Cảm nghĩ về món bánh chưng ngày Tết

Nhắc đến Tết, mọi người vẫn nghĩ ngay đến những bữa cơm tất niên ngày cuối năm, mâm cơm cúng kiếng, đưa rước ông bà, là bữa tiệc đoàn viên của gia đình, là những món ngon được sẻ chia, mời mọc láng giềng, bạn bè. Chính vì lẽ đó, ẩm thực ngày Tết vẫn luôn là một nét văn hoá hết sức đa dạng, phong phú và mang đậm dấu ấn Việt.Bánh muốn ngon thì phải chuẩn bị nguyên liệu thật chu đáo, gạo ngâm đãi thật kỹ, đậu xanh đồ vừa chín tới, thịt có cả nạc, bì, mỡ, ướp đủ gia vị, gói xong phải luộc ngay bánh mới xanh. Để chiếc bánh vuông đẹp, "chín rền" thì lúc gói phải “đỗ trong gạo, gạo trong lá”, gói chặt tay, không cần ép mà bánh vẫn để được lâu. Khi vớt ra, bánh có màu sắc xanh dịu nhẹ của lá dong, có độ dẻo ngọt của nếp, vị thơm của đậu xanh, béo ngậy của thịt lợn, tất cả hòa quyện thành một món ăn vừa thơm ngon, vừa độc đáo. Khi ăn bánh chưng, người ta có thể chấm với nước mắm thật ngon, thêm củ hành muối, củ cải dầm hay dưa góp sẽ càng đậm đà, khó quên.

    Vẫn gạo nếp, đậu xanh, nhân thịt, lá dong, lạt mềm, bánh chưng đã trở thành một nét văn hóa, một món ăn truyền thống và lâu đời ở Việt Nam. Nét độc đáo này đã góp phần làm đẹp hình ảnh Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Dù ai xa quê cũng mong được về nhà bên nồi bánh chưng mỗi dịp giao thừa đón năm mới.

Dàn ý số 1

1. Mở bài

Giới thiệu vài nét đơn giản về bánh chưng.

2. Thân bài

– Nguồn gốc bánh chưng

Bánh chưng được ra đời từ rất lâu, loại bánh này có liên quan đến Lang Liêu trong thời vua Hùng Vương thứ 6, đây chính là người đã làm ra. Bánh chưng luôn muốn nói rằng sự quan trọng vai trò hết sức lớn lao của nền văn minh lúa nước.

– Ý nghĩa của loại bánh này

Bánh chưng mô phỏng và tượng trưng cho đất, nhắc nhớ con người phải biết ơn mảnh đất đã nuôi sống chúng ta.

– Cách làm thế nào

Chuẩn bị nguyên liệu:

+ Lá dong, lá chuối dùng gói bánh

+ Gạo nếp ngon

+ Thịt mỡ, đậu xanh làm nhân bánh

Thực hiện:

+ Công đoạn gói bánh

+ Công đoạn luộc bánh

+ Công đoạn ép và bảo quản bánh khi bánh chưng đã chín.

Bánh chưng dùng làm gì?

+ Bánh chưng để biếu cho người thân, bạn bè.

+ Dùng chiêu đãi khách đến nhà.

+ Thờ cúng tổ tiên trong ngày tết.

– Tầm quan trọng, vị thế của bánh chưng

3. Kết bài

Bánh chưng loại bánh có truyền thống lâu đời trong lịch sử dân tộc, trải qua hàng nghìn năm bánh vẫn không có nhiều sự thay đổi và vẫn giữ nguyên tinh thần đến ngày nay. Bánh chưng vẫn là nét đẹp trong ẩm thực và nhắc nhở con người về nền văn minh lúa nước.

Dàn ý số 2

 I. Phần mở bài: Nêu vài nét về bánh chưng

Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về người người là nô nức sắm sửa chuẩn bị những món ăn Tết để chiêu đãi bạn bè, người thân. Trong đó bánh chưng là món ăn dân tộc không thể thiếu, bánh chưng có lịch sử lâu đời và trở thành nét ẩm thực quan trọng của người Việt.

II. Phần thân bài

Nguồn gốc của bánh chưng

– Vua Hùng thứ 6 tổ chức cúng tổ tiên, yêu cầu các con phải dâng lên tổ tiên những món ngon vật lạ.

– Lang Liêu được thần mách bảo tạo ra bánh chưng, bánh giầy để dâng vua.

– Từ đó đến nay đã hàng ngàn năm nhưng bánh chưng vẫn được lưu giữ và nhân dân thường nấu bánh chưng thờ cúng tổ tiên mỗi dịp Tết.

Hướng dẫn cách làm bánh chưng

– Nguyên liệu chính: nếp, lá dong, thịt, đậu xanh

+ Nếp chọn những hạt chắc, tròn.

+ Đậu xanh nên chọn loại có màu vàng đẹp để làm nhân bánh chưng.

+ Lá dong cần phải tươi, gân chắc, không bị rách. Lá dong ảnh hưởng trực tiếp đến độ ngon của bánh chưng.

+ Thịt: chọn loại thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, thịt thường được xay nhuyễn trước khi làm nhân.

– Gói bánh

+ Thường dùng khuôn để gói bánh chưng cho đẹp.

+ Khéo léo gấp 4 góc lá dong lại, bên trong gồm có nhân [đậu, thịt, nếp].

+ Dùng dây để gói bánh chưng lại, dây giúp nhân bên trong không bị xê dịch trong quá trình nấu bánh.

– Nấu bánh chưng

+ Tùy theo số lượng mà chuẩn bị nồi to hay nhỏ.

+ Đổ nước vào nồi, cho bánh chưng vào và nấu bằng củi trong thời gian từ 6 đến 10 tiếng.

+ Phải nấu lâu để bánh chưng chín đều và ngon hơn.

– Trang trí

+ Bánh chưng sau khi chín nhẹ nhàng gỡ bánh. Cắt bánh cho ra đĩa.

+ Ăn kèm bánh chưng với nước chấm hoặc một số món khác như củ hành muối, dưa món….

– Dùng bánh chưng để làm gì?

+ Những chiếc bánh đẹp thờ cúng trên bàn thờ tổ tiên.

+ Bánh chưng đãi khách đến nhà hoặc làm quà biếu.

+ Dùng ăn trong nhà trong những ngày Tết.

– Ý nghĩa bánh chưng

+ Món ăn truyền thống dân tộc, tượng trưng cho sự tròn đầy và hạnh phúc trong năm mới.

+ Đề cao nền văn minh lúa nước và sự biết ơn đối với tổ tiên.

III. Phần kết bài Nêu vị trí của bánh chưng món ăn dân tộc trong những ngày Tết.

Dịp Tết nhà nào cũng có nồi bánh chưng tượng trưng cho sự tròn đầy, sum họp, ấm áp của những người con học tập, làm việc xa nhà. Tết có bánh chưng cũng thể hiện sự biết ơn đối với tổ tiên, thế hệ đi trước.

Dàn ý số 3

1. Mở bài

Giới thiệu vài nét đơn giản về bánh chưng.

2. Thân bài

– Nguồn gốc bánh chưng

Bánh chưng được ra đời từ rất lâu, loại bánh này có liên quan đến Lang Liêu trong thời vua Hùng Vương thứ 6, đây chính là người đã làm ra. Bánh chưng luôn muốn nói rằng sự quan trọng vai trò hết sức lớn lao của nền văn minh lúa nước.

–  Ý nghĩa của loại bánh này

Bánh chưng mô phỏng và tượng trưng cho đất, nhắc nhớ con người phải biết ơn mảnh đất đã nuôi sống chúng ta.

– Cách làm thế nào

Chuẩn bị nguyên liệu:

+ Lá dong, lá chuối dùng gói bánh

+ Gạo nếp ngon

+ Thịt mỡ, đậu xanh làm nhân bánh

Thực hiện:

+ Công đoạn gói bánh

+ Công đoạn luộc bánh

+ Công đoạn ép và bảo quản bánh khi bánh chưng đã chín.

Bánh chưng dùng làm gì ?

+ Bánh chưng để biếu cho người thân, bạn bè.

+ Dùng chiêu đãi khách đến nhà.

+ Thờ cúng tổ tiên trong ngày tết.

– Tầm quan trọng, vị thế của bánh chưng

3. Kết bài

Bánh chưng loại bánh có truyền thống lâu đời trong lịch sử dân tộc, trải qua hàng nghìn năm bánh vẫn không có nhiều sự thay đổi và vẫn giữ nguyên tinh thần đến ngày nay. Bánh chưng vẫn là nét đẹp trong ẩm thực và nhắc nhở con người về nền văn minh lúa nước.

Dàn ý số 4

. Mở bài:

– Giới thiệu món ăn truyền thống của dân tộc: Bánh chưng

– Đây là món ăn đặc trưng, không thể thiếu trong mâm cỗ Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.

II. Thân bài:

1. Nguồn gốc bánh chưng

– Sự tích bánh chưng:

+ Bánh chưng được lưu truyền thuyết liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6

+ Món bánh này nói đến sự nhắc nhở của Vua đến sự quan tâm đến và biết ơn đến lúa nước.

– Quan niệm dân gian về bánh chưng:

+ Bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa

+ Bánh chưng tượng trưng cho trời

2. Nguyên liệu làm bánh

– Lá gói bánh

– Lạc buộc

– Gạo nếp

– Đỗ xanh

– Gia vị khác

3. Công đoạn gói bánh chưng

– Lá gói: lá dong hoặc lá chuối, rửa lá cho sạch rồi đem phơi ráo nước

– Gạo nếp: được vo sạch, ngâm để hạt được mềm

– Đỗ xanh: ngâm tách vỏ, giã nhuyễn [hoặc để chỉ tách đôi ở một số địa phương] trộn với thịt

– Thịt lợn: rửa sạch, cắt nhỏ và ướp gia vị

4. Quy trình thực hiện:

– Gói bánh: bánh được gói bằng tay, có thể sử dụng khuôn bánh vuông vắn tùy theo kích thước mỗi nơi để bánh có diện mạo bắt mắt nhất.

– Luộc bánh: bánh được xếp vào nồi luộc trong khoảng 6 đến 12 tiếng [tùy loại bánh]

– Sử dụng bánh:

+ Bánh ăn hàng ngày: bánh chưng được cắt thành 8 miếng và được ăn từ đêm 30 Tết

+ Bánh được dùng để cúng vào ngày tết [bánh bày trên bàn thờ tổ tiên]

+ Bánh được dùng để biếu tặng

III. Kết bài:

– Khẳng định bánh chưng là món ăn truyền thống của dân tộc Việt Nam

– Chúng ta nên lưu giữ truyền thống của dân tộc.

Dàn ý số 5

Mở bài

Nêu khái quát một và nét đặc trưng về bánh chưng

Thân bài

Cần đảm bảo các luận điểm

Nguồn gốc ra đời

Cách làm: Nguyên liệu, gói bánh, nấu bánh, ép bánh

Ý nghĩa

Kết bài

Khẳng định giá trị của bánh chưng và nêu suy nghĩ của mình.

Chi tiết dàn ý thuyết minh về bánh chưng

Ngay bây giờ, hãy cùng Báo Song Ngữ lập dàn ý chi tiết cho đề tài thuyết minh về bánh chưng nhé.

Bài 1:

Cách làm bánh chưng

Mở bài

Giới thiệu một số nét: Bánh chưng là một món ăn dân tộc truyền thống của người Việt Nam, có nguồn gốc lịch sử hàng ngàn năm và vẫn luôn được lưu giữ đến hiện tại – tương lai, là đặc trưng của ngày Tết cổ truyền…

Thân bài

Nguồn gốc

Bánh chưng gắn liền với sự tích “Bánh chưng Bánh dày” của chàng hoàng tử Lang Liêu – đời vua Hùng thứ 6. Trong một giấc mơ, có một vị thần đã nói cho chàng cách làm bánh từ gạo nếp. Hôm sau chàng đã làm Bánh chưng – Bánh dày để dâng lên vua cha với ý nghĩa bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh dày tượng trưng cho trời, nhân bánh là vạn vật sinh sôi. Vua cha thấy bánh ngon và ý nghĩa đã truyền ngôi cho Lang Liêu, và bánh chưng cũng ra đời từ đó.

Cách làm

– Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Gạo nếp loại ngon

Thịt mỡ [nên là thịt ba chỉ]

Đỗ xanh đã xay vỏ

Lá dong hoặc lá chuối để gói bánh

Lạt buộc

Gia vị: tiêu, đường, muối, hành củ…

– Thực hiện:

Công đoạn gói bánh: xếp lá dong so le nhau, cho một bát gạo nếp rồi đến nửa bát đỗ xanh, đặt thịt lên trên và đổ đỗ xanh, gạo nếp lên trên, sao cho gạo nếp phủ kín đỗ xanh và thịt. Dùng lạt buộc chặt lại để cố định bánh.

Công đoạn luộc bánh: khi luộc lửa phải luôn cháy đều, nước trong nồi luôn ngập bánh, lật những chiếc bánh phía trên để chúng chín đều.

Công động ép nước: xếp bánh lên một mặt phẳng, dùng một mặt phẳng khác đè lên để ép nước, ép trong khoảng 2 – 3 giờ.

Công đoạn bảo quản bánh: để bánh ở những nơi khô ráo, thoáng mát.

Ý nghĩa của bánh chưng

Tượng trưng cho đất, nhắc nhở con người hãy ghi nhớ mảnh đất mà mình đang sinh sống, trồng trọt và chăn nuôi.

Thể hiện sự biết ơn, lòng thành kính đối với cha ông, tổ tiên, những thế hệ đi trước

Tôn vinh nền văn hóa lúa nước của người Việt Nam thuở sơ khai…

Kết bài

Bánh chưng là loại bánh truyền thống lâu đời của người Việt Nam, là biểu tượng của tinh hoa ẩm thực và tâm linh của dân tộc.

Video liên quan

Chủ Đề