Cách kiếm tiền trên Google Play

Quảng cáo và kiếm tiền

Nếu bạn đang kiếm tiền trên Play qua một ứng dụng nhắm đến trẻ em, thì điều quan trọng là ứng dụng của bạn phải tuân thủ các yêu cầu sau đây trong Chính sách về hoạt động kiếm tiền và quảng cáo dành cho gia đình:

Các chính sách dưới đây áp dụng cho mọi hoạt động kiếm tiền và quảng cáo trong ứng dụng của bạn, bao gồm cả quảng cáo, quảng cáo chéo (cho ứng dụng của bạn và ứng dụng của bên thứ ba), ưu đãi mua hàng trong ứng dụng hoặc nội dung thương mại khác (chẳng hạn như nội dung được trả tiền để lồng ghép sản phẩm). Mọi hoạt động kiếm tiền và quảng cáo trong những ứng dụng như vậy phải tuân thủ tất cả các luật và quy định hiện hành (bao gồm mọi nguyên tắc có liên quan trong ngành hoặc tự quản lý).

Google Play giữ quyền từ chối, loại bỏ hoặc tạm ngưng những ứng dụng có các chiến lược thương mại quá mức.

Yêu cầu đối với cách thức quảng cáo

Nội dung kiếm tiền và quảng cáo trong ứng dụng của bạn không được chứa nội dung lừa đảo hoặc được thiết kế theo cách có thể khiến người dùng là trẻ em vô tình nhấp vào. Chúng tôi nghiêm cấm những hành vi sau:

  • Nội dung kiếm tiền và quảng cáo gây phiền toái, trong đó có nội dung kiếm tiền và quảng cáo chiếm toàn bộ màn hình hoặc cản trở hoạt động sử dụng thông thường nhưng không đưa ra cách thức rõ ràng để người dùng tắt quảng cáo (ví dụ: tường quảng cáo)
  • Nội dung kiếm tiền và quảng cáo làm gián đoạn quá trình thao tác bình thường trên ứng dụng hoặc trải nghiệm chơi trò chơi nhưng không tắt được sau khi đã phát 5 giây
  • Nội dung kiếm tiền và quảng cáo không làm gián đoạn quá trình thao tác bình thường trên ứng dụng hoặc trải nghiệm chơi trò chơi thì có thể phát lâu hơn 5 giây (ví dụ: nội dung video có tích hợp quảng cáo).
  • Nội dung kiếm tiền và quảng cáo xen kẽ xuất hiện ngay khi ứng dụng khởi động
  • Nhiều vị trí đặt quảng cáo trên một trang (ví dụ: không được phép đặt quảng cáo dạng biểu ngữ chứa nhiều lời mời chào trong một vị trí hoặc đặt nhiều vị trí quảng cáo dạng biểu ngữ hoặc video).
  • Nội dung kiếm tiền và quảng cáo dễ gây nhầm lẫn với nội dung ứng dụng
  • Dùng các chiến thuật gây sốc hoặc đánh vào cảm xúc để khuyến khích người dùng xem quảng cáo hay mua hàng trong ứng dụng
  • Không phân biệt rõ ràng giữa việc mua hàng trong ứng dụng bằng tiền ảo trong trò chơi với việc mua bằng tiền thật

Ví dụ về các trường hợp vi phạm phổ biến

  • Nội dung kiếm tiền và quảng cáo di chuyển để tránh ngón tay của người dùng khi người dùng cố gắng tắt quảng cáo đó
  • Nội dung kiếm tiền và quảng cáo không đưa ra cho người dùng cách để thoát khỏi lời mời sau năm (5) giây, như mô tả trong ví dụ sau:
    Cách kiếm tiền trên Google Play

  • Nội dung kiếm tiền và quảng cáo chiếm phần lớn màn hình mà không cung cấp cho người dùng cách thức rõ ràng để tắt quảng cáo đó, như mô tả trong ví dụ sau:

    Cách kiếm tiền trên Google Play

  • Quảng cáo dạng biểu ngữ chứa nhiều ưu đãi, như mô tả trong ví dụ sau:
    Cách kiếm tiền trên Google Play
  • Nội dung kiếm tiền và quảng cáo có thể khiến người dùng tưởng nhầm là nội dung của ứng dụng, như mô tả trong ví dụ sau:
    Cách kiếm tiền trên Google Play
  • Các nút, quảng cáo hoặc nội dung kiếm tiền quảng bá trang thông tin khác của bạn trên Cửa hàng Google Play nhưng có thể gây nhầm lẫn với nội dung của ứng dụng, như mô tả trong ví dụ sau:
    Cách kiếm tiền trên Google Play

Sau đây là một số ví dụ về nội dung quảng cáo không phù hợp và không nên cho trẻ em thấy.

  • Nội dung nghe nhìn không phù hợp: Quảng cáo về các chương trình truyền hình, phim, album nhạc hoặc các nội dung nghe nhìn khác không phù hợp với trẻ em.
  • Phần mềm có thể tải xuống và trò chơi điện tử không phù hợp: Quảng cáo cho các phần mềm có thể tải xuống và trò chơi điện tử không phù hợp với trẻ em.
  • Các chất bị kiểm soát hoặc có hại: Quảng cáo về rượu, thuốc lá, các chất bị kiểm soát hoặc các chất có hại khác.
  • Cờ bạc: Quảng cáo cho chương trình khuyến mãi rút thăm trúng thưởng, cuộc thi hoặc cờ bạc được mô phỏng, ngay cả khi việc tham gia được miễn phí.
  • Nội dung khiêu dâm và dành cho người trưởng thành: Quảng cáo có nội dung tình dục, khiêu dâm và dành cho người trưởng thành.
  • Hẹn hò và làm quen: Quảng cáo về các trang web hẹn hò và làm quen cho người trưởng thành.
  • Nội dung bạo lực: Quảng cáo có nội dung bạo lực và phản cảm không phù hợp với trẻ em.

SDK quảng cáo

Nếu bạn phân phát quảng cáo trong ứng dụng và ứng dụng đó chỉ dành cho trẻ em, thì bạn phải sử dụng SDK quảng cáo có chứng nhận của Google Play. Nếu ứng dụng của bạn dành cho cả trẻ em và người dùng trưởng thành, thì bạn phải thực hiện biện pháp xác minh độ tuổi, chẳng hạn như biện pháp sàng lọc độ tuổi theo cách không thúc đẩy gian lận, và đảm bảo rằng quảng cáo hiển thị cho trẻ em chỉ xuất phát từ một trong các SDK quảng cáo có chứng nhận của Google Play. Các ứng dụng trong chương trình Thiết kế cho Gia đình chỉ được phép sử dụng SDK quảng cáo tự chứng nhận.

Vui lòng tham khảo trang chính sách của Chương trình quảng cáo dành cho gia đình để biết thêm thông tin chi tiết về những yêu cầu này và xem danh sách các SDK quảng cáo được chấp nhận ở thời điểm hiện tại.

Nếu bạn sử dụng AdMob, hãy tham khảo Trung tâm trợ giúp của AdMob để biết thêm thông tin chi tiết về các sản phẩm của AdMob.

Bạn có trách nhiệm đảm bảo ứng dụng của mình đáp ứng tất cả yêu cầu liên quan đến quảng cáo, mua hàng trong ứng dụng và nội dung thương mại. Hãy liên hệ với (các) nhà cung cấp SDK quảng cáo cho bạn để tìm hiểu thêm về chính sách nội dung và phương pháp quảng cáo của họ.

Mua hàng trong ứng dụng

Google Play sẽ xác thực lại tất cả người dùng trước mọi giao dịch mua hàng trong ứng dụng trong các ứng dụng tham gia chương trình Thiết kế cho gia đình. Biện pháp này là để đảm bảo rằng người phê duyệt các giao dịch mua là những người chịu trách nhiệm về tài chính chứ không phải trẻ em.

Bạn cần trợ giúp thêm?

Đăng nhập để xem thêm tùy chọn hỗ trợ giúp nhanh chóng giải quyết sự cố