F1 cách ly ở đâu

Các địa phương cần mạnh dạn cách ly F1 tại nhà

Theo Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các nước trên thế giới dự đoán, dịch Covid-19 năm 2021 và 2022 vẫn có khả năng diễn biến phức tạp. Các nước dự báo tới đây có thể sẽ xuất hiện biến chủng mới nên các nước đã điều chỉnh chiến lược thích ứng với tình hình dịch hiện nay.

Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ cũng đưa ra thông điệp thích ứng, an toàn, linh hoạt, hiệu quả, vì thế các địa phương phải thay đổi chiến lược trong công tác phòng, chống dịch.

Ngoài các tỉnh, thành phố phía nam đã triển khai cách ly F1 tại nhà và điều trị F0 tại nhà, còn nhiều địa phương vẫn chưa mạnh dạn triển khai cách ly F1 tại nhà. Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh, Bộ Y tế đã có rất nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể nội dung này, vì thế các địa phương cần nghiên cứu kỹ để có phương án triển khai phù hợp với tình hình chống dịch trên địa bàn.

“Trước đây các F1 chưa tiêm vaccine sẽ phải đưa đi cách ly tập trung, nhưng hiện nay, Việt Nam đã bao phủ mũi 1 được hơn 81%. Vì thế, các địa phương cần mạnh dạn đưa ra phương án F1 cách ly tại nhà”, Thứ trưởng đề nghị.

Trong lĩnh vực điều trị, Thứ trưởng đề nghị cần chuyển hướng để F0 nhẹ điều trị tại nhà theo từng phác đồ điều trị mà Bộ Y tế đã hướng dẫn. F0 nặng sẽ đưa vào bệnh viện điều trị và với việc được chuẩn bị sẵn cơ sở vật chất, thuốc, oxy, các bệnh viện phải bảo đảm tỷ lệ tử vong ở mức thấp nhất.

“Sở Y tế cần phải nắm chắc quyết định phác đồ điều trị của Bộ Y tế mà Cục Quản lý khám, chữa bệnh đã tổ chức tập huấn toàn quốc để triển khai”, Thứ trưởng nói.

Hà Nội sẽ triển khai cách ly F1 tại các trạm y tế?

Trong đợt dịch thứ tư (tính từ ngày 29/4 đến nay), trên địa bàn thành phố Hà Nội đã ghi nhận khoảng 5.000 ca dương tính với SARS-CoV-2, tổng số F1 phải thực hiện cách ly tập trung tại Hà Nội lên tới gần 23.000 trường hợp.

Trong khi Bộ Y tế cho phép giảm thời gian cách ly tập trung F1 xuống còn 14 ngày từ giữa tháng 7, thì Hà Nội từ ngày 4/9 lại nâng lên 21 ngày, sau khi hoàn thành cách ly y tế tập trung tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày.

Trước số ca nhiễm liên tục tăng cao trong một tuần qua trung bình 80 ca nhiễm/ngày, số F1 tăng theo dẫn tới nguy cơ quá tải, ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội khẳng định, hiện thành phố Hà Nội vẫn đủ năng lực để điều trị cho F0 cũng như cách ly tập trung F1. "Hiện tại, thành phố chưa có kế hoạch cách ly, điều trị tại nhà", ông Tuấn cho hay.

Trước lo lắng của người dân ở chung cư khi chỉ vô tình đi chung thang máy với F0, có thể bị “oan” trở thành F1 và bị đưa đi cách ly, ông Tuấn khẳng định, theo quy định, F1 tiếp xúc trực tiếp với F0 sẽ được đưa đi cách ly tập trung. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, truy vết, nếu những trường hợp liên quan đi cùng thang máy nhưng có giữ khoảng cách, đeo khẩu trang, không tiếp xúc sẽ được phân loại và có thể sẽ được theo dõi sức khỏe tại nhà.

Ông Tuấn cũng cho biết thêm, nguy cơ của F1 trở thành F0 tại các khu tập trung rất thấp vì các quy định cách ly chặt chẽ, người thực hiện cách ly được giám sát, nằm trong tầm kiểm soát. “Mục đích của việc đưa F1 đi cách ly để bảo đảm an toàn cho cộng đồng”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Thông tin với phóng viên Báo Nhân Dân, Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, trong lần làm việc mới đây với UBND thành phố Hà Nội, thành phố đồng ý với chủ trương sẽ thay đổi phương án cách ly F1.

Tuy nhiên, thay bằng phương án cách ly tại nhà, thành phố đề xuất đưa các trường hợp F1 về cách ly tại các địa phương như tại trạm y tế, trung tâm y tế cấp phường, xã.

“Đây cũng là phương án phù hợp với tình hình của thủ đô, theo đúng nguyên tắc linh hoạt nhưng phải bảo đảm an toàn”, Thứ trưởng nhận định. Tuy nhiên, hiện nay phương án này đang được thành phố xây dựng kế hoạch, chưa có lộ trình triển khai cụ thể.

F1 cách ly ở đâu

Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, Hà Nội có thể triển khai phương án cách ly F1 tại các trạm y tế.

Theo PGS, TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng sự kiện khẩn cấp công cộng, Bộ Y tế, hiện nay theo Nghị quyết 128, các địa phương đã nới lỏng các hoạt động cũng như nới lỏng việc đi lại và chấp nhận không thể “Zero Covid”.

Vì thế, khi số ca nhiễm vẫn tiếp tục gia tăng, số F1 cũng sẽ tăng theo nên việc cách ly tại nhà rất cần thiết. Đặc biệt, trong bối cảnh Hà Nội là địa phương tiếp tục có số ca nhiễm trong cộng đồng gia tăng thời gian qua, cần phải tính toán sớm việc cách ly F1 tại nhà bởi những điểm sau:

Một là, Bộ Y tế đã có hướng dẫn rất cụ thể cách phân biệt F0, F1, F2. Những gia đình nào có điều kiện theo đúng quy định của Bộ Y tế sẽ cách ly tại nhà để người dân thoải mái trong việc cách ly, giảm tải gánh nặng kinh tế.

Hai là, việc cách ly tại nhà cũng chống nguy cơ lây nhiễm chéo. Ba là, người dân Hà Nội có ý thức cao trong việc bảo đảm an toàn khi cách ly tại nhà và tỷ lệ bao phủ vaccine mũi 1 tại địa phương cao.

Bốn là, hệ thống y tế cơ sở, tổ Covid-19 cộng đồng, tổ dân phố, chính quyền cấp cơ sở của thành phố Hà Nội cũng đã triển khai các hoạt động giám sát rất tốt.

“Tôi cho rằng với việc liên tục bùng những ổ dịch nhỏ, chúng ta không thể cách ly tập trung mãi. Vì thế, việc cách ly tại nhà rất thuận tiện, cần thiết. Tuy nhiên trường hợp nào không đủ tiêu chuẩn về phòng ở thì vẫn cần đưa đi cách ly tập trung”, ông Phu nói.

Về việc phân loại F0, F1, F2 hiện nay có thể có những đánh giá chưa chuẩn, PGS, TS Trần Đắc Phu cho rằng, đội truy vết cần phải đánh giá đúng việc tiếp xúc của người dân, không đánh giá quá lên mà cũng không đánh giá thấp đi, nếu không sẽ không truy vết được nguồn lây hoặc dẫn tới việc đưa F1 đi cách ly tập trung không cần thiết.

"Thí dụ nếu đi chung thang máy, dù không tiếp xúc, có đeo khẩu trang nhưng vẫn thở chung bầu không khí, tay chân có tiếp xúc với thang máy thì nguy cơ vẫn cao. Tuy nhiên, như ở cùng chung cư, người ở các nhà không tiếp xúc với nhau trực tiếp cũng như không gặp nhau trong cùng không gian kín, virus sẽ không thể bay từ nhà này sang nhà khác thì những trường hợp này không cần phải đi cách ly tập trung", ông Phu cho hay.

Theo baonhandan.vn

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.

Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Ngày 26-2, Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau - cho biết Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Quốc Việt đã ký quyết định điều chỉnh về quy định cách ly y tế đối với F1.

Theo đó, từ hôm nay 26-2, Cà Mau thực hiện cách ly y tế với các trường hợp tiếp xúc gần với ca bệnh xác định COVID-19 (F1).

Cụ thể, những người đã tiêm đủ ít nhất 2 liều vắc xin phòng COVID-19 theo quy định, liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày hoặc người đã khỏi bệnh COVID-19, phải thực hiện cách ly y tế 5 ngày tại nhà, nơi lưu trú hoặc các khu vực đủ điều kiện cách ly khác do cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương, trường học bố trí, thiết lập.

Sau đó, thực hiện xét nghiệm virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR hoặc test nhanh kháng nguyên vào ngày cách ly thứ 5, do nhân viên y tế thực hiện hoặc người cách ly tự thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế, bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.

Nếu kết quả xét nghiệm âm tính thì tiếp tục theo dõi sức khỏe trong 5 ngày tiếp theo và nghiêm túc thực hiện thông điệp 5K. Trường hợp có dấu hiệu bất thường về sức khỏe (sốt, ho, đau họng…), báo ngay cho cơ quan y tế để theo dõi, xét nghiệm và xử lý theo quy định.

Riêng đối với những người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin phòng COVID-19, thực hiện cách ly y tế 7 ngày tại nhà, nơi lưu trú hoặc các khu vực đủ điều kiện cách ly khác do cơ quan, tổ chức, đơn vị… thiết lập.

Sau nhiều ngày giảm sâu, những ngày qua, số ca mắc mới của Cà Mau tăng trở lại. Ngày 25-2, tỉnh này ghi nhận 558 ca mắc mới, trong đó 8 ca là giáo viên và 100 ca là học sinh.

F1 cách ly ở đâu
Hà Nội: Vì sao chỉ F0, F1 của phường Hoàng Liệt mới khổ sở?

KHẮC TÂM

F1 cách ly ở đâu

Triển khai xét nghiệm nhanh COVID-19 đến từng khu dân cư để phát hiện nhanh các ca lây nhiễm trong cộng đồng - Ảnh: LAN ANH

Trưa 14-7, Bộ Y tế ra công văn hướng dẫn việc giảm thời gian cách ly, thí điểm cách ly y tế F1 tại nhà, quản lý điều trị bệnh nhân COVID-19.

Theo đó, những trường hợp F1 đang cách ly tập trung đủ 7 ngày, có kết quả xét nghiệm PCR ngày thứ 7 âm tính với SARS-CoV-2 được chuyển về cách ly tại nhà, nơi lưu trú.

Thời gian cách ly là 14 ngày liên tục kể từ ngày bắt đầu cách ly. Riêng người đã được cách ly tập trung 7 ngày thì tiếp tục cách ly tại nhà 7 ngày. Sau cách ly y tế, tiếp tục theo dõi sức khỏe 14 ngày tiếp theo.

Để việc cách ly F1 tại nhà đảm bảo an toàn, cần phải đáp ứng những yêu cầu sau về cơ sở vật chất:

Đối với nhà làm nơi cách ly phải là nhà ở riêng lẻ, căn hộ trong khu tập thể, khu chung cư. Trước cửa nhà có biển cảnh báo nền đỏ, chữ vàng: "Địa điểm cách ly y tế phòng chống dịch COVID-19". Đồng thời phải có thùng màu vàng có biểu tượng chất thải lây nhiễm có dán nhãn "chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2" để đựng trang phục phòng hộ cá nhân của nhân viên y tế thải bỏ. 

Ngoài ra, nhà phải có phòng cách ly riêng, khép kín và tách biệt với khu sinh hoạt chung của gia đình. Đồng thời, Bộ Y tế cũng khuyến khích lắp camera để giám sát người cách ly. 

Đối với phòng cách ly phải có nhà vệ sinh, nhà tắm dùng riêng, có đủ dụng cụ vệ sinh cá nhân, xà phòng rửa tay, nước sạch, dung dịch sát khuẩn tay chứa ít nhất 60% cồn. Có dụng cụ đo thân nhiệt cá nhân trong phòng.

Trong phòng cách ly có thùng đựng chất thải, có màu vàng, có nắp đậy, mở bằng đạp chân, có lót túi màu vàng để đựng chất thải gồm khẩu trang, khăn, giấy lau mũi miệng, có dán nhãn "chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2".

Thùng đựng chất thải sinh hoạt phải có nắp đậy, mở bằng đạp chân và có lót túi màu xanh để đựng chất thải sinh hoạt khác. Không được dùng điều hòa trung tâm, có thể dùng điều hòa riêng. Đảm bảo thông thoáng khí, tốt nhất nên thường xuyên mở cửa sổ, có máy giặt hoặc xô, chậu đựng quần áo để người cách ly tự giặt.

Phòng cách ly phải được khử khuẩn hằng ngày, có đủ các thiết bị bảo hộ cần thiết. Đồng thời, bố trí bàn trước cửa phòng cách ly để cung cấp suất ăn riêng, nước uống và các nhu yếu phẩm khác cho người cách ly. Nghiêm cấm không được mang đồ dùng, vật dụng của người cách ly ra khỏi nhà. 

Bộ Y tế đề nghị người cách ly tại nhà và người nhà của họ phải thực hiện nghiêm các chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19, hướng dẫn của Bộ Y tế đã ban hành, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, đảm bảo an toàn, hiệu quả cho việc áp dụng hình thức cách ly y tế tại nhà.

F1 cách ly ở đâu

TP.HCM thí điểm cách ly điều trị F0, F1 tại nhà - Đồ họa: NGỌC THÀNH

PHẠM TUẤN