Có nên cho trẻ em học ngoại ngữ sớm

“Trẻ em có nên học ngoại ngữ sớm không?” là câu hỏi mà nhiều bậc bố mẹ đặt ra. Vậy liệu việc học ngoại ngữ sớm có đem lại nhiều lợi ích không, hay lại ảnh hưởng đến việc học tiếng mẹ đẻ của trẻ? Bố mẹ hãy cùng ODPHUB tìm hiểu vấn đề này nhé!

Trẻ em có nên học ngoại ngữ sớm hay không là thắc mắc chung của rất nhiều bậc phụ huynh. Nhiều bố mẹ cho rằng học ngoại ngữ sớm quá là vô ích vì trẻ nhận thức chưa tốt. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc dạy ngoại ngữ cho trẻ nhỏ từ sớm có thể đem lại rất nhiều lợi ích. 

Vậy tại sao trẻ em nên học ngoại ngữ sớm? Bố mẹ có thể làm gì để tạo điều kiện cho trẻ sớm tiếp xúc với ngoại ngữ? Những khó khăn nào có thể nảy sinh trong quá trình nuôi dạy trẻ nói nhiều hơn một thứ tiếng? Bố mẹ hãy tham khảo thông tin qua bài viết sau của ODPHUB nhé! 

Những lợi ích khi cho trẻ học ngoại ngữ sớm là gì?

Khi được dạy song ngữ từ nhỏ, trẻ sẽ có cơ hội để phát triển nhiều mặt như: 

Phát triển nhận thức

Với những trẻ biết hai thứ tiếng, trẻ phải tách biệt hai ngôn ngữ đó mỗi khi suy nghĩ hoặc trò chuyện. Quá trình chuyển đổi ngôn ngữ qua lại này khiến não bộ của trẻ hoạt động mạnh hơn, do đó, những trẻ này cũng thường có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt hơn. Ngoài ra, trẻ cũng ghi nhớ tốt hơn và có thể nhớ lại các ký ức nhanh hơn. Đặc biệt, khi đã học được hai thứ tiếng thì về sau, trẻ cũng sẽ có thể học nhiều ngôn ngữ khác dễ dàng hơn.

Có nên cho trẻ em học ngoại ngữ sớm
Trẻ em có nên học ngoại ngữ sớm vì nhận thức của trẻ sẽ phát triển mạnh mẽ.

Phát triển cảm xúc và xã hội

Khi biết ngoại ngữ, trẻ sẽ dễ xây dựng mối kết nối sâu sắc với họ hàng, hàng xóm, bạn bè… người nước ngoài.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng khẳng định rằng trẻ học song ngữ thường có khả năng tập trung và kiểm soát hành vi tốt hơn so với các bạn đồng trang lứa.

Có khả năng tiếp thu khái niệm mới tốt hơn

Những trẻ biết nhiều hơn một thứ tiếng có khả năng học hỏi các khái niệm mới rất nhanh chóng, trong cả các môn học khác như toán và khoa học. 

Biết tôn trọng sự khác biệt về văn hóa

Khi biết ngoại ngữ, trẻ có khả năng giao lưu trực tiếp với các bạn nước ngoài. Đây là cơ hội để trẻ trải nghiệm và có cái nhìn cởi mở hơn về nhiều sắc tộc, nhiều nền văn hóa.

Ngoài ra, khả năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo còn giúp trẻ tự tin, có nhiều cơ hội nghề nghiệp và dễ thành công hơn khi lớn lên.

Có nên cho trẻ em học ngoại ngữ sớm
"Trẻ em có nên học ngoại ngữ sớm không?" là câu hỏi mà rất nhiều bố mẹ đặt ra.

Làm sao để giúp trẻ tiếp xúc với ngoại ngữ từ sớm?

Kể cả khi không biết ngoại ngữ thì bố mẹ vẫn có thể hỗ trợ trẻ học tiếng nước ngoài bằng những cách như:

  • Đăng ký cho trẻ vào những trường có dạy học bằng tiếng nước ngoài.
  • Thuê người trông trẻ biết ngoại ngữ. 
  • Cho trẻ tham gia vào các lớp ngoại ngữ ngoài giờ học.
  • Cho trẻ xem các video dạy ngoại ngữ phù hợp với lứa tuổi.
  • Thường xuyên tạo điều kiện cho trẻ chơi với các bạn người nước ngoài hoặc thường nói tiếng nước ngoài.

Có nên cho trẻ em học ngoại ngữ sớm
Trẻ em có nên học ngoại ngữ sớm hay không? Câu trả lời là có!

Khó khăn khi cho trẻ học ngoại ngữ sớm là gì?

Dù việc cho trẻ học ngoại ngữ sớm đem lại rất nhiều lợi ích, nhưng nó cũng có thể khiến bố mẹ gặp phải một vài khó khăn như:

Trẻ nói lẫn lộn các ngôn ngữ

Khi mới bắt đầu học, trẻ rất khó phân biệt giữa hai ngôn ngữ, nên nhiều khi sẽ nói lẫn lộn cả hai thứ tiếng trong cùng một câu. Tuy nhiên, khi lớn hơn, trẻ sẽ chuyển đổi ngôn ngữ thành thạo hơn.

Trẻ chỉ thích nói một thứ tiếng

Nhiều trẻ sẽ chỉ thích nói thứ tiếng mà mình thường xuyên được tiếp xúc, đặc biệt là thứ tiếng mà trẻ sử dụng khi ở trường. Do đó, nếu muốn trẻ vẫn sử dụng tốt cả thứ tiếng còn lại thì bố mẹ nên tạo điều kiện để trẻ vẫn tiếp đều đặn với thứ tiếng đó mỗi ngày, ngoài giờ đi học.

Có nên cho trẻ em học ngoại ngữ sớm
Trẻ em có nên học ngoại ngữ sớm vì nhiều lợi ích, nhưng bố mẹ cũng có thể gặp phải một số khó khăn trong quá trình dạy ngoại ngữ cho trẻ.

Lo lắng về nguy cơ trẻ mắc chứng chậm nói

Nhiều bố mẹ lo rằng việc dạy trẻ song ngữ sẽ cản trở sự phát triển ngôn ngữ bình thường của trẻ. Thực tế, trẻ được dạy song ngữ có thể hơi chậm nói hơn các bạn một chút, do hằng ngày trẻ tiếp xúc với lượng từ vựng lớn hơn và chưa thành thạo ngay được. Tuy nhiên, một khi đã bắt đầu biết nói thì trẻ thường sẽ bắt kịp các bạn bằng tuổi.

Trẻ sợ bị khác biệt so với bạn bè

Trẻ nào cũng muốn mình được giống các bạn. Vì vậy, khi thấy các bạn ở trường đều nói một thứ tiếng, nhiều trẻ có thể sẽ chỉ nói duy nhất thứ tiếng đó, kể cả khi ở nhà.

Nuôi dạy trẻ song ngữ có thể có những khó khăn, thách thức nhất định, nhưng cũng đem lại những lợi ích vô cùng to lớn về lâu dài. Hy vọng bài viết trên đã giúp bố mẹ trả lời được câu hỏi trẻ em có nên học ngoại ngữ sớm không, cũng như đã mang tới cho bố mẹ đầy đủ thông tin xung quanh vấn đề này.

Có nên cho trẻ em học ngoại ngữ sớm
Một tiết học tiếng Anh tăng cường của học sinh Trường tiểu học Lê Văn Sỹ, Q.Tân Bình, TP.HCM - Ảnh: Như Hùng


Trẻ tiếp thu nhanh khi học ngoại ngữ sớm

Với điều kiện tài chính dư dả, chị Thu Hà (quận 7, TP.HCM) quyết định cho con học tại một trường quốc tế ngay từ cấp I để con tập làm quen dần với ngoại ngữ. Theo chị, cho con học tiếng Anh ở độ tuổi còn nhỏ sẽ thuận lợi vì khả năng tiếp thu của trẻ còn nhạy bén và cũng dễ điều chỉnh cách phát âm hơn.

“Trong môi trường quốc tế, trẻ có cơ hội tiếp xúc với giáo viên người bản xứ hoặc trò chuyện với bạn bè bằng tiếng Anh, từ đó rèn luyện được khả năng giao tiếp từ sớm”, chị nói.

Trong khi đó, một số phụ huynh chọn cách cho con đến trung tâm ngoại ngữ. Chị Quỳnh Như (quận Tân Bình) bắt đầu cho con học tiếng Anh khi bé chuẩn bị lên lớp 3.

Sau gần một năm, chị nhận thấy con có phản xạ tốt hơn khi xem những chương trình truyền hình nước ngoài. Con chị cũng mạnh dạn, tự tin hơn khi bắt chuyện với người bản xứ.

“Đôi khi người lớn có suy nghĩ ngại phát âm sai, ngại bị chê cười, trong khi trẻ em học ngoại ngữ một cách tự nhiên và thoải mái, vì vậy tiếp thu rất nhanh”, chị Như nhận định. 

Lúc nào thì cho trẻ học ngoại ngữ?

Theo bà Catherine Ford, giáo viên Trường Moreton (Anh), độ tuổi thích hợp để bắt đầu cho trẻ học ngoại ngữ là 3 tuổi.

Bà dẫn các nghiên cứu của Đại học Harvard cho biết việc học ngoại ngữ từ sớm giúp trẻ tăng khả năng tư duy phản biện, sự sáng tạo và trí tuệ cũng linh hoạt hơn.

Theo các nhà nghiên cứu, cũng như các loại cơ, bộ não sẽ hoạt động tốt hơn khi liên tục vận động. Việc học ngôn ngữ liên quan đến khả năng ghi nhớ các quy tắc và từ vựng, từ đó giúp tăng cường các cơ thần kinh.

Trong nghiên cứu do tiến sĩ Pascual-Leone, giáo sư y khoa tại Trường Harvard thực hiện, việc học một ngôn ngữ thứ hai còn có khả năng làm chậm quá trình lão hóa của não bộ. Người học càng trẻ tuổi, khả năng bắt chước các âm thanh và cách phát âm của họ càng tốt.

Những trẻ học ngoại ngữ sớm có khả năng đồng cảm tốt hơn, có sự tò mò về những nền văn hóa và ý tưởng mới. Bên cạnh đó, trẻ cũng có chỗ đứng tốt hơn trong xã hội và có nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn.

Tuy nhiên nhiều người vẫn băn khoăn chuyện cho con học ngoại ngữ sớm, nhất là sau khi có nghiên cứu cho rằng học ngoại ngữ ở độ tuổi khi còn quá nhỏ có thể làm chậm sự tiếp nhận tiếng mẹ đẻ của trẻ.

Về điều này, chị Nguyễn Phương Anh, một phụ huynh ở quận Gò Vấp, cho rằng việc trẻ học tiếng mẹ đẻ thuận lợi hay khó khăn không phải do học tiếng Anh sớm mà do phương pháp của cha mẹ.

Chị cho biết vợ chồng chị đã và đang cho hai con học tiếng Anh khi các cháu chưa vào lớp 1, chưa biết mặt chữ và thấy mọi thứ đều ổn.

"Ở trường tiếng Anh, cháu được thầy cô người bản xứ dạy phát âm chuẩn, nhận dạng và gọi tên các đồ vật quen thuộc bằng tiếng Anh. Thầy cô cũng dạy cháu bảng chữ cái A, B, C... qua các bài hát vui nhộn.

Còn ở nhà, vợ chồng tôi dạy cháu làm quen với tiếng Việt, chỉ cho cháu chữ A, Ă, Â... Chúng tôi cũng dạy cháu cách đọc chữ A bằng tiếng Anh và tiếng Việt. 

Tôi thấy không có gì mâu thuẫn cả. Quan trọng là phương pháp dạy con ra sao thôi. Chẳng hạn chúng tôi dạy con theo cách rất nhẹ nhàng, thông qua các bài tập đơn giản, sinh động như cho con tập hát, kể chuyện, đọc thơ, diễn kịch…", chị chia sẻ.

Chị Quỳnh Như (quận Tân Bình) cũng cho biết dù đầu tư cho con học tiếng Anh sớm, chị vẫn luôn khuyến khích con trau dồi ngôn ngữ mẹ đẻ, tránh học lệch. “Mỗi khi con dùng từ đệm tiếng Anh vào các câu tiếng Việt, tôi thường yêu cầu cháu phải sửa lại cho đúng ngôn ngữ mẹ đẻ. 

Học ngoại ngữ sớm là điều tốt, nhưng các bậc phụ huynh nên tập cho trẻ cách sử dụng tốt cả hai ngôn ngữ, không hình thành những thói quen làm mất khả năng giao tiếp và sử dụng tiếng Việt”, chị nhấn mạnh.

Theo giáo viên trung tâm Anh ngữ IvyPrep, việc cho trẻ học song song ngoại ngữ cùng với tiếng mẹ đẻ có thể giúp nuôi dưỡng trẻ thành một đứa trẻ song ngữ thật sự: suy nghĩ bằng tư duy ngôn ngữ riêng biệt chứ không phải việc dịch qua lại giữa hai ngôn ngữ.

Việc học hai ngôn ngữ song song cũng rất tốt trong việc thúc đẩy sự giao thoa về văn hóa cũng như bộc lộ cảm xúc. Trẻ sẽ trở nên tự tin và tự nhiên hơn rất nhiều. 

Tuy nhiên cần lưu ý việc dạy trẻ phải dựa trên nền tảng thực hành kỹ năng nghe (gắn liền với kỹ năng nói và phát âm) và kỹ năng đọc hiểu. Bên cạnh đó việc ứng dụng hình ảnh minh họa và ngữ cảnh câu chuyện là điều cần thiết trong việc học ngôn ngữ mới.

BÌNH MINH - M.ANH