Các phương pháp quản lý doanh nghiệp

Vấn đề đặt ra là: Làm cách nào để quản lý doanh nghiệp hiệu quả? Doanh nghiệp là một tổ chức bao gồm các chủ thể là con người cùng hợp tác để thực hiện các nhiệm vụ công việc nhằm đạt được một kết quả tốt nhất. Trong đó người quản trị đòi hỏi không chỉ có nhiều kiến thức về ngành công nghiệp mà còn có kiến thức về thực tiễn kinh doanh nói chung và kỹ năng con người.

Đâu là phương pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quả?

Các phương pháp quản lý doanh nghiệp
Phương pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quả

Nghệ thuật quản trị điều hành doanh nghiệp hiện đại đòi hỏi các chủ doanh nghiệp giỏi về việc phân tích tình huống (theo mô hình SWOT) nhằm khai thác điểm mạnh, hạn chế, khắc phục điểm yếu, tận dụng cơ hội cũng như loại trừ nguy cơ, rủi ro của doanh nghiệp. Một nhà quản trị giỏi không chỉ cần có hiểu biết mà còn cần biết phân tích, tổng hợp, phán đoán và nhìn xa trông rộng, và đưa ra những chiến lược quản lý hiệu quả. Để có được một chiến lược tối ưu, nhà quản trị cần biết đặt ra các mục tiêu rõ ràng, tính toán thời gian và thu thập thông tin.

Công tác quản lý doanh nghiệp hiệu quả hiện nay được chia ra làm 4 chức năng cụ thể gồm có hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm soát, phân tích tổng hợp.

Những công tác quản lý doanh nghiệp này càng trở nên khó khăn hơn đối với các doanh nghiệp nhỏ, khi người quản lý trực tiếp điều hành. Điều này đòi hỏi nhà quản trị, nhà lãnh đạo phải lưu ý đến tất cả vấn đề liên quan đến doanh nghiệp của mình, từ lượng hàng bán ra, lượng hàng tồn kho, sản phẩm mới, giá cả, tình hình thị trường, tài chính, tín dụng, hoạt động marketing,…cũng như rất nhiều các vấn đề khác.

Nhà quản trị cần chia các thông tin dữ liệu thành 2 loại chính sau nhằm kiểm soát chúng một cách khoa học và hiệu quả hơn.

Dữ liệu ngắn hạn – cần kiểm tra thường xuyên, định kì

Các phương pháp quản lý doanh nghiệp
Phân chia các thông tin dữ liệu để quản lý

Theo dõi hàng ngày, đảm bảo các khoản nợ phải thu trả đúng thời hạn. Tìm hiểu ngay nguyên nhân và giải quyết trong trường hợp tiền mặt bị giảm đến mức báo động. Việc quản lý và kiểm soát tiền mặt hiệu quả đóng vai trò quan trọng giúp người quản lý kịp thời xử lý dư nợ, hàng chậm bán, hay ngăn chặn việc tiêu hao tiền mặt hoặc vay vốn khi cần.

Cho dù doanh nghiệp của bạn không thiếu tiền mặt, bạn cũng nên dành thời gian để phân tích và kiểm soát các khoản nợ phải thu, tìm hiểu xem khoản nợ đó tồn đọng bao lâu, tại sao họ chưa trả và có các chính sách đòi nợ hay đưa ra quyết định duy trì hay chấm dứt mối quan hệ.

Bạn cần theo dõi xem lượng hàng bán ra tăng hay giảm, vì sao nó tăng hay giảm đột xuất,… để có các phương pháp quản lý, điều chỉnh phù hợp với nhu cầu tiêu dùng cũng như lợi ích của doanh nghiệp.

  • Năng suất làm việc của người lao động

Việc kiểm soát năng suất và hiệu quả làm việc giúp nhà quản lý đưa ra các quyết định khen thưởng, kỷ luật hay khuyển khích, phát triển tài năng của người lao động, đồng thời có những điều chỉnh phù hợp giúp tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Chủ doanh nghiệp cần biết rõ lượng hàng trong kho còn bao nhiêu, liệu chúng có đáp ứng lượng hàng bán hay là đang tồn kho quá nhiều để ban hành các chiến lược phù hợp.

Giá bán là vấn đề cần được theo dõi liên tục nhằm phản ứng mau lẹ với tình hình sản xuất, phân phối và đưa ra các chiến lược phù hợp cho sản phẩm.

Dữ liệu dài hạn – cần kiểm tra đột xuất khi cần

Đây là hồ sơ nhằm chứng mình khả năng tài chính của doanh nghiệp. Hồ sơ kế toán cần bảo quản, sắp xếp tốt và khoa học có số liệu chính xác, thuận tiện cho việc ban hành quyết định, đáp ứng nhu cầu đội nội đối ngoại.

  • Chiến lược phát triển của doanh nghiệp

Nhà quản trị cần theo dõi tất cả các diễn biến trên thị trường cũng như chuyển biến của khoa học công nghệ nhằm đề ra các chiến lược thích hợp.

  • Lương thưởng và chế độ đãi ngộ của nhân viên

Lương chính là chất kích thích nhân viên làm tốt hơn, giúp cho họ phấn đấu tăng năng suất và gắn bó hợp tác cùng doanh nghiệp. Do đó chủ doanh nghiệp trực tiếp kiểm soát bảng lương, thay đổi cơ cấu lương cho phù hợp với từng loại lao động.

Môi trường kinh doanh

Tất cả môi trường chung quanh gồm các nhân tố như chiều hướng kinh tế, tình hình chính trị, xã hội, sở thích, thời tiết, dân số,… đều có thể tác động đến hoạt động của doanh nghiệp. Người quản lý cần chú ý tập trung vào những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp nhiều hơn.

Tất cả các hoạt động được đề cập ở trên yêu cầu nhà quản trị phải quản lý thời gian hiệu quả. Tối ưu hóa thời gian là điều mà các nhà quản trị cần làm để có thể quản lý doanh nghiệp một cách hiệu quả. Từ đó, tạo ra kết quả phi thường với lợi nhuận ngày càng cao.

Tóm lại, quản lý doanh nghiệp hiệu quả là công việc rất khó khăn yêu cầu người đứng đầu công ty phải đối mặt và đưa ra các quyết định và thay đổi phù hợp với sự biến động của thị trường, các tình hình hiện tại trong doanh nghiệp và vô số các phát sinh khác. Chính vì vậy, việc ứng dụng giải pháp ERP cho doanh nghiệp là xu thế tất yếu, là công cụ quan trọng để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời nó giúp doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn với các tiêu chuẩn quốc tế như: hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, ISO 9000,…

Để nhận được kinh nghiệm và kiến thức quản lý doanh nghiệp ngay trong hôm nay thì bạn hãy nhanh tay liên hệ với LAVAN qua HOTLINE: 0947 597 268 mọi vấn đề thắc mắc sẽ được tư vấn và giải đáp!

Các phương pháp quản lý doanh nghiệp

Các phương pháp quản lý doanh nghiệp

Các phương pháp quản lý doanh nghiệp

Quản lý kinh doanh hiệu quả là chìa khóa thành công của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tận dụng tối đa chìa khóa này. Từ đó dẫn đến việc quản lý của nhiều doanh nghiệp kém hiệu quả. Làm mất kiểm soát nội bộ hoặc giảm doanh thu. Vậy quản lý doanh nghiệp là gì? Thực hành quản lý hiệu quả ra sao? Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn trong bài viết này!

Các phương pháp quản lý doanh nghiệp
Cách quản lý doanh nghiệp tốt nhất

Quản lý doanh nghiệp là gì?

Quản lý doanh nghiệp là việc sử dụng mọi phương pháp để lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện. Và xác minh – kiểm soát, điều phối mọi hoạt động của doanh nghiệp. Điều này bao gồm việc sử dụng tất cả các nguồn lực sẵn có để đạt được các mục tiêu kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định. Nó có thể là một mục tiêu tăng trưởng. Hoặc có thể là một mục tiêu lợi nhuận. Hoặc có thể là một mục tiêu thương hiệu …

Tham khảo: học kinh doanh online

Quy trình quản lý doanh nghiệp

Trước hết, để quản lý doanh nghiệp hiệu quả, trước hết bạn phải xác định rõ mục tiêu kinh doanh của mình. Tiếp theo, quản trị doanh nghiệp phải xác định phương thức và con đường phù hợp. Bởi vì không có một phương pháp quản lý hiệu quả duy nhất nào phù hợp với tất cả các doanh nghiệp. Thứ ba, trong quản lý cần tìm cách tối ưu hóa và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp. Nó đặc biệt thích hợp cho việc quản lý doanh nghiệp nhỏ. Và cuối cùng, quản lý hiệu quả đòi hỏi một định nghĩa rõ ràng về ai đang được quản lý và ai đang quản lý.

Quy trình sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách quản lý hiệu quả.

(i) Xác định tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và văn hóa
Đây là một yếu tố quan trọng mà tất cả các công ty, các doanh nghiệp nên tự đánh giá. Đồng thời lên kế hoạch định hướng cho mọi hoạt động của công ty trong tương lai.
(ii) Thiết lập hệ thống mục tiêu / tác chiến
Tạo một hệ thống các mục tiêu và chiến lược để giúp doanh nghiệp của bạn xác định con đường cần phải đi. Các mục tiêu này phải được xác định rõ ràng để công ty có thể đánh giá hiệu quả hoạt động.
(iii) Lập sơ đồ tổ chức, mô tả công việc và thiết lập KPI
Đây được xem là một hệ thống giúp doanh nghiệp tổ chức nguồn nhân lực, phân công công việc. Bên cạnh đó còn đặt mục tiêu, đo lường hiệu suất, truyền cảm hứng và khen thưởng cho nhân viên.
(iv) Xây dựng hệ thống quy trình, quy định, chỉ dẫn
Hầu hết các doanh nghiệp đều có tính năng này, nhưng nó không đầy đủ. Hơn nữa còn không được cập nhật thường xuyên hoặc tệ hơn là không được thực thi. Việc tổ chức khoa học và chi tiết các hệ thống quy trình, quy tắc và hướng dẫn này làm cho hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ hơn. Do đó đơn giản hóa đáng kể công tác quản lý kinh doanh.
(v) Tích hợp hệ thống phần mềm
Nhiều doanh nghiệp ngày nay sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp. Quá trình này được thực hiện trong phần mềm để bộ phận hoạt động theo cách tốt nhất có thể. Không thể không nhắc đến phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP. Đây là một phần mềm rất hữu ích để hợp lý hóa các quy trình của bạn.

Các phương pháp quản lý doanh nghiệp

Cách để quản lý doanh nghiệp tốt nhất

Để quản lý hiệu quả doanh nghiệp, thì trước tiên chủ doanh nghiệp cần hiểu rõ một vài phương pháp quản trị kinh doanh hiệu quả. Để tạo một bước đà vững chắc, từ đó có thể áp dụng một cách thông minh và khéo léo:

Kế hoạch chiến lược khoa học và chi tiết

Đây là một phương thức quản lý doanh nghiệp hiệu quả mà mỗi người quản lý nên xem xét. Một kế hoạch chiến lược là một quy trình mà các quản trị viên thực hiện các biện pháp cần thiết để xác định. Và chọn mục tiêu chiến lược cụ thể. Từ đó vạch ra các đường lối cần thiết để đạt được mục tiêu chiến lược này.
Khi các nhà quản lý hoạch định chiến lược một cách khoa học và chi tiết. Xác định trước những việc cần làm, làm như thế nào, thực hiện khi nào, v.v. Để làm cho các sự việc phải xảy ra hoặc không được xảy ra.
Trong môi trường kinh tế – xã hội, doanh nghiệp dựa trên mục tiêu chung của tổ chức. Có tính đến yêu cầu của quy luật khách quan chi phối chủ yếu tất cả các yếu tố, các khía cạnh bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, nên có thể nói, đó là “mốc” cho thực hiện. Do đó, doanh nghiệp sẽ đạt được mục tiêu của mình.

Quan tâm về chủ đề này, hãy click ngay: chiến lược kinh doanh

Phân chia công việc cho mỗi nhân viên, mỗi bộ phận / phòng ban có hiệu quả

Việc lập kế hoạch và chiến lược doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Khi mà người quản lý biết cách phân bổ và tổ chức công việc một cách thông minh cho từng nhân viên, từng phòng ban, từng bộ phận của mình. Do đó, nhà quản lý cần biết số giờ làm việc cụ thể của từng nhân viên, năng lực, trình độ và khối lượng công việc đã thực hiện. Có như vậy, quá trình tổ chức công việc của từng nhân viên mới thật sự đạt hiệu quả cao.

Tổ chức và hệ thống phân cấp nhân viên công ty

Người quản lý giỏi không nên là người làm tất cả mọi việc. Mà là người có thể phân chia công việc và cho người khác cơ hội. Để họ điều phối công việc tốt hơn. Vì vậy, việc tổ chức và phân lớp hệ thống nhân viên là vô cùng cần thiết.

Kiểm soát dữ liệu kinh doanh quan trọng

Khi doanh nghiệp xử lý nhiều loại dữ liệu, nhà quản trị cần biết cách phân lập cụ thể từng loại. Và có cơ chế kiểm soát hợp lý. Để điều hành doanh nghiệp của mình một cách hiệu quả, bạn cần kiểm soát các loại dữ liệu sau:

Kiểm soát dòng tiền tốt.
Kiểm soát việc tăng giảm số lượng mặt hàng bán ra. Theo dõi các khoản phải thu. Quản lý hàng tồn kho tốt. Giám sát năng suất làm việc của từng nhân viên, từng bộ phận / phòng ban.

Cách quản lý hiệu quả doanh nghiệp của bạn
Áp dụng phần mềm quản lý kinh doanh trực tuyến. Khi bạn xây dựng doanh nghiệp của mình, bạn sẽ thấy rằng việc tích hợp phần mềm quản lý là một cách không thể thiếu để tối ưu hóa quy trình này. Tuy nhiên, việc sử dụng phần mềm ERP phù hợp với doanh nghiệp của bạn cần phải có chiến lược. Phần mềm chỉ là một công cụ giúp bạn đo lường và làm việc hiệu quả hơn.
Để xây dựng một chiến lược ERP phù hợp, chúng ta hãy lấy phần mềm ERP Odoo làm ví dụ. Đó là bởi vì nó là phần mềm quản lý doanh nghiệp được sử dụng nhiều nhất và phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Ngoài ra, Odoo sở hữu nhiều mô-đun từ các phòng ban khác nhau và có thể thêm các tính năng khác nếu doanh nghiệp của bạn có đội ngũ lập trình viên chuyên nghiệp. Ví dụ như Phòng Marketing, Phòng Kinh doanh, Nhân sự, Sản xuất… Tất cả các phòng ban đều được tích hợp trong Odoo. Vì vậy, chiến lược của bạn khi sử dụng phần mềm này là:
Xác định cách bố trí của đơn vị kinh doanh.

Căn cứ vào bộ phận, bạn mua và sử dụng một phân hệ phù hợp với chức năng của từng bộ phận trong công ty. Xem lại các tính năng có sẵn trong mô-đun. Liệt kê các tính năng còn thiếu và làm việc với nhóm lập trình phát triển của bạn để thêm các tính năng phù hợp với doanh nghiệp của bạn.
Tạo một danh sách các yêu cầu và thủ tục cho đơn vị kinh doanh của bạn vận hành hệ thống này.

Sau khi hoàn thành 4 bước trên, bạn có thể bắt đầu kinh doanh trên nền tảng kỹ thuật số. Đối với các nhà quản lý, việc xem thông tin và thống kê về hoạt động của bộ phận rõ ràng và chi tiết hơn bao giờ hết. Bạn cũng có thể xem live stream (trực tiếp) và đề xuất giải pháp phù hợp để khắc phục sự cố ngay lập tức.

Xem thêm: luật doanh nghiệp mới nhất