Công tác phòng, chống tham nhũng ngành Ngân hàng

    Ban Cán sự Đảng, Ban Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, Đảng ủy Cơ quan Ngân hàng Trung ương và các cấp ủy Đảng trong ngành Ngân hàng luôn xác định công tác phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ vừa mang tính cấp bách vừa mang tính chiến lược lâu dài và là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Do đó, trong giai đoạn từ năm 2013 đến nay, song song với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị trong điều hành, thực hiện chính sách tiền tệ và quản lý nhà nước đối với hệ thống các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo khẩn trương, nghiêm túc tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng và đã đạt được kết quả quan trọng trên một số nội dung công tác sau: 

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện nghiêm túc công tác phòng, chống tham nhũng

    Thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị trong ngành Ngân hàng thực hiện việc phổ biến, tuyên truyền, quán triệt các các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các quy chế, quy định của ngành Ngân hàng về công tác phòng, chống tham nhũng và tội phạm đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; tiếp tục xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng và ngoại hối; ban hành văn bản cảnh báo các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về những nguy cơ vi phạm pháp luật, nguy cơ tội phạm trên tất cả các lĩnh vực hoạt động.

    Luôn tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng về phòng, chống tham nhũng gắn với cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và lồng ghép trong sinh hoạt chi bộ. Các đơn vị trong ngành Ngân hàng quán triệt và thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa tham nhũng [tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị; xây dựng và ban hành bộ quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp; ban hành các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn; thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác nhằm phòng ngừa tham nhũng; tăng cường việc cải cách hành chính, áp dụng khoa học công nghệ trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt...] nhằm ngăn chặn, hạn chế và đẩy lùi các hành vi tham nhũng, tiêu cực.

    Thực hiện chỉ đạo, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, các đơn vị trong ngành Ngân hàng đã kịp thời xây dựng chương trình, kế hoạch và đề ra các biện pháp tổ chức thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng. 

    Lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị trong ngành Ngân hàng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng, tội phạm theo quy định của pháp luật; thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc xử lý các vi phạm xảy ra tại các đơn vị trong ngành Ngân hàng.

                                                                                  Hồng Hà

Đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng [Ban Chỉ đạo] và đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đồng chủ trì Hội nghị.

Hội nghị thống nhất đánh giá, việc ban hành Quy chế phối hợp giữa 2 cơ quan là cần thiết, các nội dung phối hợp thiết thực và phương pháp phù hợp.

Qua 5 năm triển khai thực hiện Quy chế phối hợp đã giúp cho mỗi cơ quan có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ được giao.

Cụ thể, đã phối hợp tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Ban Chỉ đạo ban hành và chỉ đạo ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết, cơ chế, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng nói chung, lĩnh vực tín dụng và hoạt động ngân hàng nói riêng được kịp thời, phù hợp với thực tiễn.

Công tác phòng, chống tham nhũng trong hệ thống ngân hàng được tăng cường, có hiệu quả rõ rệt. Nhiều vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng được phát hiện, xử lý nghiêm, kịp thời, có tác dụng răn đe, cảnh tỉnh, phòng ngừa cao, góp phần làm giảm đáng kể các vụ việc, vụ án liên quan đến lĩnh vực tín dụng, ngân hàng.

Thông qua việc cảnh báo rủi ro, phối hợp triển khai tích cực các giải pháp phòng ngừa, khắc phục những sơ hở, bất cập của cơ chế, chính sách, pháp luật, hoạt động của các tổ chức tín dụng, nhất là các ngân hàng thương mại Nhà nước ngày càng đi vào ổn định, an toàn và có bước phát triển mới.

Tuy nhiên, một số nội dung đề ra trong quy chế phối hợp được thực hiện chưa chủ động, kịp thời, thậm chí chưa được thực hiện; một số nhu cầu cần phối hợp đặt ra trong thực tế, nhưng do chưa được quy định trong Quy chế nên chưa có cơ sở để thực hiện việc phối hợp, đã ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ cũng như mong muốn của 2 cơ quan.

Hội nghị xác định thời gian tới, 2 cơ quan cần tiếp tục phát huy kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, vướng mắc để tạo sự chuyển biển hơn nữa trong công tác phối hợp; trong đó, tập trung triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, như:

Phối hợp tham mưu Đảng và Nhà nước cụ thể hóa các nội dung Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực về lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng thành các chủ trương của Đảng, quy định của Nhà nước để phòng ngừa hiệu quả.

Phối hợp chặt chẽ để rà soát, tham mưu cấp có thẩm quyền chỉ đạo khắc phục những bất cập về thể chế, cơ chế, chính sách, pháp luật có liên quan để phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực tín dụng và hoạt động ngân hàng.

Tiếp tục thực hiện tốt việc hướng dẫn quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng; làm tốt công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng trong hệ thống ngân hàng.

Phối hợp tham mưu, đề xuất về chủ trương, định hướng chỉ đạo xử lý các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong lĩnh vực ngân hàng. Tiếp tục làm tốt việc trao đổi thông tin để góp phần nâng cao hiệu quả phối hợp giữa hai cơ quan.

 Đồng chí Phan Đình Trạc phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Phan Đình Trạc nhấn mạnh, hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng được ví như “huyết mạch” của nền kinh tế. Vì vậy, trong thời gian tới, 2 bên cần tăng cường phối hợp hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, về hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Phải quán triệt và thực hiện phương châm phòng ngừa, giải quyết sớm, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn, có bệnh phải chữa ngay, không nuôi ung thành họa, không để sai phạm trong hoạt động của một tổ chức tín dụng làm đổ vỡ cả hệ thống.

Cần đặc biệt quan tâm, chú trọng công tác kiểm tra, giám sát của Cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước, Cục chống rửa tiền, Cơ quan giám sát nội bộ, cơ quan xử lý nợ xấu..; chú trọng kiểm tra, thanh tra, giám sát công tác thẩm định cho vay; quản lý, xử lý tài sản bảo đảm, xử lý nợ xấu... để kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm ngay từ khi mới phát sinh và xử lý nghiêm các sai phạm ngay trong các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của ngành ngân hàng.

Nâng cao hơn nữa hiệu quả phối hợp trong tham mưu xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng. Nhất là phối hợp trong phát hiện, kiến nghị khắc phục những sơ hở, bất cập về cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan lĩnh vực ngân hàng, tổ chức tín dụng [rửa tiền, thanh toán không dùng tiền mặt, cho vay, cho thuê, thanh toán...] qua tham mưu chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực, góp phần bịt kín những “khoảng trống”, “kẽ hở” để “không thể tham nhũng”.

Đồng chí Phan Đình Trạc đề nghị, 2 cơ quan phối hợp rà soát, phân tích, đánh giá các hành vi vi phạm pháp luật qua xử lý các vụ án, vụ việc vừa qua trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng, tổ chức tín dụng để rút ra những bài học kinh nghiệm; vừa để tăng cường các biện pháp ngăn chặn từ sớm, từ xa các loại tội phạm có thủ đoạn tinh vi, phức tạp, công nghệ cao; vừa kiến nghị sửa đổi, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, tạo hành lang pháp lý an toàn, vững chắc trong lĩnh vực ngân hàng, không để xảy ra các vụ án, vụ việc tương tự trong thời gian tới.

Tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác phối hợp trong quá trình điều tra, xử lý các vụ án và công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế. Nhất là, phối hợp trong việc cung cấp thông tin về tài khoản, tiền gửi, áp dụng các biện pháp phong tỏa tài khoản; bảo đảm tiến độ, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám định; phối hợp chỉ đạo xử lý, thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt của các tổ chức tín dụng trong các vụ án theo bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật…

Nhân dịp này, Ban Nội chính Trung ương đã trao tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Nội chính Đảng, Bằng khen của Trưởng Ban Nội chính Trung ương cho lãnh đạo và một số cán bộ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã trao Kỷ niệm chương vì Vì sự nghiệp Ngân hàng Việt Nam, Bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho lãnh đạo và một số cán bộ Ban Nội chính Trung ương.

HẠNH NGUYÊN

Video liên quan

Chủ Đề