Đàn ông ăn nhiều rau răm có tốt không

Dù rất muốn ăn kèm ăn rau răm trong một số món ăn, nhưng anh Đình Hoàng (Tân Phú, TP.HCM) lại không dám dùng vì nghe thông tin rau răm ảnh hưởng tới khả năng sinh lí nam giới.

"Lên mạng thấy rất nhiều thông tin ăn rau răm có hại cho nam giới, có thể gây yếu sinh lí nên tôi hạn chế tối đa ăn loại rau này, kể cả khi ăn vịt lộn, thi thoảng lắm tôi mới ăn kèm"- anh Hoàng bày tỏ.

Chia sẻ trên báo chí lương y Đinh Công Bảy cho biết, lời đồn thổi ăn rau răm bị yếu sinh lí, liệt dương- thì theo các lương y, chỉ có về mặt lí thuyết. Lương y Đinh Công Bảy lí giải, về lý thuyết, rau răm có thể gây ra nóng, giảm tinh khí, có thể làm suy yếu tình dục - kể cả nam và nữ. Đàn ông thì kém cường dương tráng khí, chân huyết sẽ khô đi còn phụ nữ có thể mất chu kỳ kinh nguyệt.

Đàn ông ăn nhiều rau răm có tốt không

Rau răm là loại gia vị, thường ăn kèm các món ăn khác, không những không suy giảm sinh lí nam lại còn tốt cho sức khỏe. ẢNH: TUYẾT HƯƠNG

Tuy nhiên, để có thực tế này thì phải nạp vào cơ thể lượng rau răm rất lớn (từ 0,5kg trở lên) và ăn thường xuyên, mỗi ngày. Trong khi, rau răm là loại rau gia vị nên thường được dùng với lượng ít, ăn kèm với các món ăn khác. Do vậy, khi ăn món có rau răm, hay ăn trứng vịt lộn với rau răm không có chuyện bị yếu sinh lý hay liệt dương.

Điều này cũng được Bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch hội Đông y Việt Nam cho biết, chưa có tài liệu nghiên cứu khoa học nào khẳng định rau răm kìm hãm khả năng sinh lí nam. Đây là loại rau gia vị, ăn kèm món ăn chính khác, do đó khả năng chữa bệnh hay phát bệnh của nó không đáng kể và không cần đề phòng.

Ngoài ra theo Đông y, rau răm có vị cay, tính ấm, tác dụng kiện tỳ, ích vị, tiêu thực, trừ thấp. Thường dùng trong các trường hợp lạnh bụng, ăn uống không tiêu, phong thấp, làm gia vị giúp làm ấm, điều hòa tính lạnh của thức ăn. Vì vậy, rau răm hay được chế biến cùng với những món ăn mang tính hàn, hoặc khó tiêu.

Tờ Health Benefit Times cũng thông tin, rau răm không chỉ mang lại hương vị đặc trưng cho món ăn mà còn có nhiều lợi ích khác cho sức khỏe. Cụ thể, hoạt chất axit oxalic trong rau răm hỗ trợ, kích thích tiêu hoá, trị các chứng đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, còn hoạt chất flavonoid hoạt động như một chất chống oxy hóa. Ngoài ra rau răm còn có khả năng kháng khuẩn, chống lại một số loại vi khuẩn, nấm khác nhau, trong đó có virus Herpes simplex loại 1 (HSV-1) và vi rút viêm miệng dạng mụn nước (VSV)...

HẠ QUYÊN (T/H)

Tin liên quan

Đồ ăn nhẹ tốt nhất cho sức khỏe nam giới sau khi tập luyện

Nam giới đỏ mặt khi uống rượu bia liệu có nguy hiểm không?

4 loại nước ép tốt cho nam giới như Viagra

Từ khóa

rau răm rau răm yếu sinh lí ăn rau răm hại cho nam giới rau răm không giảm sinh lí nam rau răm tốt cho nam giới nữ giới ăn rau răm

Theo các chuyên gia sức khỏe, đến nay vẫn chưa có tài liệu nào nói về khả năng kìm nén ham muốn của quý ông của loại gia vị rau răm.

Đàn ông ăn nhiều rau răm có tốt không
Ảnh minh họa.

Trong Đông y, rau răm là vị thuốc có tác dụng chống viêm hạ khí, kích thích tiêu hóa, trừ phong hàn, hoạt huyết tiêu độc.

Rau răm được dùng cả lá, cả cây, được dùng riêng hoặc phối hợp cùng những vị khác thành bài. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô, giã sống vắt lấy nước uống, bã đắp. Dùng khô sắc uống.

Rau răm làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt, trị co gân (chuột rút), chữa dạ dày lạnh, đầy hơi, đau bụng, kém ăn, tiêu chảy.

Rau này còn dùng chữa sốt, làm thuốc lợi tiểu, chống nôn, chữa bệnh ngoài da (hắc lào, sâu quảng), rắn cắn.

Nhờ có vị cay, tính ấm, tiêu thực, kích thích tiêu hóa nên rau răm thường được dùng ăn cùng trứng vịt lộn, thịt bò, thịt gà, cháo trai, hến để giúp ngon miệng, làm ấm tì vị.

Tuy nhiên, rau răm cũng có thể có tác dụng ngược nếu ăn quá nhiều và thường xuyên. Theo các bác sĩ đông y, ăn rau răm nhiều sẽ sinh nóng rét, giảm tinh khí, thương tổn đến tủy. Phụ nữ trong những ngày “đèn đỏ” không nên ăn rau răm dễ bị rong huyết. Người có thai không nên ăn nhiều rau răm vì có thể gây sảy thai hay những người máu nóng, ốm gầy đặc biệt không nên ăn rau răm.

Lâu nay, nhiều người vẫn truyền miệng rau răm gây ra tình trạng yếu sinh lý ở nam giới. Bởi rau răm có thể làm giảm tinh khí, giảm ham muốn tình dục và kém cường dương tráng khí. Đặc biệt, nhiều người vẫn mách nhau đàn ông đã lấy vợ nên cẩn trọng hơn khi dùng loại rau này làm gia vị ăn kèm hay chế biến đồ nhậu để tránh cho chuyện chăn gối vợ chồng nguội lạnh.

Nói về quan niệm truyền miệng này, bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng - nguyên Chủ tịch hội Đông y Việt Nam, chưa có tài liệu nào nói đến khả năng kìm hãm khả năng tình dục của rau răm.

Nguyên Chủ tịch hội Đông y cho biết thêm, lời đồn về khả năng hãm dục của rau răm chỉ là kinh nghiệm dân gian, chưa có tài liệu nghiên cứu khoa học nào khẳng định điều đó. Trong đông y, thuốc được chia thành 3 loại. Trừ loại cá biệt, nếu loại thuốc vừa làm rau vừa làm thuốc được thì không có tính năng chữa bệnh; đối với loại được coi là thuốc thì việc sử dụng thay cho các thực phẩm, thức uống hàng ngày đều vô cùng nguy hiểm. Rau răm chỉ là loại rau gia vị và khả năng chữa bệnh hay phát bệnh của nó không đáng kể và không cần đề phòng.

Theo các lương y, chỉ có về mặt lý thuyết, rau răm có thể gây ra nóng, giảm tinh khí, có thể làm suy yếu tình dục - kể cả nam và nữ. Đàn ông thì kém cường dương tráng khí, chân huyết sẽ khô đi còn phụ nữ có thể mất chu kỳ kinh nguyệt.

Tuy nhiên, để có thực tế này thì phải nạp vào cơ thể lượng rau răm rất lớn (từ 0,5kg trở lên) và ăn thường xuyên, mỗi ngày. Trong khi thực tế, rau răm là loại rau gia vị, nên thường được dùng với lượng ít. Do vậy, khi ăn món có rau răm, hay ăn trứng vịt lộn với rau răm không có chuyện bị yếu sinh lý hay liệt dương.