Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2022 những điểm sáng của ngành giáo dục năm 2020

Tới nay, trường THPT Chuyên Lào Cai là trường đi đầu ở tỉnh Lào Cai thực hiện đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020. Việc sử dụng ngoại ngữ trong việc giảng dạy một số môn khoa học như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin tại trường đã có nhiều kết quả đáng khích lệ, tạo được môi trường học tập ngoại ngữ tích cực.

Thành công đến từ đổi mới

Giống như rất nhiều các trường THPT chuyên khác ở khu vực miền núi, khi bắt đầu triển khai dạy học ngoại ngữ theo Đề án ngoại ngữ 2020, giáo viên (GV) nhà trường phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Đầu tiên từ đội ngũ. Tại thời điểm năm 2010, số lượng GVcó thể dùng ngoại ngữ để giao tiếp thông thường không nhiều, giáo viên ngoại ngữ tuy có kiến thức tốt về ngữ pháp, từ vựngnhưng không có nhiều cơ hội để giao tiếp với người bản ngữ.Mặt khác,việc học ngoại ngữ của học sinh (HS) chủ yếu tập trung học từ vựng và ngữ pháp để làm các bài thi viết, không có mục tiêu học và phát triển các kỹ năng ngôn ngữ. Kỹ năng nói của HS nhiều hạn chế...

Có thể thấy, những khó khăn trên xuất phát từ nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan. Tuy nhiên, đội ngũ GV ngoại ngữ của trường đều nhận thấy dù là nguyên nhân nào thì việc dạy và học ngoại ngữ đã đến lúc cần thay đổi.

Cô Nguyễn Thị Vân Khánh – Tổ trưởng tổ ngoại ngữ của trường cho biết: Thay đổi tiến hành trước hết ở khâu đội ngũ. Nếu trước đâyGV không có môi trường để thực hành và sử dụng ngoại ngữ thường xuyên thì môi trường đó đã được tạo lập. Nhà trường tổ chức các lớp dạy tiếng Anh giao tiếp cho GV trong trường do các GV tình nguyện từ Úc và Mỹ giảng dạy. Nhiều thầy cô ban đầu cảm thấy khó khăn nhưng dần dần cũng hình thành được thói quen sử dụng ngoại ngữ, số GV có thể giao tiếp tiếng Anh cơ bản tăng lên.

Cũng từ năm 2010, yêu cầu GV ngoại ngữ phải tìm học bổng học thạc sĩ ở nước ngoài chính thức thực hiện. Đây được đánh giá là yêu cầu khó thực hiện ở một tỉnh miền núi như Lào Cai. Song chỉ sau một năm đã có giáo viên đầu tiên được cấp học bổng thạc sĩ theo chương trình học bổng của Chính phủ Australia và đến nay 5 giáo viên ngoại ngữ đã hoàn thành chương trình học thạc sĩ ở Úc. 10 giáo viên đã tham gia các chương trình đào tạo ngắn hạn tại Mỹ và Singapore.

Cùng đó, nhà trường chủ động trong việc mời các tình nguyện viên nước ngoài về dạy cho HS, giáo viên và tình nguyện viên tiếng Anh. Đã xây dựng các nội dung, chương trình để có thể phát huy tối đa hiệu quả của việc sử dụng tình nguyện viên nước ngoài trong việc phát triển kỹ năng nghe, nói, giao tiếp và phát âm của học sinh. Năm 2017, 26 giáo viên các môn tự nhiên Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin đã tham gia chương trình học văn bằng hai tiếng Anh. Việc kiểm tra ngoại ngữ của các thầy cô giáo được tổ chức hàng tháng và được coi là một trong những tiêu chí đánh giá, phân xếp loại cán bộ giáo viên cuối năm học.

Để học tốt ngoại ngữ trước hết hãy để HS yêu thích môn ngoại ngữ, để HS có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ hãy để các em dám nói bằng ngoại ngữ. Việc sử dụng ngoại ngữ trong giảng dạy của giáo viên cũng được khuyến khích. Giáo viên cần sử dụng các câu giao tiếp cơ bản, các câu mệnh lệnh bằng ngoại ngữ thường xuyên trong tiết dạy để hình thành thói quen sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp của GV và HS. 

Một thay đổi khác từ chương trình giáo dục. Nhà trường tổ chức rà soát lại chương trình, xây dựng và điều chỉnh lại chương trình giảng dạy ngoại ngữ trong đó tập trung phát triển các kỹ năng cho học sinh. Các chương trình trải nghiệm sáng tạo cũng được lồng ghép một cách linh hoạt để khuyến khích học sinh có thể sử dụng ngoại ngữ ngoài giờ học. Học sinh được tổ chức thực hiện các dự án nên qua đó vừa có thể sử dụng và phát triển các khả năng ngôn ngữ cũng như phát triển các kỹ năng mềm khác.

Các chương trình giáo dục phải đảm bảo tính cân bằng trong việc chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho các em trong các kỳ thi viết nhưng vẫn khuyến khích các em phát triển các kỹ năng ngôn ngữ khác. Các hoạt động CLB ngoại ngữ được tổ chức sáng tạo để khuyến khích không chỉ với học sinh khối chuyên ngoại ngữ mà với cả học sinh toàn trường sử dụng ngoại ngữ ngoài giờ học...

Nhiều năm trở lại đây, HS của trường đã nhận được học bổng có giá trị từ các chương trình; trường ĐH nước ngoài danh giá...

Kinh nghiệm sau một chặng đường

Dù việc dạy học ngoại ngữ của trườngTHPT Chuyên tỉnh Lào Cai đến nay còn những điều cần thay đổi trong quá trình thực hiện nhưng sự thay đổi trên nhiều mặt thời gian đã cải thiện tích cực môi trường dạy và học ngoại ngữ tại trường.

Với đề án dạy học ngoại ngữ Quốc gia 2020 thực hiện tại trường THPT Chuyên tỉnh Lào Cai, giáo viên nhà trường đều cho rằng, phải đổi mới căn bản và toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ.

Song kinh nghiệm rút ra sau một chặng đường thực hiện của trường đó là: thay đổi và cải cách cần có lộ trình cụ thể tránh việc gây hoang mang và lo lắng cho phụ huynh học sinh. Việc thay đổi cũng cần phải đồng bộ giữa chương trình học, phương pháp giảng dạy, tài liệu và hình thức kiểm tra đánh giá để các thầy cô và học sinh có sự chuẩn bị đầy đủ về tâm lý cũng như kiến thức cho học sinh đồng thời đảm bảo tính chính xác trong việc đánh giá năng lực của học sinh.

Mục tiêu của việc dạy học ngoại ngữ cũng cần phải xác định cho phù hợp với từng đối tượng và môi trường giáo dục. Cần làm rõ học sinh học ngoại ngữ để làm gì, từ đó xác định những yêu cầu về mục tiêu cần đạt được cho học sinh, tránh tình trạng gây áp lực học tập nặng nề.

Việc đổi mới, cải cách bên cạnh những chỉ đạo chung cũng cần phải được áp dụng linh hoạt và phù hợp vào từng môi trường giáo dục khác nhau. Các nhà trường nên được trao quyền tự chủ trong việc xây dựng chương trình giáo dục phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện của nhà trường. Việc giới thiệu ngoại ngữ nào vào trong chương trình giảng dạy cũng cần phải xét đến tính khả thi, phù hợp với đối tượng học sinh.

Sáng 28/7/2020, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức tổng kết 10 năm triển khai thực hiện Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân” trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2011-2020 (Sau đây gọi là Đề án ngoại ngữ). Bà H’ Yim Kđoh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện Đề án cấp tỉnh dự và chỉ đạo Hội nghị. Ông Phạm Đăng Khoa, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở GD&ĐT, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án cấp tỉnh dự và chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có các Phó Giám đốc Sở GD&ĐT; lãnh đạo các sở, ngành liên quan; lãnh đạo Công đoàn ngành GD tỉnh; đại diện lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố; lãnh đạo các phòng chuyên môn, nghiệp vụ Sở GD&ĐT; lãnh đạo, chuyên viên, đại diện giáo viên của các phòng GD&ĐT, các đơn vị trực thuộc.

Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2022 những điểm sáng của ngành giáo dục năm 2020

Các đại biểu tham dự Hội nghị tổng kết 10 năm triển khai thực hiện Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân” trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2011-2020

Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2022 những điểm sáng của ngành giáo dục năm 2020

Ông Phạm Đăng Khoa, Giám đốc Sở GD&ĐT phát biểu khai mạc Hội nghị

Thực hiện Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2011-2020” trên địa bàn tỉnh, trong 10 năm qua, ngành GD&ĐT tỉnh Đắk Lắk đã tích cực tham mưu các cấp ủy, chính quyền địa phương ban hành hệ thống văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện một cách toàn diện, sát với thực tế về điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo và việc học của học sinh ở từng cấp học, từng địa bàn; phối hợp với các cơ quan thống tấn báo chí Trung ương và địa phương tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân, góp phần nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của Đề án đối với nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; tổ chức sơ kết, hội thảo khoa học trao đổi, thảo luận, đánh giá hiệu quả, rút ra bài học kinh nghiệm theo giai đoạn ngắn nhằm điều chỉnh nội dung, kế hoạch, phương pháp dạy học đáp ứng yêu cầu của Đề án … Vì thế, chất lượng dạy học, giáo dục nói chung, chất lượng dạy học ngoại ngữ nói riêng có những chuyển biết tích cực, tạo bước tiến trong nhận thức, hành động của cán bộ, nhân dân các dân tộc, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, rút ngắn khoảng cách về GD&ĐT trên địa bàn tỉnh và các địa phương trong cả nước.

Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2022 những điểm sáng của ngành giáo dục năm 2020

Ông Đỗ Tường Hiệp, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT báo cáo tổng kết 10 năm triển khai thực hiện Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân” trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2011-2020

Hiệu quả mà Đề án mang lại được thể rõ ở những kết quả hết sức đáng ghi nhận, năm học 2014-2015 trên địa bàn tỉnh mới chỉ có 1 trường mầm non với 149 trẻ được làm quen với tiếng Anh thì đến năm học 2019-2020 này đã có 55/330 trường mầm non với 8.378/100.095 trẻ thực hiện chương trình làm quen với tiếng Anh (đạt 8,3%); chất lượng dạy và học tiếng Anh từ cấp tiểu học đến cấp THPT trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực. Hệ thống chương trình tiếng Anh được xây dựng theo các chủ đề, chủ điểm quen thuộc, gần gũi; học sinh được học và phát triển đồng đều 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết; kết quả bài thi môn tiếng Anh ở các kỳ thi THPT quốc gia được nâng lên.

Chất lượng đội ngũ nhà giáo ngày một nâng cao, năm 2011-2012, toàn tỉnh mới chỉ có 9 giáo viên THPT đạt trình độ C1, 51 giáo viên tiểu học và THCS đạt B2, 833 giáo viên đạt trình độ B1, số giáo viên còn lại chưa đạt chuẩn theo quy định. Đến năm học 2019 – 2020, toàn tỉnh đã có 1.796/1876 giáo viên tiếng Anh đạt chuẩn về năng lực ngôn ngữ theo Khung năng lực 6 bậc dành cho Việt Nam, chiếm tỷ lệ trên 90%.

Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2022 những điểm sáng của ngành giáo dục năm 2020

Bà Phạm Thị Dinh, Hiệu trưởng trường THPT Ngô Gia Tự báo cáo tham luận tại Hội nghị

Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2022 những điểm sáng của ngành giáo dục năm 2020

Bà Đinh Thị Hoài Thu, giáo viên trưởng tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, huyện Krông Năng báo cáo tham luận tại Hội nghị

Cùng với đó, ngành GD&ĐT đã chú trọng đầu tư cở sở vật chất, đến nay tổng số phòng chuyên dùng cho việc dạy và học ngoại ngữ là 1.552 phòng, trong đó cấp tiểu học: 309 phòng, cấp THCS: 583 phòng và cấp THPT: 570 phòng. Ngoài ra, các trường đều được trang bị thiết bị dạy học tối thiểu như: cassette, đầu đĩa, máy vi tính, máy chiếu, bảng tương tác và hệ thống phần mềm tiếng Anh trực tuyến.

Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2022 những điểm sáng của ngành giáo dục năm 2020

Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh ghi nhận và biểu dương những thành tích to lớn của ngành GD&ĐT tỉnh đã đạt được trong thời gian qua, đồng thời đề nghị ngành Giáo dục tỉnh cần tiếp tục đổi mới dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, đáp ứng nhu cầu học tập, làm việc và hội nhập quốc tế; đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về việc sử dụng ngoại ngữ, nhất là đối với thế hệ trẻ; chú trọng tập huấn, nâng cao năng lực ngoại ngữ, chuyên môn cho đội ngũ giáo viên; quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và các điều kiện để phục vụ cho việc dạy và học ngoại ngữ; đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát việc dạy học ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh, xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân vi phạm quy định.

Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2022 những điểm sáng của ngành giáo dục năm 2020

Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh trao tặng Bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể

Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2022 những điểm sáng của ngành giáo dục năm 2020

Giám đốc Sở GD&ĐT Phạm Đăng Khoa trao tặng Bằng khen của UBND tỉnh cho các cá nhân

Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2022 những điểm sáng của ngành giáo dục năm 2020

Ban tổ chức trao tặng Giấy khen của Giám đốc Sở GD&ĐT cho các tập thể

Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2022 những điểm sáng của ngành giáo dục năm 2020

Ban tổ chức trao tặng Giấy khen của Giám đốc Sở GD&ĐT cho các cá nhân

Nhân dịp này, UBND tỉnh đã tặng Bằng khen cho 10 tập thể và 15 cá nhân; Sở GD&ĐT tặng Giấy khen cho 13 tập thể, 22 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2011 – 2020.

Nguyễn Đạt