Đề bài - bài 18 trang 21 sgk toán 7 tập 2

Chú ý: Số liệu ở cột trung bình cộng của mỗi lớp được tính như sau:Ta lấy tổng chiều cao đầu + chiều cao cuối của mỗi lớp, sau đó chia cho 2. Ví dụ: \[\dfrac{{110 + 120}}{2} = \dfrac{{230}}{2} = 115\]

Đề bài

Đo chiều cao của \[100\] học sinh lớp \[6\] [đơn vị đo: cm] và được kết quả theo bảng \[26\]:

a] Bảng này có gì khác so với những bảng "tần số" đã biết ?

b] Ước tính số trung bình cộng trong trường hợp này.

[Hướng dẫn:

- Tính số trung bình cộng của từng khoảng. Số đó chính là trung bình cộng của giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của khoảng. Ví dụ: trung bình cộng của khoảng 110 120 là 115.

- Nhân các số trung bình cộng vừa tìm được với các tần số tương ứng.

- Thực hiện tiếp các bước theo quy tắc đã học.]

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Kẻ thêm vào sau cột chiều cao là cột số trung bình cộng của từng lớp; sau cột tần số là cột tích giữa trung bình cộng.

- Nhân từng giá trị của trung bình cộng mỗi lớp với tần số tương ứng.

- Cộng tất cả các tích vừa tìm được.

- Chia tổng đó cho các giá trị [tức tổng các tần số] để tìm số trung bình cộng.

- Trung bình cộng của lớp \[a\] đến \[b\] là\[\dfrac{{a + b}}{2}\]

Lời giải chi tiết

a] Bảng này có khác so với bảng tần số đã học.

Các giá trị khác nhau của biến lượng được "phân lớp" trong các lớp đều nhau [\[10\] đơn vị] mà không tính riêng từng giá trị khác nhau.

b] Số trung bình cộng

Để tiện việc tính toán ta kẻ thêm vào sau cột chiều cao là cột số trung bình cộng của từng lớp; sau cột tần số là cột tích giữa trung bình cộng.

Số trung bình cộng:

\[\overline{X}=\dfrac{105+805+4410+6165+1628+155}{100}\]\[= 132,68 [cm].\]

Chú ý: Số liệu ở cột trung bình cộng của mỗi lớp được tính như sau:Ta lấy tổng chiều cao đầu + chiều cao cuối của mỗi lớp, sau đó chia cho 2. Ví dụ: \[\dfrac{{110 + 120}}{2} = \dfrac{{230}}{2} = 115\]

Video liên quan

Chủ Đề