậy, không những khiến cho món bánh cuốn không ngon mà còn nhanh hỏng hơn.

Cách bảo quản bánh cuốn qua đêm bằng tủ lạnh

Với cách trên, bạn có thể bảo quản bánh cuốn thời gian 1 ngày mà vẫn đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, khi lấy ra sử dụng, bạn phải sơ chế lại một chút.

Bánh cuốn sau khi lấy ra, bạn để cho bớt lạnh (nếu có thời gian). Tiếp đó, hãy chuẩn bị một nồi nước sôi rồi đem hấp lại. Điều này giúp bánh nóng và thơm ngon như lúc mới làm. Ngoài cách hấp trên bạn cũng có thể dùng lò vi sóng hoặc nồi hấp bánh cuốn chuyên dụng.

Trong trường hợp bạn tự làm bánh cuốn tại nhà, với những nguyên liệu còn thừa phải làm sao đây? Liệu cách bảo quản có gì khác so với thành phẩm? Chúng tôi sẽ gửi tới bạn cách bảo quản nguyên liệu bánh cuốn đơn giản trong phần dưới đây.

Nếu bạn đã lỡ pha hỗn hợp bột rồi thì cũng đừng lo lắng, bột này vẫn hoàn toàn có thể bảo quản. Bạn có thể chọn 1 trong 2 cách dưới đây để giữ bột.

Cách 1: Chỉ cần bọc màng thực phẩm kín lên miệng bát bột, cho vào tủ lạnh và bảo quản trong ngăn mát. Sáng hôm sau, bạn lấy bát bột ra, thêm 1 thìa nhỏ dầu ăn vào và trộn đều lên là có thể sử dụng được ngay.

Bảo quản bột bánh

Cách 2: Vẫn để bột đã trộn vào tủ lạnh như trên, nhưng khi lấy ra, bạn đổ bớt phần nước trong bên trên đi. Sau đó, thêm một lượng nước mới bằng lượng vừa đổ. Cuối cùng, cho 1 chút dầu ăn, muối vào và trộn đều lên. Như vậy, phần bột bánh đã trở về nguyên trạng, đảm bảo không bị chua.

Giò, chả là một thức ăn kèm không thể thiếu trong món bánh cuốn. Do đó, khi muốn bảo quản bánh cuốn qua đêm thì cũng nên “bảo vệ” cả phần thức ăn kèm này nhé.

Giò, chả được chế biến từ thịt nạc, mỡ và gia vị, chính vì thế không thể bảo quản quá lâu. Khi không sử dụng hết, bạn nên cho chúng vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản. Trước đó, bạn có thể bọc thêm một lớp lá chuối ở ngoài sao cho kín toàn bộ. Sau đó, bọc thêm một lượt màng bọc thực phẩm bên ngoài nữa. Làm như thế, những miếng giò chả của bạn có thể dùng tới 2 – 3 ngày.

Cách lưu giữ giò chả

Nhân bánh cuốn thường là thịt xay xào với mộc nhĩ. Vì vậy, bạn chỉ cần lấy 1 chiếc hộp, cho phần nhân này vào rồi để trong ngăn mát tủ lạnh. Sáng hôm sau, khi lấy ra sử dụng, bạn xào qua một chút để làm nóng là được.

Đối với nước chấm bánh cuốn, nếu bạn không dùng hết bạn bọc kín để vào tủ lạnh tương tự như phần nhân. Hoặc không chỉ cần đậy kín và để trong môi trường bên ngoài cũng được.

Với hướng dẫn cách bảo quản bánh cuốn qua đêm ở trên, bạn cũng cần “bỏ túi” thêm một số lưu ý sau:

  • Bạn chỉ có thể dùng các cách trên để bảo quản bánh cuốn trong thời gian tối đa 2 ngày. Tuy nhiên, chỉ nên bảo quản trong 1 ngày vì dưỡng chất trong món ăn sẽ mất dần theo thời gian. Bên cạnh đó, bánh sẽ bị cứng lại và không dẻo, thơm nữa. Vậy nên tốt nhất hãy ước lượng mua vừa đủ.
  • Trong trường hợp bạn mua bánh cuốn ngoài hàng, thì nên lựa chọn địa chỉ uy tín. Tránh trường hợp mua phải bánh cuốn kém chất lượng, đã bảo quản nhiều ngày. Điều này vừa không an toàn và cũng thể để thêm được nữa.
  • Khi mua hãy kiểm tra cẩn thẩn xem bánh có mùi không, có bị chua không hay độ dai như thế nào.

Cảm ơn các bạn đã lựa chọn và đọc hết bài viết này. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy cùng chia sẻ đến bạn bè và người thân nhé!

Bánh đúc để được bao lâu

Bánh đúc lạc là món ăn dân dã đã có từ rất lâu đời được làm từ những nguyên liệuchủ yếu là bột gạo và lạc, thành phần đơn giản nhưng thành phẩm lại thơm ngon nên bánh đúc lạc trở thành món ăn có thể hấp dẫn khẩu vị của nhiều người. Cùng học ngay cách làm bánh đúc lạc truyền thống trong bài viết dưới đây nhé!

Bánh đúc để được bao lâu

Nguyên liệu cần chuẩn bị làm bánh đúc lạc

  1. Bột gạo tẻ ngon: 500g.
  2. Nước vôi trong: 1,8 – 2l. Bạn nên chọn loại vôi củ đã được tôi ít nhất một năm để nước vôi khi gạn được trong nhất và không có vị chát, như vậy thành phẩm bánh đúc sẽ thơm ngon hơn
  3. Lạc nhân: 200g.
  4. Dầu ăn, muối bột canh, đường trắng.
  5. Tương bần (Bạn có thể mua tại các cửa hàng tạp hóa).

Cách làm bánh đúc lạc

Bước 1: Bạn nên mua lạc đã bóc vỏ sẵn để công đoạn chuẩn bị đỡ tốn thời gian hơn. Lấy lạc nhân rửa qua với nước lạnh để loại bỏ cặn bẩn, sau đó ngâm vào nước sạch khoảng 6 tiếng cho nở, rồi đem luộc lạc cho chín mềm, khi lạc chín bạn vớt ra rổ thưa để ráo nước.

Bánh đúc để được bao lâu

Bước 2: Lấy một âu khô sạch, hoà tan lấy 2 lit nước vôi trong rồi cho 500g bột gạo tẻ vào nước vôi trong rồi khuấy đều cho bột tan hòa quyện lại với nước. Tiếp đó cho thêm 1/2 thìa cà phê muối bột canh vào và tiếp tục khuấy cho tan muối. Sau đó cho hỗn hợp nước vôi, bột vào tủ lạnh ngâm khoảng 2 tiếng cho bột nở rồi bỏ ra ngoài. Càng nhiều bột năng, bánh sẽ càng dai, mềm và dẻo hơn, nhiều bột gạo, bánh sẽ cứng giòn hơn. Bên cạnh đó, lượng nước cũng quyết định độ mềm của bánh. Càng nhiều nước bánh sẽ càng mềm hơn. Tuỳ theo khẩu vị mà bạn có thể điều chỉnh lượng bột năng, bột gạo và nước trong công thức, cụ thể:

  • Nếu muốn bánh giòn hơn có thể tăng lượng bột gạo (giữ nguyên lượng nước hoặc tăng một chút).
  • Nếu muốn bánh dẻo, dai, mềm hơn có thể tăng lượng bột năng (và tăng nước).
  • Nếu muốn bánh cứng hơn có thể giảm bớt nước.

Lưu ý: Việc ngâm bột và thay nước sẽ giúp bột nở mềm hơn, và loại bớt mùi bột khô. Nếu dùng bột xay từ gạo thì có thể bỏ qua bước này. Nhưng cần lưu ý lượng nước để không bị quá nhiều nước.

Bánh đúc để được bao lâu

Bước 3. Bắc nồi bột lên bếp, để lửa ở mức vừa để nấu bột, bạn dùng đũa hoặc muôi gỗ khuấy đều liên tục trong quá trình nấu để hỗn hợp không bị vón cục và bén đáy nồi. Sau khoảng 2~3 phút, khi hỗn hợp bắt đầu sệt và đặc dần lại, hạ lửa xuống mức thấp hơn. Khi bột bắt đầu thấy sền sệt thì vặn lửa nhỏ lại và cho 3 thìa dầu ăn vào trộn đều. Đậy vung lại và đun khoảng 15 phút thì mở vung ra dùng đũa khuấy đều một lần nữa rồi tiếp tục đun như vậy đến khi nào bột gạo quánh lại lại được.

Lưu ý: Bạn nên khuấy đều tay theo một chiều, như vậy bột sẽ tan đều và cách làm bánh đúc nhân lạc dân dã, dẻo thơm và mềm mịn hơn. Bột càng đặc lại, càng phải nhỏ lửa. Khi quấy bánh tốt nhất nên sử dụng phới lồng để hỗn hợp được mịn hơn

Bánh đúc để được bao lâu

Bước 4: Khi hỗn hợp bột bắt đầu sánh lại, bạn cho lạc đã luộc chín vào hỗn hợp bột gạo đang đun rồi vặn lửa to vừa, đun thêm 7 phút nữa là được, tắt bếp. Tiếp theo, các bạn mở nắp nồi và vặn lửa to hơn 1 chút, vừa đun các bạn vừa khuấy đều và đun thêm khoảng 5-10 phút nữa là được. Cuối cùng bạn đổ bánh đúc lạc vào khuôn. Hoặc nếu bạn không có khuôn làm bánh thì có thể cho ra các đĩa sâu lòng rồi đợi bánh nguội cắt thành những miếng vừa ăn.

Bước 5. Chuẩn bị nước mắm chua ngọt 

Pha nước cốt chanh với đường và nước theo tỉ lệ 1: 1: 1. Điều chỉnh lại theo khẩu vị của bạn, chúng ta cần có một bát nước chanh chua ngọt vừa phải. Từ từ thêm nước mắm tới khi nước chấm có độ mặn như bạn mong muốn. Có thể phi hành khô nếu thích. Hoặc bạn có thể ăn nước chấm theo kiểu của người miền Bắc: ạn cho 1/2 bát con tương bần + 1 thìa đường trắng và khuấy đều lên là dùng được.

Thành phẩm:

TRình bày món ăn ra đĩa, rắc thêm hành phi khô lên trên. Bánh đúc có thể quấy nhiều một lúc rồi cất trong hộp, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Khi ăn, chỉ cần cho ra đĩa, đậy kín cho vào lò vi sóng quay nóng lên là bạn sẽ có ngay món bánh đúc hấp dẫn nóng hổi.

Bánh đúc để được bao lâu

Vậy là bạn đã hoàn thành xong cách làm bánh đúc lạc này rồi, giờ hãy cùng gia đình thưởng thức thôi nào. Đây là một món ăn vô cùng thơm ngon, bổ dưỡng nhưng cách làm lại rất đơn giản và nguyên liệu cũng rất dễ tìm, món ăn này mà để dùng làm bữa ăn sáng thì còn gì bằng. Chúc các bạn thực hiện thành công.