Cá đối sống ở đâu

Cá đối là loài rộng muối và phân bố rộng rãi ở các thuỷ vực nước ven biển vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới, nó được biết đến như là một loài cá đại chúng bởi vì chất lượng thịt và giá cả phải chăng so với các loài cá đắt tiền khác như cá mú, cá chẽm.

Cá đối còn được coi là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế ở các nước thuộc vùng Địa trung hải, Isael, Tuynisia, HongKong, Đài loan…do lớn nhanh và dễ nuôi ghép với các loài khác. Ngoài ra trứng cá đối còn là một món ăn quý được ưa thích của người Trung quốc, v ì vậy chúng đã được xem như đối tượng nghiên cứu trên nhiều lãnh vực từ thập niên 60 trở lại đây. Tuy nhiên ở Việt nam đối tượng này rất it được chú ý đến như là một đối tượng nuôi, chúng chủ yếu được khai thác tự nhiên ở các vùng biển và nước lợ do đó có rất it nghiên cứu về đối tượng này.

1. Sơ lược về đặc điểm sinh học của cá đối.

Họ cá đối là một họ rất lớn trong đó có khoảng 13 loài được coi là đối tượng trong nuôi trồng thuỷ sản, tuy nhiên được chú ý nhất là loài Mugil cephalus bởi vì chúng có phân bố rất rộng, lớn nhanh và kích thước lớn khi đạt đến trưởng thành. Nước ta có 13 loài cá đối, trong đó ở Nam bộ có ít nhất 5 loài: M. cephalus, M dussumieri (tên mới Liza subviridsis), Liza macrolepis, Liza vaigiensisvà Valamugil cunnesius. Theo báo cáo của Bộ Thuỷ sản (1996) ở vùng cửa sông nước ta thường gặp từ 5-7 loài có giá trị. Cá đối là loài rộng muối chúng có thể sống và sinh trưởng tốt trong môi trường nước lợ, lợ mặn và nước mặn. Ở các vùng cận nhiệt đới, trong một nghiên cứu (Cardona, 2000) cho thấy cá giống nhỏ (<200mm) và cá giống (201-300mm chiều dài) thường tập trung quanh năm trong môi trường nước ngọt hoặc lợ nhạt. Đối với cá trưởng thành, môi trường sống của chúng thay đổi tuỳ theo mùa và nó liên quan tới quá trình di cư sinh sản, khi chúng bắt đầu sinh sản thì thường có khuynh hướng tránh các dòng nước ngọt. Tuy nhiên nghiên cứu này cũng cho thấy có sự khác biệt đối với các quần thể cá đối ở vùng nhiệt đới, đặc biệt là vùng Ấn độ -Thái bình dương. Cá sinh trưởng kém ở vùng nước ngọt và độ mặn thấp trong khi sinh trưởng tốt ở các vùng nước lợ, lợ mặn và nước mặn (có thể lên tới trên 70ppt) và chúng chịu sốc độ mặn kém nhất là trong điều kiện nhiệt độ thấp. Hotos và ctv (1998) trong một thí nghiệm gây sốc độ mặn đối với cá giống (2.6cm chiều dài thân) từ nồng độ muối ban đầu 20ppt lên các độ mặn 35-80ppt (5ppt cho mỗi khoảng cách) cho thấy cá bắt đầu bị chết ở nồng độ muối trên 45ppt và chết 100% ở 70ppt.

Cá đối có thể chịu đựng được nhiệt độ dưới 10oC, có rất ít tài liệu đề cập đến ảnh hưởng của nhiệt độ lên sinh trưởng và sinh sản của cá đối. Đa số các nghiên cứu trên cá đối được bố trí ở nhiệt độ 20-30oC.

Cá đối ở giai đoạn ấu trùng tới cá giống là loài ăn động vật phù du, khi trưởng thành chúng chuyển phổ thức ăn sang thực vật phiêu sinh, mùn bã hữa cơ lơ lửng và các thảm thực vật đáy (lab-lab: cộng sinh giữa tảo đáy và vi sinh vật). Trong điều kiện nuôi ngoài việc bón phân kích thích sự phát triển của tảo làm thức ăn tự nhiên cho cá đối, chúng còn có thể được cho ăn bổ sung với cám gạo, bánh dầu đậu phộng, đậu nành hoặc bột đậu phộng. Cá đối đất M dussumieri khai thác ở vùng đầm nước lợ thuộc hệ thống sông Hồng đạt kích thước từ 135-195 cm (tương ứng 113-167g), Cá đối nhồng Liza soiny đạt 280-370cm, đối mục đạt 295-360 cm (Vũ Trung Tạng, 1994). Khu vực đầm phá Tam giang (Huế) cá đối mục có kích thước đạt 501 cm (1.120 g). Cá đối đất thành thục khi đạt 2 năm tuổi, ở đầm nước lợ gặp cá có tuyến sinh dục đến giai đoạn IV, cá đối đẻ ngay trong đầm. Sức sinh sản tuyệt đối đạt 7500-27.000 trứng. Riêng cá đối mục chỉ gặp cá có tuyến sinh dục ở giai đoạn thấp (dưới giai đoạn III) (Võ Văn Phú, 1995). Cá đối, Mugil cephalus lớn nhanh so với các loài cá đối khác trong họ cá đối. Cá cái thường lớn nhanh hơn cá đực và cũng đạt được kích thước lớn hơn. Trong điều kiện nuôi, sau một năm chúng có thể đạt kích thước 300g, 1.2kg sau hai năm và trên 2kg nếu nuôi sau 3 năm.

Cá đối có tập tính sống quần đàn, và tập tính này thể hiện mạnh nhất vào mùa sinh sản, cá thường tập trung thành từng bầy lớn di cư ra các vùng nước sâu ngoài biển để sinh sản. Cá đối là loài sinh sản theo mùa và mùa sinh sản của cá kéo dài từ tháng 10 tới tháng 4 năm sau, tuy nhiên ở các thủy vực nước vùng cận nhiệt đới mùa sinh sản có thể ngắn hơn (tới tháng 1-tháng 2 năm sau). Cá đối đạt tới thành thục sinh sản vào 3 năm tuổi với chiều dài thân trung bình khoảng 33cm ở cá đực và 35 cm ở cá cái. Sức sinh sản của cá thông thường tỷ lệ thuận với trọng lượng và chiều dài thân cá, cá càng lớn sức sinh sản càng cao. Con cái có trọng lượng khoảng1.5kg có sức sinh sản từ 1-1.5 triệu trứng (Pillay, 1990). Trứng cá đối có kích thước đường kính từ 0.9-1mm. Trứng đã thụ tinh nở ra ấu trùng trong khoảng 16-30h ở nhiệt độ 20-24oC. Ấu trùng cá đối rất nhỏ (2.5-3.5mm) và thường có khuynh hướng tránh ánh sáng mạnh. Trứng cá và ấu trùng mới nở thường trôi dạt ngoài khơi vào một thời gian nào đó trong năm (các tháng thuộc mùa sinh sản) và cá bột xuất hiện theo mùa ở vùng cửa sông nơi được coi như các bãi ương cho cá giống.

2. Nuôi cá đối

Thông thường trong thực tiễn người ta không nuôi đơn cá đối mà chúng được nuôi ghép với các đối tượng khác như cá măng, cá chẻm và năng suất có thể đạt bình quân 400 kg/ha ở Ấn độ. Ở Hong kong, Đài loan và Isael, cá đối được nuôi ghép với cá chép Trung quốc và cá đối là đối tượng chính. Mật độ thả nuôi lên tới 10,000-15,000/ha (cá có kích thước 7.5cm) với 1000-2000 cá chép Trung quốc. Khi đã lớn. hơn (12cm) cá đối được thu tỉa còn lại khoảng 3500con/ha. Thức ăn dược cung cấp gồm: cám gạo (2 tháng đầu) và sau đó là bánh dầu đậu phộng, cám gạo. Ngoài ra ao cũng được bón phân hữu cơ để tăng cường nguồn thức ăn tự nhiên. Năng suất thu được từ 2500-3500kg/ha.

Ở Đài Loan cá đối được nuôi ghép với cá măng (2000con/ha), cá chép trung quốc (3250 con/ha) và cá chép (500 con/ha) ở mật độ 3000con/ha. Cá đạt 300g sau 1 năm và 1.2 sau 2 năm. Ngoài ra cá đối còn được nuôi ghép với cá rô phi, cá chép và cá mè với mật độ tổng cộng khoảng 12,300 con/ha. Sau 4 tháng nuôi cá đối đạt 100g. Trong nuôi thịt cá cái cá đối thường lớn nhanh hơn cá đực và trứng của chúng được dùng trong chế biến thức ăn đặc sản nên steroid (17a-Methyltestosterone và Ethynyloestradiol) cũng đã được sử dụng thông qua đường thức ăn để kiểm soát sự biệt hoá giới tính của cá đối.

Theo Khoa học kỹ thuật nông nghiệp

Quy cách đóng gói Hộp 1kg 
Xuất xứ Năm Căn, Cà Mau
Bảo quản Cấp đông (khi còn tươi sống)
Tiêu chuẩn chất lượng Tươi sống không chất bảo quản
Món ngon Cá đối kho thơm, cá đối kho dưa,....
Hình thức kinh doanh Bán lẻ, vui lòng đặt hàng trước 2-3 ngày
Vận chuyển Miễn phí ship nội ô TPHCM số lượng từ 2
Đặt hàng 0982.66.11.80 (Gọi điện, sms, zalo)

Mỗi loại cá có một đặc điểm, vị đặc trưng riêng và chỉ có thưởng thức rồi mới biết điểm riêng ấy là gì. Cá đối biển cũng vậy.

Cá đối biển còn có một tên khác là cá đói. Thường các loại cá biển có da trơn, riêng cá đối thì lại có vảy nên nhìn hình dáng bên ngoài sẽ thấy chúng giống cá nước ngọt hơn. Thân cá đối thuôn dài, màu trắng bạc, trọng lượng 200-300 gram/con to bằng khoảng 2-3 ngón tay. Loài này ưa sống ở vùng nước cạn gần bờ và có hình thức đánh bắt rất thú vị như câu bằng vỏ chai nhựa trong suốt, bằng lưới và cục đá (tham khảo thêm báo chí để biết chi tiết). Nguồn thức ăn chính cho cá đối là rong dạng tảo và tảo cát mịn, các mảnh vụn của trầm tích đáy. Tuy nhỏ nhưng thịt cá khá ngon, béo và ngọt, một số review còn khen thịt cá dai dai; vì thế dễ ăn và chế biến được nhiều món.

Cá đối sống ở đâu
Cá đối biển được bảo quản ướp đá không có hóa chất bảo quản

Do vị thịt thơm không tanh, lại ngọt nên cá đối biển tươi sống mới đánh bắt xong có thể kho, nấu riêu, chiên hoặc nấu cháo dùng làm món chính trong bữa cơm hàng ngày. Trong đó, phổ biến nhất phải kể đến cá đối kho khóm, kho cà chua, kho dưa cải chua cay. Các món này tương đối dễ làm, chỉ cần làm sạch cá ướp gia vị đầy đủ và kho chung với các thành phần cần thiết là được. Tham khảo: các món ngon từ cá đối. Ở vùng miền Tây Nam Bộ, những món này rất phổ biến vì hợp khẩu vị vùng miền. Riêng ở khu vực miền Bắc và miền Trung thì cá đói kho nghệ tươi và nấu riêu lại chuộng hơn. Mỗi nơi có nét ẩm thực riêng, nên có cơ hội hãy thử hết thực đơn liên quan đến cá đối để tự mình khám phá nhé.

Do là nguồn thực phẩm phổ biến trong đời sống nên cá đối được bán khá nhiều trên thị trường từ siêu thị cho đến các chợ lớn nhỏ hay các cửa hàng hải sản online. Bởi thế, nếu muốn thay đổi khẩu vị hàng ngày sẽ khá dễ dàng. Tuy nhiên, để đảm bảo cá tươi ngon bạn nên chọn lựa kỹ cá đối có nguồn gốc từ Cà Mau. Vì cá ở vùng biển này trước giờ khá nổi tiếng về độ chắc thịt và ngon. Mua rồi sẽ thấy.

Các món ngon từ cá đối biển

Cá đối sống ở đâu
Cá đối biển kho thơm

Cá đối sống ở đâu
Cá đối biển kho cà chua

Họ Cá đối (Danh pháp khoa học: Mugilidae) là một họ cá trong Bộ Cá đối (Mugiliformes). Họ Cá đối là một họ cá sinh sống chủ yếu trong môi trường nước mặn hay nước lợ duyên hải nhiệt đới và cận nhiệt đới rộng khắp thế giới, nhưng có vài loài sinh sống trong vùng nước ngọt và cửa sông[1][2]. Họ này có nhiều loài có giá trị kinh tế và khoảng 13 loài được coi là đối tượng trong nuôi trồng thuỷ sản[cần dẫn nguồn].

Cá đối sống ở đâu
Họ Cá đối

Mugil cephalus chụp tại Minorca, Tây Ban Nha.

Phân loại khoa họcGiới (regnum)AnimaliaNgành (phylum)ChordataLớp (class)Actinopterygii Nhánh Actinopteri Phân lớp (subclass)NeopterygiiPhân thứ lớp (infraclass)Teleostei Nhánh OsteoglossocephalaiNhánh ClupeocephalaNhánh EuteleosteomorphaNhánh NeoteleosteiNhánh EurypterygiaNhánh CtenosquamataNhánh AcanthomorphataNhánh EuacanthomorphaceaNhánh PercomorphaceaeNhánh CarangimorphariaNhánh OvalentariaeNhánh Mugilomorphae Bộ (ordo)MugiliformesHọ (familia)Mugilidae
G. Cuvier, 1829Các chi

26. Xem bài

Cá đối được phân biệt bởi sự hiện diện của 2 hàng vây lưng tách biệt, miệng nhỏ hình tam giác và không có cơ quan đường bên. Chúng ăn các loại mẩu vụn, và phần lớn các loài có dạ dầy nhiều cơ bắp bất thường cùng họng phức tạp để giúp tiêu hóa[1].

Họ Cá đối có 78 loài đã biết, phân bố trong 26 chi như sau:[2][3]

  • Phân họ Myxinae
    • Myxus Günther, 1861: 1 loài (Myxus elongatus).
    • Neomyxus Steindachner, 1878: 1 loài (Neomyxus leuciscus).
  • Phân họ Mugilinae
    • Agonostomus Bennett, 1832: 2 loài.
    • Chaenomugil Gill, 1863: 1 loài (Chaenomugil proboscideus).
    • Cestraeus Valenciennes, 1836: 3 loài.
    • Dajaus Valenciennes, 1836: 1 loài (Dajaus monticola).
    • Joturus Poey, 1860: 1 loài (Joturus pichardi).
    • Mugil Linnaeus, 1758: 17 loài.
  • Phân họ Rhinomugilinae
    • Tông Trachystomaini
      • Aldrichetta Whitley, 1945: 1 loài (Aldrichetta forsteri).
      • Gracilimugil Whitley, 1941: 1 loài (Gracilimugil argenteus).
      • Trachystoma Ogilby, 1888: 1 loài (Trachystoma petardi).
    • Tông Rhinomugilini
      • Minimugil Senou, 1988: 1 loài (Minimugil cascasia).
      • Rhinomugil Gill, 1863: 1 loài (Rhinomugil corsula).
      • Sicamugil Fowler, 1939: 1 loài (Sicamugil hamiltonii).
    • Tông Squalomugilini
      • Ellochelon Whitley, 1930: 1 loài (Ellochelon vaigiensis).
      • Plicomugil Schultz, 1953: 1 loài (Plicomugil labiosus).
      • Squalomugil Ogilby, 1908: 1 loài (Squalomugil nasutus).
    • Tông Crenimugilini
      • Crenimugil Schultz, 1946 (gồm cả Paracrenimugil Senou, 1988?): 5 loài.
      • Osteomugil Lüther, 1982: 6 loài.
  • Phân họ Cheloninae
    • Chelon Artedi, 1793 (đồng nghĩa: Liza, gộp cả Heteromugil Schultz, 1946, Strializa Smith, 1948): 10 loài.
    • Neochelon Durand, Chen, Shen, Fu & Borsa, 2012: 1 loài (Neochelon falcipinnis).
    • Oedalechilus Fowler, 1903: 1 loài (Oedalechilus labeo).
    • Parachelon Durand, Chen, Shen, Fu & Borsa, 2012: 1 loài (Parachelon grandisquamis).
    • Paramugil Ghasemzadeh, 1998: 2 loài.
    • Planiliza Whitley, 1945: 15 loài.
    • Pseudomyxus Durand, Chen, Shen, Fu & Borsa, 2012: 1 loài (Pseudomyxus capensis).

Biểu đồ phát sinh chủng loài vẽ theo Xia et al. (2016)[3]

 Mugilidae 
 Cheloninae 

 Chelon

 Parachelon

 Planiliza

 Oedalechilus

 Pseudomyxus

 Neochelon

 Rhinomugilinae 

 Rhinomugilini

 Crenimugilini

 Squalomugilini

 Trachystomaini

 Mugilinae 

 Myxinae 

 Myxus

 Neomyxus

Cá đối là loài rộng muối, chúng có thể sống và sinh trưởng tốt trong môi trường nước lợ, lợ mặn và nước mặn. Ở các vùng cận nhiệt đới, cá giống nhỏ và cá giống thường tập trung quanh năm trong môi trường nước ngọt hoặc lợ nhạt. Đối với cá trưởng thành, môi trường sống của chúng thay đổi tuỳ theo mùa và nó liên quan tới quá trình di cư sinh sản, khi chúng bắt đầu sinh sản thì thường có khuynh hướng tránh các dòng nước ngọt.

Cá đối ở giai đoạn ấu trùng tới cá giống là loài ăn động vật phù du, khi trưởng thành chúng chuyển phổ thức ăn sang thực vật phiêu sinh, mùn bã hữa cơ lơ lửng và các thảm thực vật đáy. Trong điều kiện nuôi ngoài việc bón phân kích thích sự phát triển của tảo làm thức ăn tự nhiên cho cá đối, chúng còn có thể được cho ăn bổ sung với cám gạo, bánh dầu đậu phộng, đậu nành hoặc bột đậu phộng.

Cá đối có tập tính sống quần đàn, và tập tính này thể hiện mạnh nhất vào mùa sinh sản, cá thường tập trung thành từng bầy lớn di cư ra các vùng nước sâu ngoài biển để sinh sản. Cá đối là loài sinh sản theo mùa và mùa sinh sản của cá kéo dài từ tháng 10 tới tháng 4 năm sau, tuy nhiên ở các thủy vực nước vùng cận nhiệt đới mùa sinh sản có thể ngắn hơn (tới tháng 1-tháng 2 năm sau).

Cá đối đạt tới thành thục sinh sản vào 3 năm tuổi với chiều dài thân trung bình khoảng 33 cm ở cá đực và 35 cm ở cá cái[cần dẫn nguồn]. Sức sinh sản của cá thông thường tỷ lệ thuận với trọng lượng và chiều dài thân cá, cá càng lớn sức sinh sản càng cao. Con cái có trọng lượng khoảng 1.5 kg có sức sinh sản từ 1-1.5 triệu trứng. Trứng cá đối có kích thước đường kính từ 0.9-1mm.

Trứng đã thụ tinh nở ra ấu trùng trong khoảng 16-30h ở nhiệt độ 20-24oC. Ấu trùng cá đối rất nhỏ (2.5-3.5mm) và thường có khuynh hướng tránh ánh sáng mạnh. Trứng cá và ấu trùng mới nở thường trôi dạt ngoài khơi vào một thời gian nào đó trong năm (các tháng thuộc mùa sinh sản) và cá bột xuất hiện theo mùa ở vùng cửa sông nơi được coi như các bãi ương cho cá giống.

Ở Việt Nam có khoảng 16-17 loài cá đối đã biết[4][5], trong đó ở Nam bộ có ít nhất 5 loài: cá đối mục (Mugil cephalus), cá đối đất (Chelon subviridis, đồng nghĩa: Mugil dussumieri), cá đối cháng (Chelon macrolepis), cá đối đuôi bằng (Ellochelon vaigiensis) và cá đối lá (Moolgarda cunnesius), vùng cửa sông thường gặp từ 5-7 loài có giá trị.

Danh sách các loài đã biết như sau:

  • Planiliza macrolepis (đồng nghĩa: Chelon macrolepis) - cá đối cháng, cá đối vảy to.
  • Planiliza melinoptera (đồng nghĩa: Chelon melinopterus) - cá đối bạc.
  • Planiliza planiceps (đồng nghĩa: Chelon planiceps) - cá đối gành.
  • Planiliza subviridis (đồng nghĩa: Chelon subviridis) - cá đối đất.
  • Crenimugil crenilabis - cá đối môi ria, cá đối môi dày.
  • Crenimugil heterocheilos - cá đối ria ngắn.
  • Ellochelon vaigiensis - cá đối đuôi bằng, cá đối đuôi phẳng.
  • Planiliza affinis (đồng nghĩa: Liza affinis) - cá đối vây trước.
  • Planiliza carinata (đồng nghĩa: Liza carinata) - cá đối lưng gờ.
  • Planiliza haematocheilus (đồng nghĩa: Liza haematocheila, Liza haematochila, Liza haematocheilus) - cá đối nhồng, cá đối mắt đỏ.
  • Osteomugil cunnesius (đồng nghĩa: Moolgarda cunnesius) - cá đối lá, cá đối đầu nhọn.
  • Osteomugil engeli (đồng nghĩa: Moolgarda engeli) - cá đối anh.
  • Crenimugil seheli (đồng nghĩa: Moolgarda seheli) - cá đối cồi, cá đối cỏ.
  • Mugil cephalus - cá đối mục.
  • Paramugil parmatus - cá đối vảy thưa.
  • Crenimugil buchanani (đồng nghĩa: Valamugil buchanani) - cá đối xanh, cá đối mình xanh.
  • Osteomugil speigleri (đồng nghĩa: Valamugil speigleri) - cá đối xám.
  • J.S. Nelson, Fishes of the World. ISBN 978-0-471-25031-9.
  • Sepkoski, Jack (2002). “A compendium of fossil marine animal genera”. Bulletins of American Paleontology. 364: 560. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2011.
  • Species by family/subfamily in the catalog of fishes Lưu trữ 2013-02-05 tại WebCite
  •   Dữ liệu liên quan tới Mugilidae tại Wikispecies
  •   Phương tiện liên quan tới Mugilidae tại Wikimedia Commons

  1. ^ a b Johnson G.D. & Gill A.C. (1998). Paxton J.R. & Eschmeyer W.N. (biên tập). Encyclopedia of Fishes. San Diego: Academic Press. tr. 192. ISBN 0-12-547665-5.
  2. ^ a b Chủ biên Ranier Froese và Daniel Pauly. (2021). "Mugilidae" trên FishBase. Phiên bản tháng 4 năm 2021.
  3. ^ a b Rong Xia, Jean-Dominique Durand, Cuizhang Fu, 2016. Multilocus resolution of Mugilidae phylogeny (Teleostei: Mugiliformes): Implications for the family’s taxonomy. Mol. Phylogenet. Evol. 96: 161-177, doi:10.1016/j.ympev.2015.12.010
  4. ^ Trần Thị Việt Thanh, Phan Kế Long, Hiện trạng và phân bố cá đối mục (Mugil cephalus) ở Việt Nam. Báo cáo tại Hội nghị Khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 6, 2015
  5. ^ Nguyễn Xuân Huấn, Nguyễn Thành Nam, Nguyễn Thị Mai Dung. Thành phần loài cá ở vùng cửa sông Ba Lạt (giai đoạn 2010-2011) - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Báo cáo tại Hội nghị Khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 5, 10/2013.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Họ_Cá_đối&oldid=68334794”