Cơ chế kinh tế thị trường được quy định lần đầu tiên trong hiến pháp năm nào

Cơ chế kinh tế thị trường được quy định lần đầu tiên trong hiến pháp năm nào
Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946, tại Nhà hát Lớn Hà Nội. (Ảnh tư liệu)

(Stxdd.thanhuytphcm.vn) - 75 năm trước, ngày 9/11/1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Dù đã 3/4 thế kỷ trôi qua, nhưng tư tưởng vượt thời đại của bản Hiến pháp này vẫn vẹn nguyên những giá trị sâu sắc, đặc biệt là tư tưởng về quyền con người, quyền công dân...

Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết của chính quyền nhân dân là tổng tuyển cử tự do và soạn thảo hiến pháp. Ngày 20/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 34-SL thành lập Ủy ban Dự thảo Hiến pháp, gồm 7 thành viên: Hồ Chí Minh, Vĩnh Thụy (cựu hoàng Bảo Đại), Đặng Thai Mai, Vũ Trọng Khánh, Lê Văn Hiến, Nguyễn Lương Bằng, Đặng Xuân Khu (Trường Chinh).

Ngày 2/3/1946, kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa I đã bầu Ban Dự thảo Hiến pháp (Tiểu ban Hiến pháp) chịu trách nghiên cứu dự thảo hiến pháp, gồm 11 thành viên. Ngày 29/10/1946, Tiểu ban được mở rộng thêm 10 đại biểu đại diện cho các nhóm, các vùng và đồng bào thiểu số để tu chỉnh dự thảo và trình ra Quốc hội ngày 2/11/1946 để Quốc hội thảo luận, sửa chữa và thông qua.

Bản Hiến pháp được Quốc hội thông qua vào ngày 9/11/1946, tại kỳ họp thứ 2, với 240 phiếu tán thành trên tổng số 242 phiếu, gồm 7 chương, 70 điều.

Lời nói đầu khẳng định 3 nguyên tắc cơ bản: “Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái, trai, giai cấp, tôn giáo”; “Đảm bảo các quyền tự do dân chủ”; “Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân”.

Chương I quy định chính thể của Việt Nam là dân chủ cộng hòa.

Chương II quy định nghĩa vụ và quyền lợi công dân, xác nhận sự bình đẳng về mọi phương diện của tất cả công dân Việt Nam trước pháp luật.

Chương III quy định về nghị viện nhân dân.

Chương IV quy định về chính phủ - cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc.

Chương V quy định phương diện hành chính, bộ, tỉnh, huyện, xã; quy định về cơ quan hành chính (ủy ban hành chính và hội đồng nhân dân) các cấp.

Chương VI quy định về cơ quan tư pháp bao gồm tòa án tối cao, các tòa án phúc thẩm, các tòa án đệ nhị cấp và sơ cấp.

Chương VII quy định về việc sửa đổi Hiến pháp, trong đó có quyền phúc quyết hiến pháp của dân.

Sau khi Hiến pháp được thông qua, Quốc hội ra nghị quyết giao nhiệm vụ cho Ban Thường trực Quốc hội “cùng với chính phủ ban bố và thi hành Hiến pháp khi có điều kiện”, “trong thời kỳ chưa thi hành được Hiến pháp thì chính phủ phải dựa vào những nguyên tắc đã định trong Hiến pháp để ban hành các sắc luật”. Tuy nhiên, ngày 19/12/1946, toàn quốc kháng chiến, vì vậy, việc tổ chức tổng tuyển cử bầu Nghị viện nhân dân không có điều kiện để thực hiện, do đó Hiến pháp 1946 chưa chính thức được thi hành trong thực tiễn.

Với Hiến pháp năm 1946, lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam, hai tiếng thiêng liêng “công dân” đã được ghi nhận trong văn bản pháp lý cao nhất của quốc gia. Hiến pháp quy định tất cả công dân Việt Nam ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa và đều bình đẳng trước pháp luật, đồng thời hiến định về nghĩa vụ gắn liền với quyền của công dân, đó là người dân được hưởng các quyền do Hiến pháp quy định nhưng phải có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, tôn trọng Hiến pháp và tuân theo pháp luật. Sau hơn 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ, hàng ngàn năm dưới chế độ phong kiến, lần đầu tiên những đối tượng chịu thiệt thòi trong xã hội như đồng bào dân tộc thiểu số đã được Hiến pháp 1946 quan tâm. Quyền bình đẳng phụ nữ, việc chăm sóc người già, người tàn tật, trẻ em đã được ghi trang trọng trong Hiến pháp…

Cơ chế kinh tế thị trường được quy định lần đầu tiên trong hiến pháp năm nào
Nghị quyết của Quốc hội ủy nhiệm cho Chính phủ và Ban Thường trực Quốc hội thi hành Hiến pháp 1946. (Ảnh tư liệu)

Giáo sư luật học Phạm Duy Nghĩa đã khẳng định Hiến pháp 1946 là “bản hiến văn dân chủ vào loại bậc nhất Đông Nam châu Á lúc bấy giờ” và “đã có thể là một bản khế ước tốt để ràng buộc và khống chế công bộc với lợi ích của ông chủ nhân dân”. Theo ông, Hiến pháp 1946 vẫn phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của Việt Nam và “vẫn còn nguyên giá trị cho một xã hội dân chủ pháp quyền ở Việt Nam”. Tiến sĩ Nguyễn Minh Tuấn, Đại học Saarland, Cộng hòa liên bang Đức, cho rằng, điểm khác biệt và là nét độc đáo của Hiến pháp 1946 so với các bản Hiến pháp sau này là không theo bất kỳ một nguyên mẫu hiến pháp nào có sẵn trong lịch sử. Sau khi Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thành công, có một bản hiến pháp rất nổi tiếng và có hiệu lực ở Liên Xô thời điểm đó là Hiến pháp năm 1936, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh, một người chịu ảnh hưởng sâu sắc của chủ nghĩa Mác – Lênin, cũng không xem đây là khuôn mẫu khi xây dựng Hiến pháp 1946.

Những quy định của Hiến pháp 1946, nhất là về quyền con người, quyền công dân, đã được các bản hiến pháp sau này kế thừa, phát triển, đặc biệt là trong Hiến pháp 2013. Hiến pháp 1946 quy định rất cụ thể rằng khi tư pháp chưa quyết định thì không được bắt bớ và giam cầm công dân Việt Nam. Hiến pháp quy định không ai được xâm phạm nhà ở và thư tín một cách trái pháp luật. Quyền tư hữu tài sản của công dân được Hiến pháp bảo đảm. Điều 10 Hiến pháp 1946 quy định rõ ràng các quyền tự do cá nhân: “Công dân Việt Nam có quyền: tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài”.

Điều thứ 30 Hiến pháp 1946 quy định Nghị viện họp công khai thì người dân được vào nghe.

Hiến pháp 1946 cũng quy định quyền sửa đổi Hiến pháp là quyền của toàn dân, tức người dân phúc quyết Hiến pháp. Điều 70 quy định: “Sửa đổi Hiến pháp phải theo cách thức:

a) Do hai phần ba tổng số nghị viên yêu cầu.

b) Nghị viện bầu ra một ban dự thảo những điều thay đổi.

c) Những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết”.

Có thể thấy, Hiến pháp năm 1946 đã hiến định những quy định tiến bộ so với thực tiễn lịch sử thế giới khi ấy. Nhiều các giá trị, các quy định của bản Hiến pháp này vẫn còn giá trị lớn đối với hôm nay. Các quy định về bảo đảm quyền con người, quyền công dân của Hiến pháp 1946 khẳng định tính ưu việt của chính quyền nhân dân khi ấy.

Ngọc Anh

Tin liên quan

Những quy định về quyền kinh tế và doanh nhân trong Hiến pháp năm 2013 là “cú hích” có sức nặng pháp lý cơ bản, quan trọng và xuyên suốt thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam hội nhập và phát triển.

Điều 51 Khoản 1 của Hiến pháp năm 2013 tuyên bố: “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo”.

Trong lịch sử ban hành Hiến pháp của nước ta, đây là lần đầu tiên kể từ Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, cho đến các Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 - vấn đề về nền kinh tế thị trường của Việt Nam đã được hiến định.

Nền tảng tạo sự bình đẳng về quyền kinh tế

Hiến pháp 2013 đã khẳng định rõ nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường. Quy định này không chỉ là kim chỉ nam cho việc điều tiết, quản lý và vận hành nền kinh tế trong thời gian tới mà còn là sự khẳng định công khai, minh bạch, thông qua Hiến pháp cho toàn thế giới biết rằng nền kinh tế nước ta đã bước sang một giai đoạn phát triển hoàn toàn mới.

Việc tuyên bố nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường trong Hiến pháp năm 2013 thật sự là một “cú hích” cơ bản và xuyên suốt, có sức nặng quan trọng về mặt pháp lý thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu hơn, toàn diện hơn vào nền kinh tế thế giới với tư cách bình đẳng với các quốc gia phát triển trong một trật tự kinh tế thế giới mới trên nguyên tắc không phân biệt đối xử.

Khẳng định rõ nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN cũng đã tạo nền tảng pháp lý quan trọng để các quốc gia, các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới phải thay đổi cánh nhìn nhận, cách đánh giá về nền kinh tế Việt Nam khi tham gia đàm phán với Chính phủ Việt Nam về các Hiệp định thương mại tự do (FTA), Hiệp định thương mại khu vực, Hiệp định Đối tác châu Á xuyên Thái Bình Dương (TPP)… Không một đối tác nào có quyền phủ nhận quyền kinh tế của Việt Nam với tư cách là một Nhà nước có nền kinh tế thị trường. Vị thế của Việt Nam trong đàm phán kinh tế - thương mại quốc tế đã thay đổi kể từ ngày 1/1/2014, ngày Hiến pháp mới có hiệu lực.

Tuy nhiên, quy định nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trong Hiến pháp năm 2013 đặt ra nhiệm vụ rất cụ thể để cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, các cơ quan quản lý Nhà nước phải rà soát lại tất cả các văn bản pháp luật hiện hành về kinh tế - thương mại (kể cả các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia hoặc đã thừa nhận) nhằm sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật của nước ta theo hướng pháp luật phải cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp và đưa nó vào cuộc sống thông qua việc ban hành luật và các văn bản dưới luật với các chế định, các nguyên tắc, các quy định phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Quyền kinh tế rộng mở cho doanh nhân, doanh nghiệp

Điều 51 Khoản 3 của Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh…”.

Trong lịch sử lập pháp của nước ta, đây cũng là lần đầu tiên các quy định về doanh nhân, về quyền đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nhân, của doanh nghiệp được hiến định.

Không chỉ như vậy, Hiến pháp còn đưa ra các quy định rất rộng mở và thông thoáng để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các doanh nhân, doanh nghiệp thực hiện các quyền kinh tế của mình.

Chẳng hạn, tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa (Điều 51.3); các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật (Điều 53.1); Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiết nền kinh tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường (Điều 52)… Và quan trọng hơn cả là Hiến pháp năm 2013, như đã phân tích ở trên, đã khẳng định nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Khái niệm về kinh tế thị trường cũng như những quy định về tiêu chí để xem xét thế nào là một nền kinh tế thị trường thường do pháp luật quy định. Luật pháp các nước khác nhau quy định không giống nhau về các tiêu chí này.

Tuy nhiên, có một điểm chung mà các quốc gia thừa nhận khi tham gia vào tiến trình hội nhập quốc tế là kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế-xã hội trong đó quá trình sản xuất, lưu thông, trao đổi, phân phối và tiêu dùng được thực hiện thông qua thị trường, chịu sự tác động khách quan của các quy luật thị trường.

Nói cách khác, kinh tế thị trường sẽ làm thay đổi vai trò của Nhà nước và doanh nghiệp – hai chủ thể quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường.

Nhà nước sẽ không can thiệp vào thị trường bằng các biện pháp hành chính quan liêu mà ngược lại, Nhà nước sẽ điều tiết nền kinh tế thị trường thông qua việc sử dụng một cách hữu hiệu cơ chế điều tiết kinh tế vĩ mô dựa trên một hệ thống pháp luật phù hợp, hệ thống chính sách đúng đắn và các giải pháp có tính khả thi nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Còn doanh nghiệp thì phải tự nỗ lực vươn lên, liên tục đổi mới và sáng tạo để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong quá trình thực hiện quyền kinh tế của mình trong nền kinh tế thị trường.

Điều chỉnh quan hệ kinh tế phù hợp với Hiến pháp mới

Trong thế giới hiện đại ngày nay, nền kinh tế thị trường là nền kinh tế dựa trên sự  kết hợp chặt chẽ giữa nguyên tắc tự do và nguyên tắc công bằng xã hội. Để các doanh nhân, doanh nghiệp có thể tận dụng được trong thực tế các quyền kinh tế rộng mở mà Hiến pháp năm 2013 đã hiến định, cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.

Đối với Nhà nước, phải khẩn trương tạo lập khung pháp luật phù hợp với quy định của Hiến pháp nhằm điều chỉnh các quan hệ trong nền kinh tế thị trường hiện nay của Việt Nam (nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo).

Đồng thời, phải chủ động đàm phán các hiệp định kinh tế - thương mại theo hướng thúc đẩy các quốc gia phát triển sớm thừa nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường và yêu cầu các quốc gia này xóa bỏ những quy định có tính phân biệt đối xử, những rào cản thương mại đối với hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam trong thương mại quốc tế nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng và thâm nhập sâu hơn vào thị trường thế giới.

Ngoài ra, Nhà nước cũng cần phải có chính sách phù hợp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, khắc phục những khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường trong đó đặc biệt chú ý đến các chính sách xã hội nhằm bảo vệ cho các thành phần kinh tế, các cá nhân doanh nhân ở thế yếu vốn là những lực lượng dễ bị tổn thương trước những rủi ro do sự biến động của nền kinh tế thị trường trong nước và quốc tế.

Doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm với sản phẩm

Cùng với các giải pháp từ phía Nhà nước thì các doanh nhân, doanh nghiệp cần phải chủ động nghiên cứu Hiến pháp 2013 để biết Hiến pháp cho mình các quyền gì mới về mặt kinh tế và kèm theo đó là nghĩa vụ và trách nhiệm như thế nào để được hưởng các quyền kinh tế đó.

Quyền tự do kinh doanh luôn phải đi kèm nghĩa vụ tuân thủ pháp luật: Kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật. Đây là nền tảng cơ bản để các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh một cách bền vững trong nền kinh tế thị trường.

Các doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam cũng phải nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về nền kinh tế thị trường, về luật chơi, cùng quy luật cạnh tranh khốc liệt để có thể tự kiểm soát hoạt động kinh doanh của mình.

Kinh tế thị trường là nền kinh tế chịu sự tác động mạnh mẽ nhất của “củ cà rốt” (lợi nhuận) và “cái gậy” (phá sản). Đây là điều mà doanh nghiệp phải tự học và tìm hiểu để sao cho không bao giờ bị “cái gậy” đánh tan doanh nghiệp của mình.

Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao trách nhiệm xã hội đối với hàng hóa và sản phẩm của mình. Khi một doanh nghiệp có ý thức trách nhiệm cao đối với sản phẩm tung ra thị trường, doanh nghiệp đó không chỉ trụ vững tại thị trường trong nước mà còn trụ vững cả ở thị  trường nước ngoài;

Tiến trình tự do hóa thương mại, mở cửa và hội nhập cũng sẽ đặt ra nhiều thách thức đối với doanh nghiệp, đó là thách thức khi phải đối mặt với việc cạnh trạnh không bình đẳng khi Chính phủ nước ngoài áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, tự vệ thương mại… Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau, liên kết chặt chẽ với các hiệp hội ngành hàng để tập hợp sức mạnh nhằm dễ dàng ứng phó khi các tình huống như vậy xảy ra.

GS.TS. Nguyễn Thị Mơ

Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương

Nguồn Cổng thông tin điện tử Chính phủ