Hơi nước ngưng đọng tạo thành gì

I. Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển

1. Ngưng đọng hơi nước 

Không khí đã bão hoà mà vẫn tiếp tục đựợc bổ sung hơi nước, hoặc gặp lạnh thì lượng hơi nước thừa sẽ ngưng đọng. Nhưng hơi nước chỉ ngưng đọng khi có hạt nhân ngưng đọng. Hạt nhân ngưng tụ này là những hạt nhỏ li ti như hạt bụi, khói, hạt muối biển... do gió đưa tới.

2. Sương mù.

Sương mù được sinh ra trong điều kiện độ ẩm tương đối cao, khí quyển ổn định theo chiều thẳng đứng và có gió nhẹ.

3. Mây và mưa

Không khí càng lên cao càng lạnh, hơi nước ngưng đọng thành những hạt nước nhỏ và nhẹ, các hạt nước tụ lại thành từng đám, đó là mây.

Các hạt nước trong các đám mây không đứng yên, chúng thường xuyên rơi xuống rất chậm, nhưng phần lớn chưa đến mặt đất đã bị nhiệt độ cao làm cho bốc hơi hoặc lại bị các luồng không khí đẩy lên cao. Chỉ khi các hạt nước kết hợp với các hạt nước khác, hoặc được hơi nước ngưng tụ thêm, có kích thước lớn, các luồng không khí thẳng không đủ sức đẩy lên, nhiệt độ cao không làm bốc hết hơi nước, các hạt nước này rơi xuống mặt đất, đó là mưa.

Nước rơi cặp nhiệt độ khoảng 0°c trong điều kiện không khí yên tĩnh sẽ tạo thành tuyết rơi.

Mưa đá xảy ra trong điều kiện thời tiết nóng về mùa hạ : Khi các luồng không khí đối lưu từ mặt đất bốc lên rất mạnh, khiến cho các hạt nước bị đẩy lên xuống nhiều lần, gặp lạnh trở thành các hạt băng. Các hạt bănq lớn dần qua mỗi lần bị đẩy lên xuống, cuối cùng rơi xuống đất thành mưa đá.

GiaiVaDap.com

Lý thuyết ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa Địa lí 10 ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu

I. Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển

1. Ngưng đọng hơi nước (điều kiện)

- Không khí đã bão hòa mà vẫn tiếp tục được bổ sung hơi nước hoặc gặp lạnh.

- Có hạt nhân ngưng đọng (những hạt nhỏ li ti như hạt bụi, khói, muối biển,... do gió đưa tới).

2. Sương mù (điều kiện)

- Độ ẩm tương đối cao;

- Khí quyển ổn định theo chiều thẳng đứng;

- Có gió nhẹ.

3. Mây và mưa

- Mây: Không khí càng lên cao càng lạnh, hơi nước ngưng đọng thành những hạt nhỏ và nhẹ, các hạt nước tụ lại thành từng đám => mây.

- Mưa:

+ Khi các hạt nước trong các đám mây vận động kết hợp với nhau, ngưng tụ thêm, kích thước lớn hơn và rơi xuống => mưa.

+ Nước rơi gặp nhiệt độ khoảng 0oC trong điều kiện không khí yên tĩnh => tuyết rơi.

+ Mưa đá: xảy ra trong điều kiện thời tiết nóng về mùa hạ, các luồng không khí đối lưu từ mặt đất bốc lên rất mạnh.

II. Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa

1. Khí áp

- Khu áp thấp: mưa nhiều.

- Khu áp cao: mưa ít hoặc không mưa (vì không khí ẩm không bốc lên được, không có gió thổi đến mà có gió thổi đi).

2. Frông

- Dọc frông không khí bị nhiễu loạn sinh ra mưa.

- Miền có frông, nhất là dải hội tụ nhiệt đới đi qua => mưa nhiều => mưa frông hoặc mưa dải hội tụ.

3. Gió

- Miền có gió mậu dịch: mưa ít.

- Miền có gió tây ôn đới thổi từ biển vào gây mưa nhiều (Tây Âu, tây Bắc Mĩ).

- Miền có gió mùa: mưa nhiều (vì một nửa năm là gió thổi từ đại dương vào lục địa).

4. Dòng biển

- Vùng ven dòng biển nóng: mưa nhiều (không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang vào lục địa).

- Vùng ven dòng biển lạnh: mưa ít (không khí bị lạnh, không bốc lên được).

5. Địa hình

- Cùng một sườn núi đón gió: càng lên cao, nhiệt độ giảm, mưa nhiều và sẽ kết thúc ở một độ cao nào đó.

- Cùng một dãy núi sườn đón gió ẩm, mưa nhiều; sườn khuất gió mưa ít.

III. Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất

1. Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ

- Mưa nhiều nhất ở Xích đạo.

- Mưa tương đối ít ở 2 vùng chí tuyến Bắc và Nam.

- Mưa nhiều ở 2 vùng ôn đới.

- Càng về 2 cực, lượng mưa càng ít.

2. Lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng của đại dương

Lượng mưa phụ thuộc vào vị trí gần hay xa đại dương và dòng biển nóng hay lạnh chảy ven bờ.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 - Xem ngay

I. NGƯNG ĐỌNG HƠI NƯỚC TRONG KHÍ QUYỂN

1. Ngưng đọng hơi nước

- Điều kiện ngưng đọng hơi nước:

+ Không khí chứa hơi nước đã bão hòa mà vẫn được cung cấp hơi nước hoặc không khí gặp lạnh.

+ Phải có hạt nhân ngưng đọng như khói, bụi, muối…

2. Sương mù

- Điều kiện hình thành:

+ Độ ẩm tương đối cao.

+ Khí quyển ổn định theo chiều thẳng đứng.

+ Có gió nhẹ.

3. Mây và mưa

- Mây: Hơi nước gặp lạnh, ngưng đọng thành những hạt nước nhỏ, nhẹ và tụ lại thành từng đám mây.

- Mưa: Khi các hạt nước trong mây đủ lớn rơi được xuống mặt đất $ \rightarrow$ mưa.

- Tuyết rơi: Nước rơi gặp nhiệt độ khoảng 00C, không khí yên tĩnh $ \rightarrow$ tuyết rơi.

- Mưa đá: Nước mưa rơi ở thể rắn (băng).

II. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG MƯA

1. Khí áp

- Khu áp thấp: thường mưa nhiều.

- Khu áp cao: thường mưa ít hoặc không mưa (vì không khí ẩm không bốc lên được, không có gió thổi đến mà có gió thổi đi).

2. Frông

- Miền có frông, nhất là dải hội tụ đi qua, thường mưa nhiều.

3. Gió

- Gió mậu dịch: mưa ít.

- Gió Tây ôn đới thổi từ biển vào gây mưa nhiều (Tây Âu, phía Tây Bắc Mĩ).

- Miền có gió mùa: mưa nhiều (vì một nửa năm là gió thổi từ đại dương vào lục địa).

4. Dòng biển

- Tại vùng ven biển:

+ Dòng biển nóng đi qua: mưa nhiều (không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang vào lục địa).

+ Dòng biển lạnh: mưa ít.

5. Địa hình

- Cùng một sườn núi đón gió: càng lên cao, nhiệt độ giảm, mưa nhiều và sẽ kết thúc ở một độ cao nào đó.

- Cùng một dãy núi sườn đón gió ẩm: mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít.

III. SỰ PHÂN BỐ LƯỢNG MƯA TRÊN TRÁI ĐẤT

1. Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ

- Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo (vì nhiệt độ cao, khí áp thấp, có nhiều biển, đại dương, diện tích rừng lớn, nước bốc hơi mạnh).

- Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam (áp cao, diện tích lục địa lớn).

- Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới (áp thấp, có gió Tây ôn đới từ biển thổi vào).

- Mưa càng ít khi càng về gần hai cực (áp cao, nhiệt độ thấp, khó bốc hơi nước).

2. Lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng của đại dương

- Ở mỗi đới, từ Tây sang Đông có sự phân bố lượng mưa không đều.

- Mưa nhiều: gần biển, dòng biển nóng.

- Mưa ít: xa đại dương, ở sâu trong lục địa, dòng biển lạnh, có địa hình chắn gió.

- Nguyên nhân: Phụ thuộc vị trí xa, gần đại dương; ven bờ có dòng biển nóng hay lạnh; gió thổi từ biển vào từ phía Đông hay phía Tây.



Page 2

Hơi nước ngưng đọng tạo thành gì

SureLRN

Hơi nước ngưng đọng tạo thành gì

tương ứng 500.000 người) Bài 14 Sự PHÂN BỐ CỦA NHIỆT đầu ở cực). Bài 16 NGƯNG ĐỌNG HƠI NƯỚC TRONG KHÍ QUYÉN - MƯA Câu hỏi và bài tập Vì sao độ ẩm tương đối là một trong những căn cứ để dự báo thời tiết? Trả lòi: Độ ẩm tương đối là một trong những căn cứ để dự báo thời tiết vì: Độ ẩm tương đối giúp ta biết được không khí khô hay ẩm và còn chứa thêm được bao nhiêu hơi nước. Khi độ ẩm tương đối đạt 100% nghĩa là không khí đã bão hoà hơi nước, đây là điều kiện để ngưng kết hơi nước sinh ra sương mù và mây. Dựa vào sự xuất hiện các loại mây từ thấp lên cao ta có thể biết mây nào gây ra mưa, mây nào báo hiệu thời tiết xáo động và trên cơ sở đó có thể dự báo được thời tiết. Nêu nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự ngưng đọng của hơi nước trong không khí. Sương mù và mây được hình thành trong những điều kiện như thế nào? Trả lời: a. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự ngưng đọng của hơi nước trong không khí: Hơi nước ngưng đọng chủ yếu do nhiệt độ không khí giảm, làm cho độ ẩm bảo hoà giảm. Hơi nước sẽ ngưng tụ khi: Không khí đã bão hòa mà vẫn được tiếp tục bổ sung hơi nước, không khí thừa ẩm. Khi hơi nước đã bão hòa mà nhiệt độ không khí hạ xuống lạnh đột ngột, độ ẩm bảo hoà giảm xuống và không khí sẽ thừa ẩm phải nhã bớt hơi nước. Cần phải có hạt nhân ngưng kết cho hơi nước thừa bám vào (tro, bụi, muối). Sương mù và mây được hình thành trong những điều kiện: Sương mù là hơi nước ngưng kết ở sát mặt đất được sinh ra trong điều kiện độ ẩm tương đối cao, khí quyển ổn định theo chiều thẳng đứng, có gió nhẹ. Không khí càng lên cao càng lạnh, hơi nước ngưng kết thành những hạt nước nhỏ và nhẹ ở trên cao, các hạt nước tụ thành từng đám gọi là mây. Nêu quá trình hình thành mưa? Thế nào là tượng mưa, chế độ mưa? Trả lòi: Các hạt nước trong các đám mây không đứng yên, chúng thường xuyên rơi xuống rất chậm, nhưng phần lớn chưa đến mặt đất đã bị nhiệt độ cao làm bốc hơi lên hoặc lại bị các luồng không khí đẩy lên cao. Chỉ khi các hạt nước kết hợp với nhau hoặc được hơi nước ngưng tụ thêm nên có kích thước lớn, các luồng không khí thẳng đứng không đủ sức đẩy lên và nhiệt độ cao không làm bốc hết hơi nước thì các hạt nước này rơi thẳng xuống đất gọi là mưa. Nước rơi nếu gặp nhiệt độ o°c và trong điều kiện không khí yên tĩnh sẽ tạo thành tuyết rơi, còn nếu trong điều kiện không khí bị xáo trộn (có dông lớn) sẽ tạo thành mưa đá. Lượng mưa: Mỗi cơn mưa phủ trên mặt tiếp thu một lớp nước (không bị bốc hơi, không chảy đi nơi khác, không ngấm xuống lòng đất), đo bề dày của lớp nước ấy bằng mm gọi là lượng mưa. Chế độ mưa: Bao gồm lượng mưa trung bình của mỗi nơi, số ngày mưa trong từng tháng, trong một mùa, trong một năm.