Khi chuyển từ mùa đông sang mùa xuân thì đất trời có những dấu hiệu biến chuyển gì đặc biệt

Giao mùa là khoảnh khắc thiên nhiên chuyển mình từ mùa này sang mùa khác. Giờ đây, khi mùa hè qua và thu tới cũng là thời điểm đất trời có nhiều sự vận động, thay đổi nhất.


Trong thời khắc như vậy, đã bao giờ bạn thấy mình trở nên vui đột ngột hơn, hay tự dưng buồn vu vơ không lý do? Nếu có thì cũng đừng lo, bởi đó là chuyện bình thường. Khoa học đã chứng minh, thời tiết chuyển mùa mang trong mình một mãnh lực ghê gớm…

Sức mạnh ấy là gì?

Nhiều người sẽ tự hỏi liệu sức mạnh ghê gớm chúng ta vừa đề cập tới là gì? Đó chính là sự tác động tới tâm trạng, cảm xúc và ảnh hưởng tới hành động của thời tiết giao mùa.


Khi chuyển từ mùa đông sang mùa xuân thì đất trời có những dấu hiệu biến chuyển gì đặc biệt

Phải chăng khi thấy lá vàng rơi, ai trong chúng ta cũng cảm thấy một nỗi buồn man mác?

Con người là động vật cấp cao, tuy nhiên ít nhiều vẫn chịu những ảnh hưởng từ nhiệt độ, ánh sáng bên ngoài, nhất là khi có sự chuyển đổi tương đối lớn giữa các mùa trong năm.


Chẳng hạn, mùa xuân ấm áp, độ ẩm cao, ánh sáng vừa phải thì sang mùa hè, trời nóng oi, khô hạn và cường độ sáng cực mạnh; tới mùa thu nhiệt độ lại giảm hơn, ánh sáng cũng không còn gắt. Cuối cùng, trời sẽ lạnh vào mùa đông, đây là khoảng thời gian mà nhiệt độ thấp và ánh sáng yếu nhất trong năm.


Khi chuyển từ mùa đông sang mùa xuân thì đất trời có những dấu hiệu biến chuyển gì đặc biệt


Tất cả những yếu tố đó tác động lên tâm trạng của mỗi người mà nhiều khi chúng ta không hề nhận biết được, ngoại trừ các chuyên gia. Để chứng minh sự tồn tại của khả năng này, một nhóm nhà khoa học thuộc Viện Tâm thần quốc gia Washington đã tiến hành thí nghiệm sau:

Họ để một người phụ nữ sống một mình trong căn phòng mát mẻ suốt 5 ngày, tắm nước lạnh 1-2 lần/ngày. Đây lại là người phụ nữ có tiền sử thường xuyên buồn bã khi trời nóng nực trong suốt 15 năm liền.


Kết quả thu được thật đáng kinh ngạc: người phụ nữ đã trở nên hào hứng, vui vẻ, không còn gặp phải tình trạng như cũ nữa. Rõ ràng, sự thay đổi nhiệt độ, ánh sáng khi giao mùa có tác động đáng kể tới hiệu ứng tâm lý, tinh thần của con người.

Khi chuyển từ mùa đông sang mùa xuân thì đất trời có những dấu hiệu biến chuyển gì đặc biệt

Nắng nóng khiến con người ta dễ buồn bực, cáu gắt.

Những tác động không hề dễ chịu

Thời tiết chuyển mùa đem lại không ít rắc rối cho con người. Nếu thời tiết thay đổi quá nhanh, đột ngột và trong thời gian dài sẽ làm khả năng thích nghi của con người không kịp phản ứng. Hệ quả là chúng ta sẽ gặp phải một số vấn đề liên quan tới sức khỏe, thể trạng cũng như tinh thần.

Nguy hiểm nhất có lẽ là việc giao mùa làm tỉ lệ người tự tử tăng vọt. Có thể bạn không tin nhưng sự thật là theo một nghiên cứu tới từ Hàn Quốc, nhiệt độ tăng 1 độ C thì tỷ lệ gia tăng tự tử tăng thêm những 1,4%. Những quan sát được tiến hành từ năm 1820 cũng chỉ ra rằng, vào thời điểm cuối mùa xuân, tỷ lệ tự tử cao nhất trong năm.


Khi chuyển từ mùa đông sang mùa xuân thì đất trời có những dấu hiệu biến chuyển gì đặc biệt

Bức ảnh mùa xuân cùng đất trời tươi đẹp...


Người ta lý giải rằng, do mùa đông, thời tiết lạnh khiến con người ta ít ra ngoài, ít gặp những xung đột căng thẳng hơn so với mùa xuân. Nếu sự căng thẳng quá lớn, nhiều và đến đột ngột, hậu quả tất yếu là một ý định tự tử sẽ bộc phát. Truyền thông phương Tây còn đưa tin rằng: “Khi trời ở Anh nhiều sương mù, dãy núi Alpes có gió nóng thì đó là thời kỳ vàng của tự tử”.


Khi chuyển từ mùa đông sang mùa xuân thì đất trời có những dấu hiệu biến chuyển gì đặc biệt

.... lại là thời điểm nhiều người tự tử nhất...

Đáng sợ không kém là hội chứng trầm cảm theo mùa SAD (- rối loạn cảm xúc theo mùa - Seasonal affective disorder). Theo đó, chứng bệnh này thường xảy đến vào giai đoạn chuyển mùa - cuối thu đầu đông hoặc cuối xuân đầu hè.


Một nghiên cứu năm 2001, công bố trên tạp chí Archives of General Psychiatry cho biết, những người mắc hội chứng SAD tiết ra hormone melatonin nhiều hơn người bình thường. Đây là loại hormone tiết ra nhiều về đêm, giúp chúng ta ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, chúng kích hoạt cảm giác tuyệt vọng và buồn rầu, làm giảm thân nhiệt cơ thể, làm chúng ta yếu đi so với bình thường.


Khi chuyển từ mùa đông sang mùa xuân thì đất trời có những dấu hiệu biến chuyển gì đặc biệt

Cảnh buồn... người có vui đâu bao giờ?

Ở mức độ nhẹ nhất, thời tiết giao mùa tác động tương đối tới hành vi, cảm xúc nhất thời của chúng ta. Các công trình nghiên cứu trên thế giới 100 năm gần đây đã kết luận có sự liên quan giữa thời tiết nóng bức với tình trạng gia tăng tội phạm hình sự.


Theo đó, con người ta trở nên hung hăng hơn khi thời tiết quá nóng. Một thống kê ở Mỹ cho thấy, 27% dân số chịu ảnh hưởng khá nhiều từ sự chuyển giao các mùa trong năm. Ví dụ: mùa đông thiếu ánh sáng là nguyên nhân khiến nhiều người bi quan, chán nản, cáu gắt một cách vô cớ, hay mất ngủ và hiếm có hứng thú làm việc.


Khi chuyển từ mùa đông sang mùa xuân thì đất trời có những dấu hiệu biến chuyển gì đặc biệt


Tạm kết: Chuyển mùa là những khoảng thời gian thời tiết biến đổi bất thường nhất trong năm, đặc biệt là trong giai đoạn chịu ảnh hưởng sâu sắc của biến đổi khí hậu ngày nay. Để kịp thời thích nghi, đảm bảo sức khỏe để phục vụ cuộc sống, hãy thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết để lựa chọn trang phục phù hợp, thức ăn đầy đủ dinh dưỡng hợp lý.


* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: BBC, Slate, Livescience, Wikipedia...


Bạn có thể xem thêm:


Khi chuyển từ mùa đông sang mùa xuân thì đất trời có những dấu hiệu biến chuyển gì đặc biệt

4 dấu hiệu khoa học nhận biết "nỗi buồn"

Hai mươi tư tiết khí
Kỷ nguyên J2000
Kinh độ Tiết khí Dương lịch
(thông thường)
Xuân
315° Lập xuân 4 - 5/2
330° Vũ thủy 18 - 19/2
345° Kinh trập 5 - 6/3
Xuân phân 20 - 21/3
15° Thanh minh 4 - 5/4
30° Cốc vũ 20 - 21/4
Hạ
45° Lập hạ 5 - 6/5
60° Tiểu mãn 21 - 22/5
75° Mang chủng 5 - 6/6
90° Hạ chí 21 - 22/6
105° Tiểu thử 7 - 8/7
120° Đại thử 22 - 23/7
Thu
135° Lập thu 7 - 8/8
150° Xử thử 23 - 24/8
165° Bạch lộ 7 - 8/9
180° Thu phân 23 - 24/9
195° Hàn lộ 8 - 9/10
210° Sương giáng 23 - 24/10
Đông
225° Lập đông 7 - 8/11
240° Tiểu tuyết 22 - 23/11
255° Đại tuyết 7 - 8/12
270° Đông chí 21 - 22/12
285° Tiểu hàn 5 - 6/1
300° Đại hàn 20 - 21/1

Mùa là sự phân chia của năm,[1] dựa trên sự thay đổi chung nhất theo chu kỳ của thời tiết, sinh thái và số giờ ánh sáng ban ngày trong một khu vực nhất định. Trên Trái đất, các mùa là kết quả của quỹ đạo Trái đất xung quanh Mặt trời và độ nghiêng trục của Trái đất so với mặt phẳng ecliptic.[2][3]Trong các khu vực ôn đới và vùng cực nói chung có bốn mùa rõ rệt: xuân, hạ (hè), thu và đông. Trong một số khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới thì có thể người ta chỉ chia thành hai mùa là mùa mưa và mùa khô, dựa trên lượng mưa có sự thay đổi đáng kể hơn so với sự thay đổi của nhiệt độ. Trong một số khu vực khác của vùng nhiệt đới thì lại có sự phân chia thành ba mùa: mùa nóng, mùa mưa và mùa lạnh. Người Ai Cập cổ đại còn chia một năm thành ba mùa, Aklet, là mùa ngập lụt, mùa cày cấy và gieo hạt, và Stem là mùa thu hoạch mùa màng.

Một số dân tộc bản xứ ở Lãnh thổ Bắc của Úc sử dụng sáu mùa, trong khi người Sami (thổ dân) của vùng Scandinavia thừa nhận không ít hơn 8 mùa.

Ở khu vực Melbourne của miền đông nam nước Úc, tiến sĩ Beth Goth từ Monash School of Biological sciences (Trường Sinh học Monash) đã biên soạn các tài liệu của một số các đồng nghiệp, là những người đang quảng cáo cho mô hình 6 mùa đối với khu vực này.

Trên đảo Vancouver ngoài bờ biển phía tây của Canada, John Neville - một nhà nghiên cứu thiên nhiên và một nhà văn nổi tiếng - tin rằng phần phía đông của đảo này có mùa trước mùa xuân trên thực tế (de facto) trong khoảng thời gian giữa mùa đông và mùa xuân. Mùa xuân đang đến dần trong tháng 2 thỉnh thoảng bị ngắt quãng bởi những trận tuyết rơi ngắn ngày làm cho thời kỳ tháng 2-3 có đặc trưng của một mùa lai tạp, nó không phải mùa đông mà cũng chẳng phải mùa xuân.

Trong một số khu vực của thế giới, các "mùa" đặc biệt được định nghĩa một cách khá lỏng lẻo dựa theo các sự kiện tự nhiên như mùa bão, mùa lốc xoáy, hay mùa cháy rừng.

Trên một số hành tinh trong Hệ Mặt Trời, cũng có hiện tượng thời tiết thay đổi tuần hoàn theo chu kỳ quay quanh Mặt Trời, cũng gọi là mùa; cùng nguyên nhân là độ nghiêng trục quay so với mặt phẳng quỹ đạo.

Mục lục

  • 1 Nguyên nhân
  • 2 Hiệu ứng khí hậu Trái Đất
  • 3 Vùng cực Trái Đất
  • 4 Tính toán
    • 4.1 Trên Trái Đất
      • 4.1.1 Mỹ
      • 4.1.2 Anh
      • 4.1.3 Liên Xô và Đan Mạch
      • 4.1.4 Úc
      • 4.1.5 Đông Á
      • 4.1.6 Tổng kết
  • 5 Hình ảnh về các mùa
  • 6 Bảng tính thời điểm chí
    • 6.1 Hành tinh nói chung
  • 7 Tham khảo
  • 8 Liên kết ngoài

Nguyên nhânSửa đổi

Nguyên nhân chủ yếu của các mùa là trục tự quay của Trái Đất hay hành tinh nói chung là không vuông góc (nghiêng) với mặt phẳng quỹ đạo của nó quanh Mặt Trời. Với trục Trái Đất, hiện nay (kỷ nguyên J2000) nó nghiêng một góc khoảng 23.439 độ.[4] Vì thế, tại bất kỳ thời điểm nào trong năm, một phần của bề mặt hành tinh là xoay trực tiếp hơn về phía các tia nắng từ Mặt Trời (xem Hình. 1).

Sự xoay này sẽ lần lượt thay đổi khi Trái Đất hay hành tinh chuyển động trên quỹ đạo của nó xung quanh Mặt Trời. Tại thời điểm bất kỳ, không phụ thuộc vào mùa, các bán cầu bắc và nam sẽ luôn luôn có các mùa ngược nhau (xem Hình. 3). Các mùa ở các khu vực vùng cực và ôn đới của một bán cầu là ngược lại với các mùa ở bán cầu kia. Khi mùa hè đang diễn ra ở bắc bán cầu thì ở nam bán cầu là mùa đông và ngược lại, cũng như khi có mùa xuân ở bắc bán cầu thì đó lại là mùa thu ở nam bán cầu (và ngược lại).

Trên Trái Đất, ngoài việc mật độ tia tới cao hay thấp thì sự tán xạ ánh sáng trong khí quyển là lớn hơn khi nó chiếu tới với một góc nhỏ. (Xem thêm mùa đông Bắc cực và đêm trắng.) Sự dao động về thời tiết theo mùa còn phụ thuộc vào các yếu tố như sự gần với các đại dương hay các khu vực có chứa nhiều nước, các dòng hải lưu trong các đại dương này, các hiện tượng như El Niño/ENSO và các hiện tượng có chu kỳ khác nữa của đại dương, cũng như là hướng gió chủ đạo.

Hình. 2
Khi Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời, sự nghiêng về Mặt Trời ở hai bán cầu là ngược nhau.

Hiệu ứng khí hậu Trái ĐấtSửa đổi

Trong các khu vực ôn đới và vùng cực thì các mùa được ghi nhận bởi sự thay đổi trong lượng ánh nắng, thông thường nó tạo ra các chu kỳ trạng thái rụng lá của thực vật và ngủ đông của động vật. Các hiệu ứng này dao động theo vĩ độ và sự kề cận với các khu vực nhiều nước. Ví dụ, cực nam nằm gần như ở giữa của lục địa là châu Nam Cực, và vì thế khoảng cách từ đó tới những khu vực chịu ảnh hưởng vừa phải của các đại dương là khá lớn. Cực bắc nằm ở Bắc Băng Dương, vì thế các giới hạn nhiệt độ của nó được giảm đi nhờ các khối nước xung quanh. Kết quả là mùa đông ở cực nam lạnh hơn đáng kể so với mùa đông ở cực bắc.

Trong khu vực nhiệt đới, không có nhiều sự thay đổi đáng kể trong lượng ánh sáng chiếu tới. Tuy nhiên, nhiều khu vực (chủ yếu là miền bắc Ấn Độ Dương) là có hiện tượng mưa theo gió mùa và các chu kỳ gió.

Một điều lạ kỳ là việc nghiên cứu các ghi chép về nhiệt độ trong vòng 300 năm qua (David Thompson, tạp chí Science, 4/1995) chỉ ra rằng các mùa thời tiết, và vì thế năm thời tiết là bị chi phối bởi năm điểm cận nhật nhiều hơn là năm chí tuyến.

Vùng cực Trái ĐấtSửa đổi

Minh họa về Trái Đất trong các mùa khác nhau

Một sai lầm phổ biến là suy nghĩ cho rằng trong phạm vi vòng Bắc cực và vòng Nam cực thì Mặt Trời mọc một lần về mùa xuân và lặn một lần vào mùa thu; vì thế ngày và đêm bị suy diễn một cách sai lầm là chỉ bị ngắt quãng sau khoảng 183 ngày trên lịch. Điều này chỉ có thể coi là đúng trong các vùng rất gần với các cực.

Một điều đúng đắn là bất kỳ điểm nào của phần phía bắc của vòng Bắc cực (hay phía nam của vòng Nam cực) sẽ có một khoảng thời gian trong mùa hè khi Mặt Trời không lặn, và một khoảng thời gian trong mùa đông khi Mặt Trời không mọc. Khi vĩ độ quan sát càng cao thì chu kỳ của "mặt trời giữa đêm" (hoặc "bóng tối giữa ban ngày" cho nửa kia của địa cầu) càng kéo dài hơn.

Ví dụ, tại trạm quân sự và thời tiết Alert ở đỉnh phía bắc của đảo Ellesmere, Canada (khoảng 450 hải lý hay 830 km từ Bắc cực), Mặt Trời bắt đầu xuất hiện trên đường chân trời vào khoảng giữa tháng 2 và cứ mỗi ngày nó lại lên cao hơn một chút và ngày kéo dài hơn; cho đến khoảng ngày 21 tháng 3 thì thời gian có Mặt Trời kéo dài 12 giờ. Tuy nhiên, giữa tháng 2 không phải là thời điểm đầu tiên có nắng. Bầu trời (được nhìn từ trạm Alert) rất lờ mờ, hoặc ít nhất có thể coi là sự chiếu sáng trước rạng đông trên đường chân trời, trước khi những hình ảnh đầu tiên của Mặt Trời xuất hiện vào khoảng hơn một tháng sau. Trong các tuần quanh ngày 21 tháng 6, Mặt Trời lên tới điểm cao nhất của nó về phía bắc, và nó xuất hiện trên bầu trời không hề thấp hơn đường chân trời. Sau đó cứ mỗi ngày qua đi thì nó lại xuất hiện trên bầu trời thấp hơn về phía nam. Vào giữa tháng 10, nó lại biến mất. Trong vài tháng kế tiếp, "ngày" được đánh dấu bởi một khoảng thời gian ngày càng ngắn hơn của sự lờ mờ. Cuối cùng, trong các tuần xung quanh ngày 21 tháng 12 thì không có gì có thể phá vỡ bóng tối. Trong giai đoạn cuối của mùa đông, những tia sáng mờ nhạt đầu tiên chỉ xuất hiện ở đường chân trời trong vài phút mỗi ngày, và sau đó thời gian này lại tăng dần trong dạng ánh sáng lờ mờ trước rạng đông mỗi ngày cho đến khi nhìn thấy Mặt Trời mọc ở đường chân trời trong tháng 2.

Tính toánSửa đổi

Trên Trái ĐấtSửa đổi

MỹSửa đổi

Ngày mà mỗi mùa bắt đầu phụ thuộc vào việc định nghĩa nó. Tại Mỹ, các mùa được coi là bắt đầu tại các điểm phân (xuân phân, thu phân) và điểm chí (hạ chí, đông chí) thiên văn: các mùa như thế đôi khi gọi là "mùa thiên văn". Theo sự ước lượng này thì mùa hè bắt đầu từ thời điểm hạ chí, mùa đông bắt đầu từ thời điểm đông chí, mùa xuân bắt đầu từ thời điểm xuân phân và mùa thu bắt đầu ở thời điểm thu phân. Trong lịch tập quán của Mỹ, các ngày sau đây được coi là giữa các mùa:

  • Mùa đông (3 tháng 2)
  • Mùa xuân (5 tháng 5 hay 6 tháng 5)
  • Mùa hè (7 tháng 8)
  • Mùa thu (6 tháng 11)

AnhSửa đổi

Tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, các mùa thông thường được tính là bắt đầu sớm hơn khoảng 7 tuần: mùa xuân bắt đầu vào ngày Candlemas, mùa hè vào ngày May Day, mùa thu vào ngày Lammas và mùa đông vào ngày All Hallows.

Lịch Ireland sử dụng gần giống như cách ước lượng trên; mùa xuân bắt đầu ngày 1 tháng 2 (Imbolc), mùa hè bắt đầu vào ngày 1 tháng 5 (Beltane), mùa thu bắt đầu vào ngày 1 tháng 8 (Lughnasadh) và mùa đông bắt đầu vào ngày 1 tháng 11 (Samhain).

Liên Xô và Đan MạchSửa đổi

Trong khí tượng học đối với bắc bán cầu, mùa xuân bắt đầu vào ngày 1 tháng 3, mùa hè bắt đầu vào ngày 1 tháng 6, mùa thu bắt đầu vào ngày 1 tháng 9 và mùa đông bắt đầu vào ngày 1 tháng 12. Định nghĩa này được Đan Mạch và Liên Xô cũ tuân theo.

ÚcSửa đổi

Ngược lại, đối với nam bán cầu, mùa hè khí tượng học bắt đầu vào ngày 1 tháng 12, mùa thu bắt đầu vào ngày 1 tháng 3, mùa đông bắt đầu vào ngày 1 tháng 6 và mùa xuân bắt đầu vào ngày 1 tháng 9. Định nghĩa này được Úc tuân theo.

Đông ÁSửa đổi

Lịch của người Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam dựa trên cơ sở của âm dương lịch, trong đó các điểm xuân phân, hạ chí, thu phân và đông chí được coi là thời điểm giữa các mùa. Loại lịch này rất gần với định nghĩa khí tượng học của các mùa.

Tổng kếtSửa đổi

Phân định các mùa
Bắc bán cầu Dương lịch Nam bán cầu
Truyền thống Khí tượng học Thiên văn Khí tượng học Thiên văn
Mùa đông Mùa đông Mùa đông Tháng 1 Mùa hè Mùa hè
Mùa xuân Tháng 2
Mùa xuân Tháng 3 Mùa thu
Mùa xuân Tháng 4 Mùa thu
Mùa hè Tháng 5
Mùa hè Tháng 6 Mùa đông
Mùa hè Tháng 7 Mùa đông
Mùa thu Tháng 8
Mùa thu Tháng 9 Mùa xuân
Mùa thu Tháng 10 Mùa xuân
Mùa đông Tháng 11
Mùa đông Tháng 12 Mùa hè

Hình ảnh về các mùaSửa đổi

Những hình ảnh dưới đây là đặc trưng cho các mùa tại khu vực ôn đới và hàn đới:

Bảng tính thời điểm chíSửa đổi

Ngày giờ theo UTC của các điểm phân và điểm chí
Năm Xuân phân
tháng 3
Hạ chí
tháng 6
Thu phân
tháng 9
Đông chí
tháng 12
ngày giờ ngày giờ ngày giờ ngày giờ
2002 20 19:16 21 13:24 23 04:55 22 01:14
2003 21 01:00 21 19:10 23 10:47 22 07:04
2004 20 06:49 21 00:57 22 16:30 21 12:42
2005 20 12:33 21 06:46 22 22:23 21 18:35
2006 20 18:26 21 12:26 23 04:03 22 00:22
2007 21 00:07 21 18:06 23 09:51 22 06:08
2008 20 05:48 20 23:59 22 15:44 21 12:04
2009 20 11:44 21 05:45 22 21:18 21 17:47
2010 20 17:32 21 11:28 23 03:09 21 23:38
2011 20 23:21 21 17:16 23 09:04 22 05:30
2012 20 05:14 20 23:09 22 14:49 21 11:11
2013 20 11:02 21 05:04 22 20:44 21 17:11
2014 20 16:57 21 10:51 23 02:29 21 23:03

Lưu ý: Tên gọi các điểm phân và chí phù hợp cho Bắc bán cầu.

Hành tinh nói chungSửa đổi

Trên các hành tinh nói chung trong Hệ Mặt Trời, mùa được định nghĩa theo kinh độ Mặt Trời (Ls):

  • Mùa xuân bắc bán cầu/mùa thu nam bán cầu bắt đầu từ Ls=0° (xuân phân)
  • Mùa hạ bắc bán cầu/mùa đông nam bán cầu bắt đầu từ Ls=90° (hạ chí)
  • Mùa thu bắc bán cầu/mùa xuân nam bán cầu bắt đầu từ Ls=180° (thu phân)
  • Mùa đông bắc bán cầu/mùa hạ nam bán cầu bắt đầu từ Ls=270° (đông chí)

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ “Definition of SEASON”. www.merriam-webster.com. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2018.
  2. ^ Khavrus, V.; Shelevytsky, I. (2010). “Introduction to solar motion geometry on the basis of a simple model”. Physics Education. 45 (6): 641–653. Bibcode:2010PhyEd..45..641K. doi:10.1088/0031-9120/45/6/010. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2011.
  3. ^ Khavrus, V.; apple, I. (2012). “Geometry and the physics of seasons”. Physics Education. 47 (6): 680–692. doi:10.1088/0031-9120/47/6/680.
  4. ^ Cain, Fraiser. “Tilt of the Earth”. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2014.

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Các mùa bắt đầu từ thời gian các điểm chí hay điểm phân (từ Bad nhà thiên văn học)
  • Các điểm chí không phải là dấu hiệu bắt đầu của mùa? Lưu trữ 2008-07-03 tại Wayback Machine (từ The Straight Dope)
  • Tại sao Trái Đất có các mùa