Cơ thể có hình dù là đặc điểm cấu tạo của

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

  • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 7
  • Bài Tập Trắc Nghiệm Sinh Lớp 7
  • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 7
  • Giải Sinh Học Lớp 7
  • Giải Sinh Học Lớp 7 (Ngắn Gọn)
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 7
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 7

Giải Vở Bài Tập Sinh Học 7 – Bài 9: Đa dạng của ngành Ruột khoang giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

I. Sứa (trang 24 VBT Sinh học 7)

1. (trang 24 VBT Sinh học 7): Quan sát hình 9.1 (SGK) đánh dấu (✓) vào bảng 1:

Trả lời:

Bảng 1. So sánh đặc điểm của sứa với thủy tức

Cơ thể có hình dù là đặc điểm cấu tạo của

2. (trang 24 VBT Sinh học 7): Đặc điểm cấu tạo của sứa thích nghi với lối sống bơi lội tự do là:

Trả lời:

– Cơ thể hình dù, đối xứng tỏa tròn

– Miệng phía dưới, có tế bào tự vệ

– Di chuyển bằng cách co bóp dù

II. Hải quỳ (trang 24 VBT Sinh học 7)

1. (trang 24 VBT Sinh học 7): Nêu cấu tạo, lối sống của hải quỳ:

Trả lời:

– Cơ thể hình trụ to, ngắn, miệng ở trên, tầng keo dày, rải rác có gai xương, khoang tiêu hoá xuất hiện vách ngăn

– Không di chuyển có đế bám

– Có lối sống tập trung một số cá thể

III. San hô (trang 25 VBT Sinh học 7)

1. (trang 25 VBT Sinh học 7): Quan sát hình 9.3 (SGK) đánh dấu (✓) vào bảng 2.

Trả lời:

Bảng 2. So sánh san hô với sứa

Cơ thể có hình dù là đặc điểm cấu tạo của

Ghi nhớ (trang 25 VBT Sinh học 7)

Ruột khoang biển có rất nhiều loài, đa dạng và phong phú. Cơ thể sứa hình dù, cấu tạo cơ thể thích nghi với lối sống bơi lội. Hải quỳ, san hô cơ thể hình trụ, thích nghi với lối sống bám. Riêng san hô còn phát triển khung xương bất động và có tổ chức cơ thể kiểu tập đoàn. Chúng đều là động vật ăn thịt và có các tế bào gai độc tự vệ.

Câu hỏi (trang 25 VBT Sinh học 7)

1. (trang 25 VBT Sinh học 7): Cách di chuyển của sứa trong nước như thế nào?

Trả lời:

Sứa di chuyên bằng dù, khi dù phồng lên, nước biền được hút vào. Khi đầy nước, dù cụp lại nước biển thoát mạnh ra phía sau, gây ra phàn lực đây sứa tiến nhanh về phía trước. Như vậy, sứa di chuyển bằng tạo ra phản lực, thức ăn cũng theo dòng nước vào lỗ miệng.

2. (trang 25 VBT Sinh học 7): Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi?

Trả lời:

Sự sinh sản vô tính mọc chồi ở thủy tức và san hô cơ bản là giống nhau. Chúng chi khác nhau ở chỗ: Ở thủy tức khi trưởng thành, chồi tách ra đế sống độc lập. Còn ở san hô, chồi vẫn dính với cơ thể mẹ và tiếp tục phát triển đế tạo thành tập đoàn.

3. (trang 25 VBT Sinh học 7): Cành san hô được dùng để trang trí là bộ phận nào của cơ thế chúng?

Trả lời:

Cành san hô dùng trang trí thực chất chính là khung xương bằng đá vôi của san hô.

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

  • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 7
  • Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 7
  • Bài Tập Trắc Nghiệm Sinh Lớp 7
  • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 7
  • Giải Sinh Học Lớp 7
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 7
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 7

Giải Bài Tập Sinh Học 7 – Bài 9: Đa dạng của ngành Ruột khoang giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 9 trang 33: Quan sát hình 9.1 và đọc các thông tin trên, đánh dấu (X) vào bảng 1 cho phù hợp.

Bảng 1. So sánh đặc điểm của sứa với thủy tức

Hình dạng Miệng Đối xứng Tế bào tự vệ Khả năng di chuyển
Hình trụ Hình dù Ở trên Ở dưới Không đối xứng Tỏa tròn Không Bằng tua miệng Bằng dù
Sứa
Thủy tức

– Thảo luận, nêu đặc điểm cấu tạo của sứa thích nghi với lối sống di chuyển tự do như thế nào?

Trả lời:

Hình dạng Miệng Đối xứng Tế bào tự vệ Khả năng di chuyển
Hình trụ Hình dù Ở trên Ở dưới Không đối xứng Tỏa tròn Không Bằng tua miệng Bằng dù
Sứa x x x x x
Thủy tức x x x x x

– Đặc điểm cấu tạo của sứa thích nghi với lối sống di chuyển tự do: mép dù có nhiều tua, dù rộng và linh hoạt → di chuyển tự do.

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 9 trang 35: Căn cứ vào hình 9.3 và thông tin trên hãy đánh dấu (X) vào bảng 2 cho phù hợp. Bảng 2. So sánh san hô với sứa

Kiểu tổ chức cơ thể Lối sống Dinh dưỡng Các cá thể liên thông với nhau
Đơn độc Tập đoàn Bơi lội Sống bám Tự dưỡng Dị dưỡng Không
Sứa
San hô

Trả lời:

Kiểu tổ chức cơ thể Lối sống Dinh dưỡng Các cá thể liên thông với nhau
Đơn độc Tập đoàn Bơi lội Sống bám Tự dưỡng Dị dưỡng Không
Sứa X X X X
San hô X X X X

Câu 1 trang 35 Sinh học 7: Cách di chuyển của sứa trong nước như thế nào?

Trả lời:

Sứa di chuyển trong nước nhờ dù và các tua dù ở mép dù.

Câu 2 trang 35 Sinh học 7: Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi?

Trả lời:

– San hô: khi sinh sản mọc chồi, cơ thể con không tách rời ra mà dính với cơ thể mẹ tạo nên tập đoàn san hô có khoang ruột thông với nhau.

– Thủy tức: chồi con khi đủ khả năng kiếm thức ăn sẽ tách khỏi cơ thể mẹ và sống độc lập.

Câu 3 trang 35 Sinh học 7: Cành san hô thường dùng trang trí là bộ phận nào của cơ thể chúng?

Trả lời:

Cành san hô thường dùng trang trí là khung xương đá vôi của san hô.

Chương 2: Ngành ruột khoang SBT Sinh lớp 7. Giải bài 5, 6, 7, 8 trang 20 Sách bài tập Sinh học 7. Câu 4: Hãy nêu lối sống và đặc điểm cấu tạo trong của thuỷ tức…

Bài 5. Hãy nêu lối sống và đặc điểm cấu tạo trong của thuỷ tức.

Cơ thể có hình dù là đặc điểm cấu tạo của

– Thuỷ tức là động vật ăn thịt : Thức ăn của chúng là các giáp xác nhỏ, giun và cung quăng… Con mồi sau khi bị gai độc làm tê liệt, được tua miệng cuốn vào lỗ miệng. Sau khi mồi tiêu hoá, cặn bã được thải ra cũng qua lỗ miệng.

– Thuỷ tức chưa có : cơ quan hô hấp, bài tiết, tuần hoàn.

– Thuỷ tức có thần kinh phân tán dạng mạng lưới : các tế bào thần kinh hình sao nối với nhau tạo thành mạng lưới, nên còn có tên là thần kinh mạng lưới.

– Thuỷ tức thường sinh sản vô tính quanh năm theo cách mọc chồi.

Mùa đông, thức ăn khó khăn, chúng mới sinh sản hữu tính. Khi ấy chúng hình thành tuyến trứng và tuyến tinh. Trứng do tuyến trứng phát triển thành, được thụ tinh, phàn cắt, rồi phát triển trở thành con thuỷ tức mới.

Bài 6. Hãy nêu các đặc điểm của sứa, hải quỳ và san hô.

Cơ thể có hình dù là đặc điểm cấu tạo của

Sứa, hải quỳ và san hô là những đại diện ngành Ruột khoang ở biển, làm nên sự đa dạng của ngành Ruột khoang.

– Sứa : cơ thể hình dù, tầng keo dày, có khả năng di chuyển bằng cách co bóp của dù. Sứa trưởng thành sinh sản hữu tính.

– Hải quỳ : thuộc lớp San hô, giống san hô ở chỗ : cơ thể hình trụ, có kiểu sống bám, nhiều tua miệng, nhưng khác san hô ở chỗ : Sống đơn độc và không có bộ khung xương đá vôi.

– San hô : Cơ thể hình trụ, sống bám. Khi sinh sản vô tính, chồi mọc ra, nhưng không tách ra mà dính với cơ thể mẹ để tạo nên tập đoàn. San hô có bộ khung xương đá vôi và có khả năng sinh sản hữu tính.

Bài 7. Sự khác nhau về lối sống và cấu tạo thích nghi tương ứng ở các đại diện của ngành Ruột khoang.

Cơ thể có hình dù là đặc điểm cấu tạo của

Ngành Ruột khoang có 3 lớp là Thuỷ tức, Sứa và San hô, chủ yếu sống ở biển, có các điểm khác nhau như sau :

STT

Đại diện

Đặc điểrn so sánh

Thuỷ tức

Sứa

San hô

1

Môi trường sống

Nước ngọt

Biển

Biển

2

Lối sống

Bám, bò chậm

Bơi

Bám cố định

3

Hình dạng

Hình túi

Hình chuông

Hình túi

4

Khoang tiêu hoá

Hình túi đơn giản

Phức tạp

Phức tạp

5

Thành cơ thể

Mỏng

Dày

Dày

6

Bộ khung xương đá vôi

Không có

Không có

Phát triển

7

Tế bào tự vệ (gai độc)

Bài 8. Trình bày vai trò thục tiễn cùa Ruột khoang.

Cơ thể có hình dù là đặc điểm cấu tạo của

Các đại diện của Ruột khoang là thuỷ tức, sứa và san hô, chủ yếu sống ở biển, có các vai trò thực tiễn sau :

– Ruột khoang là một mắt xích trong chuỗi thức ăn của đại dượng. Hơn thế nữa, tập đoàn san hô còn tạo ra nơi cư trú cho nhiều động, thực vật, tạo nên một trong các cảnh quan độc đáo của biển cả. Chúng có ý nghĩa rất lớn về mặt sinh thái.

– Một số loài ruột khoang có giá trị thực phẩm và dược phẩm (sứa, sứa lược…).

– Một số loài san hô được khai thác làm nguyên liệu đá vôi, nguyên liệu mĩ phẩm (san hô đỏ), vật trang trí (xương đá vôi của san hô nói chung)…

– Một số hoá thạch của chúng, nhất là san hô, là vật chỉ thị cho các địa tằng địa chất.