Đánh giá theo thông tư 30 với gv trung học năm 2024

Để khắc phục cách đánh giá nặng về định tính, không khơi dậy được tinh thần phấn đấu của HS (theo Thông tư 30 - PV), Thông tư 22 đã đưa ra 3 mức đánh giá: hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành.

Thầy Trần Hậu Trung - Phó Trưởng phòng Giáo dục tiểu học - Sở GD&ĐT cho biết: “Xét về tâm lý tiếp nhận, 3 mức đánh giá này giúp GV nhìn nhận rõ hơn kết quả phấn đấu của HS. Phụ huynh cũng sẽ nắm bắt rõ hơn mức độ đạt được của con mình, từ đó, phát hiện những chỗ thiếu hụt để GV và HS cùng điều chỉnh hoạt động dạy học”.

Đánh giá theo thông tư 30 với gv trung học năm 2024

Những đổi mới của Thông tư 22 giúp xác định mức độ hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện. Ảnh: Sỹ Ngọ

Thông tư 22 cũng quy định việc lượng hóa mỗi năng lực, phẩm chất thành 3 mức: tốt, đạt, cần cố gắng (trước đây, Thông tư 30 chỉ quy định 2 mức đạt và chưa đạt). Việc lượng hóa này cho phép GV, cán bộ quản lý, cha mẹ HS xác định mức độ hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất của HS sau một giai đoạn học tập, rèn luyện. Từ đó, GV, nhà trường có giải pháp kịp thời giúp HS khắc phục hạn chế, phát huy những điểm tích cực, ngày một tiến bộ hơn.

Thông tư 22 còn quy định thêm về các bài kiểm tra giữa kỳ môn Tiếng Việt và Toán đối với khối 4 và khối 5, nhằm giúp GV, cán bộ quản lý giáo dục, phụ huynh có thêm thông tin về quá trình học tập của HS với 2 môn học này. HS cũng được làm quen dần với cách thức kiểm tra, đánh giá của bậc học tiếp theo.

Anh Lê Viết Dũng (phụ huynh HS ở Lộc Hà) cho biết: Sự sửa đổi này tôi thấy rất hợp lý, bởi nó giúp phụ huynh dễ dàng theo dõi kết quả học tập của con. Các con cũng nhìn sự đánh giá ấy để có động lực hơn hoặc biết cố gắng hơn trong học tập, rèn luyện”.

“Cùng với việc đánh giá, quy định khen thưởng HS trong Thông tư 22 cũng cụ thể hơn. Căn cứ vào đó, GV và nhà trường dễ dàng tiến hành khen thưởng mà vẫn đảm bảo yêu cầu, không gây áp lực cho HS, phụ huynh và hạn chế bệnh thành tích trong giáo dục”, thầy Trần Trung Bộ - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hương Trà (Hương Khê) chia sẻ.

Giảm áp lực cho giáo viên

Bắt đầu triển khai từ ngày 6/11/2016 để thay thế Thông tư 30, ngay từ khi mới ban hành, Thông tư 22 đã thực sự tạo được sự đồng thuận trong đội ngũ GV tiểu học trên địa bàn Hà Tĩnh. Cô Nguyễn Thanh Nga - Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Thạch Hà cho biết: “Thay vì ghi nhận xét vào sổ theo dõi hàng tháng ở các môn học, nay các GV chỉ ghi nhận xét vào vở HS khi cần thiết. Như thế sẽ giảm bớt áp lực sổ sách, tránh những lời nhận xét chung chung, trùng lặp đối với nhiều HS”.

Đánh giá theo thông tư 30 với gv trung học năm 2024

Thực hiện Thông tư 22, giáo viên sẽ có nhiều thời gian hơn để quan tâm, hỗ trợ học sinh

Thực tế, trong 2 năm thực hiện Thông tư 30, nhiều GV tỏ ra rất áp lực vì sổ sách quá nhiều, vừa vất vả, vừa ảnh hưởng thời gian giảng dạy. Giải quyết vấn đề này, Thông tư 22 quy định thay sổ theo dõi chất lượng giáo dục bằng bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục, đồng thời, không quy định cứng nhắc bất kỳ loại sổ nào sử dụng trong quá trình đánh giá HS. GV được trao quyền tự chủ theo dõi sự tiến bộ của HS, ghi chép những lưu ý với HS có nội dung chưa hoàn thành hoặc có khả năng vượt trội nhằm tự mình nắm bắt thông tin và sử dụng khi cần.

Cô Nguyễn Thị Hòa - GV Trường Tiểu học Thạch Long (Thạch Hà) cho biết: “Thông tư sửa đổi giúp GV giảm áp lực về sổ sách, ghi chép nhận xét, thay vào đó, chúng tôi sẽ có nhiều thời gian hơn để quan tâm, hỗ trợ HS”.

Sự ra đời của Thông tư 22 được xem là phát huy, kế thừa và cụ thể hóa tinh thần nhân văn của Thông tư 30 với niềm tin sẽ mang lại diện mạo mới cho giáo dục tiểu học và đặc biệt sẽ góp phần tăng niềm tin của xã hội vào những chủ trương đổi mới của ngành.

Thông tư 30 quy định bỏ chấm điểm thường xuyên HS tiểu học ra đời năm 2014. Thay vì dùng điểm số, GV sẽ nhận xét định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của HS tiểu học. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, văn bản này đã gặp sự phản đối mạnh mẽ của GV và phụ huynh. GV cho rằng, có quá nhiều sổ sách phải nhận xét, tạo thêm áp lực cho họ; phụ huynh thì không đánh giá được con mình học hành ra sao, tiến bộ thế nào, bởi cách nhận xét chung chung của thầy cô.

Ngày 14/4/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT, 02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT, 04/2021/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/5/2023.

Bỏ quy định giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo hạng

Theo Bộ GDĐT, thời điểm ban hành các Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT, 02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT, 04/2021/TT-BGDĐT (Thông tư 01-04), quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp thực hiện theo Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/09/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Theo đó, giáo viên mỗi cấp học có 03 chứng chỉ tương ứng với 03 hạng chức danh nghề nghiệp.

Tuy nhiên, ngày 18/10/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 89/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/12/2021) và điều chỉnh quy định về chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành như sau: mỗi chuyên ngành có 01 chương trình, thời gian thực hiện tối đa là 06 tuần.

Vì vậy, tại Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT Bộ GDĐT đã điều chỉnh quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp (sau đây gọi tắt là chứng chỉ) như sau:

Chỉ quy định 01 chứng chỉ chung đối với các hạng giáo viên. Mỗi cấp học chỉ có 01 chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.

Giáo viên đã có một trong các chứng chỉ theo hạng của cấp học đang giảng dạy cấp trước ngày 30/6/2022 thì được xác định đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ, được sử dụng khi tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và không phải học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tương ứng với từng cấp học.

Khi bổ nhiệm, chuyển xếp chức danh nghề nghiệp giáo viên tương ứng theo quy định tại các Thông tư 01-04 và khi chuyển chức danh nghề nghiệp thì không yêu cầu giáo viên phải có chứng chỉ. Giáo viên tuyển dụng mới phải có chứng chỉ theo quy định trong thời gian thực hiện chế độ tập sự.

Quy định tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp chung cho các hạng chức danh nghề nghiệp

Để thống nhất với các quy định về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp ở các văn bản quy định tiêu chuẩn CDNN khác và không làm xáo trộn việc đánh giá tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non, phổ thông như quy định trước đây tại các Thông tư liên tịch số 20,21,22,23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông (đã được thay thế bởi Thông tư 01-04), tại Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT, Bộ GDĐT bỏ quy định tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp ở từng hạng chức danh nghề nghiệp và chỉ quy định đạo đức nghề nghiệp chung cho giáo viên ở tất cả các hạng.

Không yêu cầu giáo viên tiểu học, trung học cơ sở (THCS) hạng I phải có trình độ thạc sĩ

Theo quy định tại Thông tư số 02,03, giáo viên tiểu học, THCS hạng I phải có bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học/THCS hoặc có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy hoặc có bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên.

Thời điểm ban hành Thông tư số 02,03 cấp tiểu học chưa có giáo viên hạng I do đây là hạng mới bổ sung so với quy định tại Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV. Tuy nhiên, một số giáo viên THCS hạng I cũ do chưa có bằng thạc sĩ theo quy định nên tạm thời bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II mới.

Các trường hợp này sau khi đạt các tiêu chuẩn của hạng I mới thì bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng I mới mà không phải thông qua kỳ thi hoặc xét thăng hạng (chi tiết tại khoản 3 Điều 9 Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT).

Mặc dù việc bổ nhiệm tạm thời vào chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II mới không phải là “rớt hạng” như tâm tư của một số giáo viên, mà là bổ nhiệm hạng tương ứng với mức độ đạt tiêu chuẩn theo quy định của hạng.

Đồng thời, mọi chế độ, chính sách mà giáo viên hiện hưởng vẫn được bảo đảm, không có sự điều chỉnh nào. Tuy nhiên, việc này vẫn làm ảnh hưởng đến tâm lý của một bộ phận giáo viên THCS.

Nắm bắt kịp thời tâm tư của đội ngũ, Bộ GDĐT đã rà soát lại quy định về trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học, THCS trên cơ sở nghiên cứu yêu cầu của việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục cấp tiểu học và THCS.

Theo đó, mục tiêu của giáo dục tiểu học là nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học THCS.

Mục tiêu của giáo dục THCS là nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.

Như vậy, với yêu cầu giảng dạy, cung cấp các kiến thức cơ bản và nền tảng, việc quy định giáo viên tiểu học, THCS hạng I phải có trình độ thạc sĩ là không cần thiết.

Do đó, tại Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT, Bộ GDĐT điều chỉnh quy định về trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học, THCS hạng I là đại học.

Giáo viên được xếp lương tương ứng với hạng chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm

Khi các Thông tư số 01-03 được địa phương triển khai thực hiện đã nảy sinh một số vướng mắc như: Giáo viên mầm non khi chưa đạt các tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp hạng II mới thì được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp hạng III mới và chuyển xếp lương từ viên chức loại A1 (2,34) sang A0 (2,10), tuy nhiên, Thông tư số 01 chưa hướng dẫn cụ thể việc xếp lương trong trường hợp này.

Giáo viên tiểu học, THCS khi đạt tiêu chuẩn để bổ nhiệm hạng II mới và chuyển xếp lương từ viên chức loại A1 (2,34) sang A2.2 (4,0) thì những giáo viên đang được hưởng hệ số lương 2,34, 2,67, 3,00 (là trường hợp được bổ nhiệm hạng cao ngay sau tuyển dụng do có trình độ đào tạo cao hơn trình độ chuẩn theo quy định) và 3,33, 3,66, 3,99 đều được chuyển xếp vào hệ số lương 4,0.

Bộ GDĐT đã nghiên cứu, tham vấn ý kiến của các cơ quan có liên quan, lấy ý kiến của hơn 580.000 giáo viên mầm non, phổ thông và quyết định vẫn giữ nguyên quy định giáo viên được bổ nhiệm hạng chức danh nghề nghiệp nào thì được xếp lương theo hạng đó như hiện hành để bảo đảm tuân thủ đúng nguyên tắc xếp lương tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, đồng thời, sửa đổi, bổ sung một số nội dung sau:

Khi bổ nhiệm từ hạng cũ sang hạng mới tương ứng chỉ xét 02 tiêu chuẩn: trình độ đào tạo và thời gian giữ hạng thấp hơn liền kề; không yêu cầu giáo viên phải có minh chứng của các tiêu chuẩn khác.

Trường hợp giáo viên chưa đạt tiêu chuẩn của hạng tương ứng (trình độ đào tạo và thời gian giữ hạng) thì tiếp tục giữ hạng, mã số và hệ số lương của chức danh nghề nghiệp hiện đang được xếp theo Thông tư liên tịch số 20,21,22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, không bổ nhiệm hạng thấp hơn liền kề. Khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp tương ứng mà không phải thông qua thi hoặc xét thăng hạng.

Việc sửa đổi, bổ sung như trên sẽ giúp cho công tác bổ nhiệm, xếp lương được thực hiện đơn giản hơn, tránh phát sinh việc yêu cầu giáo viên cung cấp nhiều minh chứng không cần thiết. Đồng thời, khắc phục được vướng mắc trong việc xếp lương giáo viên mầm non và không có trường hợp giáo viên tiểu học, THCS mới tuyển dụng đang giữ hệ số lương 2,34, 2,67, 3,00 được bổ nhiệm hạng II mới và chuyển xếp vào hệ số lương 4,00. Bảo đảm thống nhất về quy định thời gian giữ hạng giữa các cấp học và quy định của Bộ Nội vụ về thời gian giữ ngạch cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính.

Điều chỉnh thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III từ 9 năm xuống còn 3 năm

Quy định về thời gian giữ CDNN giáo viên mầm non hạng III là 9 năm tại Thông tư số 02 đảm bảo tuân thủ quy định về thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

Tuy nhiên, chênh lệch hệ số lương giữa hạng III (theo bảng lương của viên chức loại A0 với hệ số lương khởi điểm là 2,10) và hạng II (theo bảng lương của viên chức loại A1 với hệ số lương khởi điểm là 2,34) không nhiều, nếu yêu cầu thời gian giữ hạng 9 năm sẽ làm giảm động lực phấn đấu của giáo viên mầm non.

Do đó, tại Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT Bộ GDĐT điều chỉnh thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III từ 9 năm xuống còn 3 năm để thống nhất với các ngành, lĩnh vực khác (ví dụ như quy định thời gian giữ ngạch cán sự là 03 năm theo Thông tư 02/2021/TT-BNV của Bộ Nội vụ).

Tuy nhiên, thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II tăng từ 6 năm lên 9 năm để đảm bảo tuân thủ quy định của Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Đồng thời, thống nhất với quy định thời gian giữ hạng III đối với giáo viên phổ thông và quy định thời gian giữ ngạch/hạng đối với các chức danh cùng được áp dụng bảng lương của công chức/viên chức loại A1 khác.

Giáo viên mầm non, phổ thông không cần nộp minh chứng đã thực hiện công việc của hạng khi thực hiện bổ nhiệm từ hạng chức danh nghề nghiệp cũ sang hạng chức danh nghề nghiệp mới

Các Thông tư 01-04 quy định nhiệm vụ theo từng hạng là để sau khi giáo viên được bổ nhiệm vào hạng sẽ thực hiện nếu được hiệu trưởng phân công.

Tuy nhiên, khi thực hiện bổ nhiệm từ hạng chức danh nghề nghiệp cũ sang hạng chức danh nghề nghiệp mới, một số địa phương yêu cầu giáo viên phải có đủ minh chứng đã thực hiện nhiệm vụ của hạng dẫn đến việc giáo viên không thể cung cấp đủ minh chứng nên chưa được bổ nhiệm hạng tương ứng.

Để khắc phục tình trạng này ở một số địa phương, Bộ GDĐT đã bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT như sau:

Làm rõ quy định nhiệm vụ đối với từng hạng chức danh nghề nghiệp: là những công việc giáo viên thực hiện sau khi được bổ nhiệm vào hạng và trong suốt thời gian giữ hạng nếu được hiệu trưởng phân công và hiệu trưởng có thể phân công giáo viên thực hiện nhiệm vụ của hạng cao hơn nếu giáo viên có khả năng.

Khi bổ nhiệm sang hạng tương ứng không yêu cầu giáo viên phải có minh chứng về việc đã thực hiện được nhiệm vụ của hạng.

Bên cạnh đó cần lưu ý, tại Thông tư 01-04, Bộ GDĐT đã quy định: Đối với những nhiệm vụ theo hạng chức danh nghề nghiệp mà trường mầm non, phổ thông công lập không được giao hoặc không đủ điều kiện thực hiện thì có thể quy đổi sang các nhiệm vụ khác có liên quan để làm căn cứ đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên.

Như vậy, quy định về nhiệm vụ của giáo viên không phải là quy định cứng, bắt buộc đối với tất cả các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và không phải là công việc bắt buộc tất cả các giáo viên phải thực hiện.

Bên cạnh đó, Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐ còn bổ sung thêm các điều khoản chuyển tiếp, điều khoản áp dụng để địa phương thuận lợi hơn trong công tác bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp, xếp lương giáo viên.

Cụ thể như: Quy định nguyên tắc chuyển chức danh nghề nghiệp (khoản 5 Điều 5), nguyên tắc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với trường hợp giáo viên vẫn giữ mã ngạch công chức hoặc vẫn giữ các ngạch giáo viên có đầu mã ngạch là “15.”, “15a.”, “15c.” (khoản 6 Điều 5).

Quy định việc đạt yêu cầu về nghiệp vụ sư phạm đối với các trường hợp có bằng cao đẳng sư phạm hoặc trung cấp sư phạm hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cấp trước ngày 22/5/2021 (khoản 8 Điều 5).

Làm rõ khái niệm chuyên ngành phù hợp để thuận tiện trong công tác tuyển dụng, sử dụng giáo viên (khoản 9 Điều 5).

Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp, xếp lương đối với các trường hợp giáo viên được phân công giảng dạy các môn học mới, môn học còn thiếu giáo viên hoặc môn tích hợp (khoản 10 Điều 5).

Thực hiện bổ nhiệm lại các trường hợp căn cứ vào trình độ đào tạo để bổ nhiệm hạng cao hơn mà không thông qua thi xét thăng hạng (khoản 12 Điều 5).

Để ổn định công tác tuyển dụng, sử dụng, quản lý đội ngũ và giúp đội ngũ giáo viên an tâm công tác, tập trung triển khai chương trình giáo dục đạt hiệu quả, Bộ GDĐT đề nghị các địa phương cần khẩn trương nghiên cứu các quy định điều chỉnh và hoàn thành việc bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mầm non, phổ thông công lập trong vòng 06 tháng kể từ ngày Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐ có hiệu lực thi hành.