Bao nhiêu km thì được tính công tác phí năm 2024

Chi tiết câu hỏi

Điểm b, Khoản 2, Điều 5 Thông tư số 40/2017/TT-BTC quy định: "Đối với cán bộ, công chức, viên chức không có tiêu chuẩn được bố trí xe ô tô khi đi công tác, nhưng nếu đi công tác cách trụ sở cơ quan từ 10 km trở lên (đối với các xã thuộc địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ) và từ 15 km trở lên (đối với các xã còn lại) mà tự túc bằng phương tiện cá nhân của mình thì được thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách địa giới hành chính và giá xăng tại thời điểm đi công tác và được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị". Tôi xin hỏi, căn cứ quy định trên, nếu đi công tác cách trụ sở cơ quan từ 15 km trở lên thì được thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện là chỉ tính 1 lượt đi phải đủ từ 15 km trở lên, hay số km cách trụ sở cơ quan từ 15 km trở lên là bao gồm lượt đi cộng lượt về? Ví dụ: Tôi công tác tại huyện A và đi công tác tại huyện B, khoảng cách từ huyện A đến huyện B là 14 km. Nếu tính số km lượt đi và lượt về thì tôi đi công tác 28 km. Vậy tôi có được thanh toán tiền công tác phí theo quy định Điểm b, Khoản 2, Điều 5 Thông tư số 40/2017/TT-BTC hay không?

Trả lời

Bộ Tài chính trả lời vấn đề này như sau:

Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị quy định:

Điểm b, Khoản 2, Điều 5 thanh toán khoán kinh phí sử dụng ô tô khi đi công tác, khoán tiền tự túc phương tiện đi công tác:

"b) Đối với cán bộ, công chức, viên chức không có tiêu chuẩn được bố trí xe ô tô khi đi công tác, nhưng nếu đi công tác cách trụ sở cơ quan từ 10 km trở lên (đối với các xã thuộc địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ) và từ 15 km trở lên (đối với các xã còn lại) mà tự túc bằng phương tiện cá nhân của mình thì được thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách địa giới hành chính và giá xăng tại thời điểm đi công tác và được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị".

Như vậy, căn cứ quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính nêu trên; căn cứ quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị; đối với cán bộ, công chức, viên chức không có tiêu chuẩn được bố trí xe ô tô khi đi công tác, nhưng nếu đi công tác cách trụ sở cơ quan (1 lượt) từ 10 km trở lên (đối với các xã thuộc địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ) và từ 15 km trở lên (đối với các xã còn lại) mà tự túc bằng phương tiện cá nhân của mình thì được thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện theo Thông tư số 40/2017/TT-BTC và được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Hỏi: Căn cứ quy định Thông tư số 40/2017/TT-BTC, nếu đi công tác cách trụ sở cơ quan từ 15km trở lên thì được thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện là chỉ tính 1 lượt đi phải đủ từ 15km trở lên, hay số km cách trụ sở cơ quan từ 15km trở lên là bao gồm lượt đi cộng lượt về? Ví dụ: Tôi công tác tại huyện A và đi công tác tại huyện B, khoảng cách từ huyện A đến huyện B là 14km. Nếu tính số km lượt đi và lượt về thì tôi đi công tác 28 km. Vậy tôi có được thanh toán tiền công tác phí theo quy định Điểm b, Khoản 2, Điều 5 Thông tư số 40/2017/ TT-BTC hay không?

Trả lời: Thông tư số 40/2017/ TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị quy định:

Điểm b, Khoản 2, Điều 5 thanh toán khoán kinh phí sử dụng ô tô khi đi công tác, khoán tiền tự túc phương tiện đi công tác:

Đối với cán bộ, công chức, viên chức không có tiêu chuẩn được bố trí xe ô tô khi đi công tác, nhưng nếu đi công tác cách trụ sở cơ quan từ 10 km trở lên (đối với các xã thuộc địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ) và từ 15 km trở lên (đối với các xã còn lại) mà tự túc bằng phương tiện cá nhân của mình thì được thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách địa giới hành chính và giá xăng tại thời điểm đi công tác và được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Như vậy, căn cứ quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính nêu trên; căn cứ quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị; đối với cán bộ, công chức, viên chức không có tiêu chuẩn được bố trí xe ô tô khi đi công tác, nhưng nếu đi công tác cách trụ sở cơ quan (1 lượt) từ 10 km trở lên (đối với các xã thuộc địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ) và từ 15 km trở lên (đối với các xã còn lại) mà tự túc bằng phương tiện cá nhân của mình, thì được thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện theo Thông tư số 40/2017/ TT-BTC và được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Công tác phí 1 ngày bao nhiêu tiền?

Công tác phí bao nhiêu tiền 1 ngày?.

Tiền công tác phí là gì?

Về chế độ công tác phí, Thông tư quy định công tác phí là khoản chi phí để trả cho người đi công tác trong nước, bao gồm: Chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, tiền thuê phòng nghỉ nơi đến công tác, cước hành lý và tài liệu mang theo để làm việc (nếu có).

Phụ cấp lưu trú để làm gì?

Phụ cấp lưu trú là khoản tiền hỗ trợ thêm cho người đi công tác ngoài tiền lương do cơ quan, đơn vị cử người đi công tác chi trả, được tính từ ngày bắt đầu đi công tác đến khi kết thúc đợt công tác trở về cơ quan, đơn vị (bao gồm thời gian đi trên đường, thời gian lưu trú tại nơi đến công tác).

Phụ cấp đi đường là gì?

Phụ cấp đi đường là một khoản tiền cấp cho nhân viên đi công tác để đền bù một phần nào những phí tổn mà nhân viên phải chi thêm cho dọc đường, so với những ngày ở cơ quan ( như: ăn cơm tháng, giải khát….).