Cầu chương dương ở đâu

  • Nguyễn Văn Cừ, P. Bồ Đề, Q. Long Biên, Tp. Hà Nội

 Các đơn vị tham gia:

Chủ đầu tư công trình: Bộ GTVT

Đơn vị TVTK: Xí nghiệp khảo sát thiết kế Cầu Lớn-Hầm, nay là công ty C.P TVTK Cầu Lớn - Hầm

Đơn vị thi công: Liên hiệp các xí nghiệp xây dựng cầu Thăng Long, và Liên hiệp các xí nghiệp xây dựng giao thông 1

Vị trí xây dựng và phạm vi dự án:

Vị trí: Cầu Chương Dương vượt sông Hồng nối quận Long Biên với quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

Phạm vi dự án: Chiều dài cầu 1210,95m.

Quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật:

Quy mô công trình: cầu được thiết kế vĩnh cửu bằng thép và BTCT

Sơ đồ cầu:

Sơ đồ nhịp dẫn phía quận Long Biên: L=61,78m gồm 3 nhịp giản đơn thép BTCT liên họp bố trí theo sơ đồ I [11,40+17,15+30,54]m.

Sơ đồ nhịp giàn thép: L=990,50m gồm 1 liên dầm liên tục 3 nhịp bố trí theo sơ đồ [88+92+90]=270,0m và 8 nhịp dàn giản đơn L=89,28m Ị

Sơ đồ nhịp dẫn phía quận Hoàn Kiếm: L=153,53m gồm 6 nhịp giản đơn thép BTCT liên hợp bố trí theo sơ đồ I [17,15+17,15+31,23+27,85+27,85+27,5]m.

Bề rộng cầu: B=20,16m;

Tốc độ thiết kế: 40Km/h;

Tải trọng thiết kế: Hoạt tải: đoàn xe H-30, xe bánh XB-80, người 0,3T/m2

Tĩnh không thông thuyền: BxH= 80x10m

Tổng mức đầu tư, nguồn vốn:

Nguồn vốn: Vốn ngân sách

Quá trình triển khai thực hiện: [ 1983 ~ 1985]

10/10/2010


Cầu Chương Dương là cây cầu thứ ba bắc qua sông Hồng, nối nội thành với huyện Gia Lâm, được thực hiện từ năm 1983 song song với công trình cầu Thăng Long và cách cầu Long Biên chừng 700m về phía hạ lưu. Đầu cầu phía Gia Lâm nối vào một con đường mới mở chạy tới cầu chui dài 2,8km được đặt tên Nguyễn Văn Cừ, đầu cầu phía nội thành nối vào đường Trần Nhật Duật, cách trung tâm Hà Nội khoảng 1km về hướng Bắc.

Cầu Chương Dương -- Ảnh: nguồn Vapa.org.vn

Được xây dựng theo quyết định của Hội đồng Bộ Trưởng ngày 22-09-1983, cầu Chương Dương là một công trình do cán bộ kỹ thuật và công nhân Việt Nam thiết kế và thi công, trên cơ sở tận dụng các dầm thép và vật tư sẵn có trong nước, mà trong quá trình thi công, đôi lúc đã phải gia cố sửa chữa các vật liệu, như mở rộng nhịp dầm, mở rộng lòng các dầm dàn hợp kim… Cầu có chiều dài 1.235m với 11 nhịp chính trên sông, mặt cầu rộng 19m, được phân thành 4 làn xe: hai làn ở giữa dành cho xe ô tô và 2 làn hai bên dành cho xe gắn máy.

Cầu Chương Dương -- Ảnh: nguồn Cand.com.vn

Hình thành trong một thời gian kỷ lục [2 năm] và đặc biệt tiết kiệm, cầu Chương Dương – chiếc cầu lớn đầu tiên bắc qua sông Hồng do Việt Nam thực hiện, đã nói lên tinh thần tự lực sáng tạo, đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của đội ngũ kỹ thuật cầu Việt Nam.

Mai Kim Thành

Page 2

10/10/2010


Cầu Thăng Long là chiếc cầu thứ hai bắc qua sông Hồng, nối huyện Đông Anh với huyện Từ Liêm, cách trung tâm Hà Nội khoảng 12km về hướng Bắc. Đầu cầu phía bờ Bắc là đất làng Đại Độ thuộc huyện Đông Anh và đầu cầu phía bờ Nam là đất làng Chèm thuộc huyện Từ Liêm.

Cầu Thăng Long -- Ảnh: nguồn Tuvanonline.com

Khởi công từ ngày 16-11-1974, ban đầu cầu do Trung Quốc viện trợ. Sau này do chính sách thù địch của chính quyền Bắc Kinh lúc bấy giờ, việc thi công bị chựng lại; cuối cùng họ đã rút hết chuyên gia về nước, cắt viện trợ và bỏ rơi công trình.

Cầu Thăng long -- Ảnh: nguồn Baodatviet.vn

Để công trình cầu không bị dở dang, từ tháng 6 - 1979 chính phủ Liên Xô đã giúp thiết kế lại và viện trợ toàn bộ trang thiết bị vật tư xây dựng cầu. Sau gần 5 năm thi công, đã có thể thông xe cơ giới và xe công vụ đường sắt dịp 19-05-1984.

Cầu được thiết kế hai tầng với mặt cầu rộng 20 mét, tầng trên gồm 4 làn xe và tầng dưới đặt hai đường sắt khổ rộng 1,435m, mỗi bên có đường xe thô sơ rộng 3,5m. Phần chính cầu gồm 15 nhịp dài 1.888m, nếu tính cả cầu dẫn thì phần đường sắt dài 5.500m, đường ô tô 3.112m và đường xe thô sơ 2.688m.

Có thể nói cầu Thăng Long là một kỷ niệm đẹp của Liên bang Xô Viết gởi lại cho nhân dân Việt Nam trước khi chuyển đổi thành Cộng hòa Nga ngày nay.

Mai Kim Thành

Page 3

10/10/2010


Cầu Long Biên là chiếc cầu đầu tiên bắc qua sông Hồng, nối thị trấn Gia Lâm với nội thành Hà Nội tại đường Trần Nhật Duật thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm, cách trung tâm Hà Nội 1,6km về hướng Bắc. Cầu được khởi công từ năm 1898 và khánh thành vào tháng 2 năm 1902 với sự chứng kiến của vua Thành Thái và Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Cầu được đặt tên là Doumer và đến sau ngày cách mạng tháng 8 năm 1945 được đổi tên thành Long Biên. Ngoài phần cầu chính với chiều dài 1.681m gồm 19 nhịp cầu, còn có phần cầu dẫn dài 596m với 125 vòm cho tàu hỏa đi về ga Hà Nội và ngược lại. Ban đầu cầu chỉ có lòng rộng 4,75m dành cho tàu hỏa, đến khoảng năm 1922 - 1923 cầu đã được thiết kế thêm phần đường dành cho xe ô tô rộng 2,2m mỗi bên.

Cầu Long Biên -- Ảnh: H. THƯƠNG [thethaovanhoa.vn – 19.6.2019]

Trong những năm Mỹ đánh phá miền Bắc bằng không quân [1965-1972], cầu đã trở thành mục tiêu và đã 14 lần bị tấn công với nhiều thiệt hại nặng nề, nhiều nhịp cầu bị cắt đứt; đến sau Hiệp định Paris 1973, cầu mới được sửa chữa lớn.

Ngày nay khi cầu Thăng Long và Chương Dương được xây dựng, cầu chỉ còn sử dụng cho tàu hỏa, khách bộ hành và các loại xe không động cơ lưu thông. Trong tương lai khi tuyến đường sắt được chuyển qua cầu Thăng Long, cái tên “Long Biên” có lẽ chỉ còn là hoài niệm.

Mai Kim Thành

Page 4

10/10/2010


Nằm cách trung tâm Hà Nội chừng 1,5km về hướng Tây Bắc, ngay khu vực phố cổ thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm, chợ Đồng Xuân là chợ đầu mối, trung tâm giao dịch mua bán hàng hóa lớn và sầm uất nhất miền Bắc.

Chợ Đồng Xuân về đêm -- Ảnh: nguồn Vietbao.vn

Nguyên chợ chính của Hà Nội là chợ Cầu Đông vốn nằm bên bờ sông Tô, vào đoạn giữa phố Hàng Đường hiện nay. Khi người Pháp lấp sông Tô vào năm 1889, họ đã dời chợ Cầu Đông cùng với chợ Bạch Mã về khu bãi cỏ thuộc phường Đồng Xuân lập nên chợ Đồng Xuân. Ban đầu chợ còn họp lộ thiên, sau xây cất thành 5 cầu chợ khung thép lợp tôn, mỗi cầu cao 19m và dài 52m. với vị trí gần ga đầu cầu Long Biên và gần sông Hồng, hàng hóa từ khắp nơi đổ về chợ Đồng Xuân hay từ đây tỏa đi các nơi đều rất thuận tiện.

Chợ đêm Hà Nội -- Ảnh: nguồn Traitimyenbai.net

Tháng 7 - 1994, sau một trận hỏa hoạn, chợ Đồng Xuân cùng với chợ Bắc Qua được xây dựng lại thành một khu chợ mới liên hoàn, khang trang với ba tầng lầu rộng rãi, riêng tại chợ Đồng Xuân mỗi tầng đều có mặt bằng đến 9.000m2 . Chợ hoạt động lại từ tháng 12 - 1996 với 2.224 sạp và 70 quầy bao quanh mặt ngoài chợ. Ngoài mặt tiền quay ra phố Đồng Xuân được bảo tồn phần kiến trúc mái của năm cầu chợ cũ, ba mặt chợ còn lại quay ra các phố Hàng Khoai, Nguyễn Thiện Thuật và Cầu Đông.

Mai Kim Thành

Page 5

10/10/2010


Trong số những công trình trọng điểm chào mừng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, có những công trình được thực hiện từ chủ trương xã hội hóa nhằm giảm nhẹ gánh nặng về phía chính quyền và huy động sức dân sức của trong nỗ lực vì lợi ích cộng đồng. Tiêu biểu trong số này phải kể đến “Con đường gốm sứ ven sông Hồng”, một công trình mà ngay từ khi manh nha đã có nhiều ý kiến phản bác hoặc ủng hộ nhưng cuối cùng cũng đã được hình thành nhờ quyết định số 4218/QĐ-UBND ngày 23-10-2007 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội

Phát khởi từ tấm lòng yêu Hà Nội, muốn góp phần làm đẹp thủ đô, Họa sỹ - Nhà báo Nguyễn Thu Thủy đã đề xuất ý tưởng “Con đường gốm sứ ven sông Hồng – quà tặng Thăng Long - Hà Nội 1000 năm” nhằm che đi những đoạn đê muôn thuở “xấu xí” và khoác vào đó một bộ mặt mới sinh động và hào nhoáng trong dịp đại lễ ngàn năm. Với sự chấp thuận của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, dự án nghệ thuật này được giao Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hà Nội làm đơn vị chủ trì, Công ty Nghệ thuật Tân Hà Nội là đơn vị triển khai và một Hội đồng nghệ thuật 9 thành viên từ Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội Mỹ thuật Hà Nội, Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Hà Nội, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hà Nội, Văn phòng Ban chỉ đạo 1000 năm Thăng Long Hà Nội và Sở Qui hoạch Kiến trúc Hà Nội.

Họa sĩ - nhà báo Nguyễn Thu Thủy, tác giả của dự án Con đường gốm sứ cùng các cộng sự làm việc tại hiện trường

Được sự tài trợ của Ford Foundation, Con đường Gốm sứ bắt đầu khởi công từ năm 2008, với chiều dài gần 3.950m và diện tích chừng 7.000m², là một bức tranh ghép gốm gồm 21 trường đoạn, chạy dài từ cửa khẩu An Dương đến cửa khẩu Vạn Kiếp. Đây thực sự là những tác phẩm nghệ thuật, chuyển tải nhiều chủ đề như giới thiệu các họa tiết hoa văn trong dòng chảy lịch sử từ Đông Sơn qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn, các hoa văn đặc trưng và tiêu biểu trên thổ cẩm, các tranh vẽ của thiếu nhi Việt Nam và quốc tế hướng về Hà Nội - thành phố vì hòa bình, tranh đương đại của các nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế, các danh lam thắng cảnh hay những tinh hoa từ các làng gốm Bát Tràng, Chu Đậu, Phù Lãng, Bàu Trúc, Bình Dương, Vĩnh Long…


Chuyển thể tranh Van Gogh

Không chỉ có sự tham gia của các nghệ sĩ trong nước như các nhà điêu khắc Bùi Viết Đoàn, Hà Huy Mười, các họa sĩ Lê Huy Tiếp, Ngô Bá Hoàng, Phan Thanh Sơn, Phạm Viết Hồng Lam…, Con đường Gốm sứ còn có sự góp mặt từ rất sớm của các nghệ sĩ nước ngoài như nghệ sĩ gốm Joel Bennett [Phó Giáo sư trường Đại học Mỹ thuật Santa Rosa – California, Mỹ] đến từ tháng 5-2007 tham dự trại sáng tác với các nghệ sĩ Việt Nam tại Bát Tràng, hai vợ chồng nghệ sĩ Jon Pounds và Olivia Gude [lãnh đạo Nhóm nghệ thuật công cộng Chicago – Mỹ] đã tới Việt Nam từ đầu năm 2008 và trực tiếp làm những viên gạch gốm đầu tiên, hai nghệ sĩ Pháp Jacob Raymond và Dominique De Miscault đã tự tay hoàn thành đoạn sử thi “Đẻ đất đẻ nước” của dân tộc Mường trên đường đê sông Hồng, nghệ sĩ gốm Đan Mạch Michael Geertsen tham gia hoàn thành 60m² đoạn tranh gốm hiện đại trên đê Yên Phụ, các nghệ sĩ Hà Lan tài trợ một đoạn tranh mang dấu ấn hội họa Van Gogh, nghệ sĩ Ý Giuseppe Mastropierro thiết kế một đoạn đường tranh gần nút cầu vượt Long Biên nêu bật nhiều nét tương đồng trong văn hóa Ý - Việt, nữ họa sĩ Mỹ Ana Tzarev với đoạn tranh rực rỡ các loài hoa nhiệt đới, 2 nghệ sĩ người Mỹ Joe Breman và Joe Bennett với đoạn tranh mang chủ đề “nhịp điệu âm nhạc”, nghệ sĩ gốm người Anh Paul Scott với đoạn tranh mosaic hoa lam nền trắng đơn giản, những tác phẩm của 3 nghệ sĩ Arghentina, nhiều nghệ sĩ đến từ các nước Hungary, Mexico, Brazil, Tây Ban Nha, Croatia, Đài Loan… đặc biệt Học viện Gốm sứ Ý đã chọn một người sang tham gia làm Con đường Gốm sứ bằng một cuộc thi được tổ chức hẳn hoi.

Con đường Gốm sứ đã được khánh thành ngày 25-9-2010 như một món quà mừng Thăng Long - Hà Nội 1000 năm, nhưng vượt lên trên, nó còn là một tín hiệu gởi tới cộng đồng, như điều mà nghệ sĩ Micheal Geertsen chia sẻ : “Nghệ thuật công cộng là cách tốt nhất để hướng con người tới tình yêu và trách nhiệm với công đồng”. Tin vui cũng đã đến với công trình văn hóa độc đáo này khi tác giả dự án được tôn vinh là một trong mười gương mặt tiêu biểu của thủ đô Hà Nội và bản thân công trình được chính thức ghi tên vào Kỷ lục Guiness thế giới [kỷ lục thế giới trước đây thuộc về Trung Quốc với bức tranh có độ dài 200m và cao 7,47m]. Các chuyên gia Guiness sẽ sang Việt Nam trao bằng chứng nhận kỷ lục này trong những ngày đầu tháng 10-2010.

Mai Kim Thành

Ảnh: LÊ BÍCH [VOV – 7.1.2010]

Page 6

10/10/2010


Nằm trên phần đất làng Thủ Lệ, một làng cổ đã có ít nhất từ thời Lý [thế kỷ 11], Công viên Thủ Lệ thuộc địa bàn quận Ba Đình, cách trung tâm Hà Nội 5km về hướng Tây.

Công viên Thủ Lệ -- Ảnh: nguồn Phovuong.com

Công viên rộng 29ha, chủ yếu dựa vào thế đẹp tự nhiên của núi Bò, hồ Linh Lang rộng trên 80.000m2 và cả những gờ đất chạy dài bên bờ hồ như bầy rồng rắn uốn lượn. Thêm vào đó, bên trong khu vực công viên còn có ngôi đền Thủ Lệ dựng từ đời Lý nằm ẩn mình thâm nghiêm bên những bóng si già rậm rạp đã điểm thêm nét cổ tích cho công viên vốn mang dáng dấp hiện đại này.

Công viên Thủ Lệ -- Ảnh: nguồn Mevabe.net

Trong công viên còn có Vườn Thú Hà Nội, là thành viên Hiệp Hội Vườn Thú Đông Nam Á [SEAZA] với nhiều chủng loại thú được giới thiệu: khu bò sát nuôi trăn, rắn, kỳ đà nằm trên dải đất có hồ nước đã có thể tạo nên các hang hốc thích hợp với đời sống tự nhiên; khu chim muông trải dài theo hai bên lối vào đền Thủ Lệ với sự góp mặt của công, trĩ, uyên ương, hạc, cò và các loại chim hót khác; khu thú dữ gồm một dãy chuồng nuôi các loại hổ, báo, gấu, sư tử…, xen vào đó còn có các loại thú hiền như hươu, nai, khỉ, vượn, chồn, cầy, voi… Đặc biệt còn có gần 40 loài động vật được ghi trong “sách đỏ” Việt Nam và một số động vật qúy hiếm khác, là quà tặng của bạn bè năm châu.

Mai Kim Thành

Page 7

10/10/2010


Nằm gọn giữa 4 phố Lê Duẫn, Đại Cồ Việt, Nguyễn Đình Chiểu, Trần Nhân Tông thuộc địa bàn quận Hai Bà Trưng, công viên Lê-Nin là một thắng cảnh thiên nhiên lớn nhất Hà Nội với diện tích 50ha, cách trung tâm thành phố khoảng 1,5km về phía Tây Nam.

Công viên Lê-Nin -- Ảnh: nguồn Vietnamnet.vn

Nguyên trước năm 1958, bao quanh hồ Bẩy Mẫu là một bãi rác của thành phố Hà Nội. Đến năm 1958, nơi đây mới được cải tạo thành công viên làm nơi giải trí cho nhân dân; sau hai năm xây dựng, công viên đã có thể mở cửa đón khách. Lúc đầu nhằm biểu lộ tình cảm và khát vọng của người dân thủ đô, công viên được đặt tên “Thống Nhất”; đến ngày 19-04-1980, dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Lê-Nin, UBND thành phố Hà Nội đã quyết định chọn tên Lê-Nin đặt cho công viên này.

Công viên Lê-Nin -- Ảnh: vn.360plus.yahoo.com

Trong công viên, tại hồ Bẩy Mẫu có đảo Hòa Bình là nơi tụ hội của họ hàng nhà cò – đây là nơi yên tĩnh để có thể nghỉ ngơi thư giãn tinh thần, bình thơ, đánh cờ hay hàn huyên tâm sự. Công viên cũng còn thu hút khá đông người đến đây vào sáng sớm hay sau giờ làm việc chiều để tập thể dục, hít thở khí trời trong lành.

Vào dịp Tết cổ truyền hằng năm, Hội Hoa Xuân được tổ chức đã tụ hội nghệ nhân khắp nước, đem về đây những công trình tài khéo cho công chúng thưởng lãm, đã làm cho công viên lộng lẫy hơn và đậm tính nhân bản.

Mai Kim Thành     

Page 8

10/10/2010


“Hà Nội – 36 phố phường” có thời là cụm từ cửa miệng nói lên nét đặc trưng của vùng đất “kinh kỳ kẻ chợ” với “phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ”. Trong thực tế, ngay từ thời Trần, khu vực hành chánh này có đến 61 phường, sang đến thời Lê còn lại 36 phường và tổ chức hành chánh này đã không biến động trong suốt gần ba thế kỷ.

Những ngôi nhà cổ dọc phố Hàng Đào - phía bắc hồ Hoàn Kiếm

Từ một đơn vị hành chánh, thuật ngữ “phường” có lúc được dùng để chỉ một hội, nhóm hành nghề hoặc lẫn lộn cả hai chức năng như phường nghề nông, phường thủ công hay phường buôn bán mà trong số đó, các phường nghề nông nhờ ít biến động nên đến nay có phường vẫn còn giữ nguyên tên gọi cũ như Nghi Tàm, Quảng Bá, Tây Hồ, Xã Đàm, Thịnh Quang… Cùng với quá trình đô thị hóa, nhiều phường đã trở thành phố theo nghĩa là khu buôn bán tập trung như phường Giang Khẩu [sau đổi là Hà Khẩu] ở ngay cửa sông Tô Lịch mà ngày nay nằm giữa các phố Nguyễn Siêu và Hàng Buồm - Chợ Gạo đã từng là một nơi “trên bến dưới thuyền”, nhộn nhịp thương nhân trong và ngoài nước.

Dây điện giăng trên đầu

“36 phố phường” ngày nay được cô đọng trong một khu tam giác phố cổ, đúng hơn là một khu hình thang với đỉnh là phố Hàng Đậu, đáy là dãy phố Hàng Bông - Hàng Gai - Cầu Gỗ - Hàng Thùng, hai cạnh còn lại là dãy phố Trần Nhật Duật - Trần Quang Khải và Hàng Cót - Hàng Gà - Hàng Điếu - Hàng Da với diện tích khu vực chừng 100ha, một thời tập trung đủ các phường hội thủ công và mỗi phố mang tên một mặt hàng sản xuất hay kinh doanh nên đa phần tên phố đều được bắt đầu bằng chữ “Hàng”. Nơi đây nhà phố đều cấu trúc theo kiểu “nhà ống” bề ngang chỉ từ 3m - 4m nhưng chiều sâu lại đến 50m, 60m hoặc hơn, có khi thông ra một ngõ hay phố khác và có bố cục khá giống nhau: gian ngoài là chỗ bán hàng hoặc làm hàng, tiếp đến là một khoảng sân trời để lấy ánh sáng – tại đây thường được bài trí cây cảnh, dàn hoa, bể cạn với non bộ để nuôi cá vàng; gian nhà trong mới là nơi ăn ở và kế đó là khu phụ trợ.

Ăn uống ở vỉa hè

Tại khu vực này phần lớn nhà ở đều chỉ có một tầng, lợp bằng những viên ngói vảy cá xinh xắn. Một số nhà còn xây thêm tầng gác nhưng do luật lệ khắt khe của các triều đại ngày trước nên gác thường không cao và rất ít thấy trổ cửa sổ hoặc nếu có thì cũng rất nhỏ. Rải rác cũng còn hiện diện nhiều đình, đền, chùa, miếu mà trước hết là nơi thờ tự của các làng, thôn, phường cũ, như đình Tú Đình Thị ở 2A ngõ Yên Thái do dân làng Quất Động [Hà Tây] dựng để thờ tổ nghề thêu, đình 38 Hàng Đường là của làng Đức Môn mà phố này ngang qua, đình Hoa Lộc ở 90 Hàng Đào được lập bởi phường nhuộm màu gốc Đan Loan [Hải Hưng], chùa Huyền Thiên ở 54 Hàng Khoai là của làng Huyền Thiên…

Chợ ở phố cổ

Ngày nay do những áp lực của một xã hội phát triển cùng với sự thờ ơ của con người, các khu phố cổ đang dần mai một hoặc bị thay thế bởi những kiến trúc hiện đại nhưng đó đây vẫn còn phảng phất nét cổ kính đầy quyến rủ và cái không gian văn hóa bàng bạc dấu xưa ấy cũng đủ tạo ấn tượng để “người về nhớ cảnh ngẩn ngơ”…

Mai Kim Thành     

Ảnh: CHRIS ANDERSON – CNNGO [nguồn Tuổi Trẻ Online – 7.7.2010]

Page 9

10/10/2010


Nằm ngay đầu phố Lê Thánh Tông trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, cách trung tâm Hà Nội chừng 500m về hướng Đông Nam, Nhà Hát Thành Phố là một công trình mô phỏng kiến trúc Nhà Hát Opera Paris, độc đáo với mặt chính quay ra quảng trường 19 - 8 tuy không rộng nhưng cũng đủ tôn thêm vẻ tráng lệ cho công trình nhờ gắn với trục đường Tràng Tiền - Hàng Khay sầm uất vào bậc nhất thủ đô.

Nhà hát Thành phố -- Ảnh: nguồn Cuocsongviet.com

Được người Pháp xây dựng từ năm 1901, đến năm 1911 mới hoàn thành với chi phí lên đến 800.000 đồng Đông Dương; nhà hát có tổng diện tích 2.600m2 với chiều cao 34m tính từ mặt đường lên đến đỉnh cao nhất, sân khấu được thiết kế theo kiến trúc Hy Lạp và khán phòng có sức chứa 870 người. Ban đầu nơi đây được gọi nôm na là Nhà Hát Lớn do quy mô kiến trúc lúc bấy giờ; đến sau ngày giải phóng Hà Nội 10-10-1945, mới chính thức được gọi là Nhà Hát Thành Phố.

Trải qua thời gian và chiến tranh, công trình đã bị hư hỏng nhiều nên vào năm 1997, với sự giúp đỡ của chính phủ Pháp, Nhà Hát đã được tu sửa phục chế đúng như nguyên mẫu ban đầu. Các trang thiết bị cũng được nâng cấp hiện đại hóa để Nhà Hát có thể hoạt động hiệu quả hơn trong nhiều loại hình sân khấu, với phương châm “mở rộng giao lưu quốc tế và gìn giữ phát huy những giá trị văn hóa dân tộc”.

Mai Kim Thành

Video liên quan

Chủ Đề