Khí hư như thế nào là mang thai

Khí hư ra nhiều trong thời kỳ mang thai gây ra sự lo lắng cho nhiều thai phụ, đặc biệt là những người lần đầu mang thai. Việc vùng kín tiết ra khí hư là hoàn toàn bình thường. Trong một số trường hợp khi khí hư ra nhiều, thường xuyên và có màu thì thai phụ cần chú ý hơn và cần đến bác sĩ chuyên khoa để khám và điều trị ổn định để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bà bầu và em bé.

1.    Khí hư là gì?

Khí hư là một cách gọi dân gian hay còn được gọi huyết trắng, chỉ trích dịch tiết ra từ âm dạo của nữ giới bắt đầu tuổi dậy thì. Khí hư được hình thành do nội tiết tố nữ Estrogen trong bộ phận sinh dục của người phụ nữ. Bình thường, khí hư xuất hiện rải rác trong chu kỳ kinh nguyệt như vào những ngày cận kinh nguyệt. Khi quan hệ tình dục, khí hư sẽ được tiết ra nhiều hơn để làm nhiệm vụ bôi trơn. Khí hư được hình thành do nội tiết tố nữ Estrogen trong bộ phận sinh dục của người phụ nữ. Thông thường, khí hứ có màu trắng trong, có thể hơi ngả vàng. Lượng khí hư tiết ra và tính chất của khí hư thay đổi tùy theo từng giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt. Khí hư không chỉ giữ ẩm cho âm đạo mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng vào tử cung khi có trứng rụng.

Trong quá trình mẹ mang thai, khí hư xuất hiện được coi là bình thường nếu có những đặc điểm sau:

  • Lượng dịch nhầy tiết ra không nhiều, có thể ra hàng ngày nhưng mỗi ngày chỉ một ít.
  • Khí hư là dịch nhầy giống như nước mũi trong hoặc trắng đục, gần giống như bột nhão.
  • Lượng và tình trạng, tính chất của khí hư: nhiều hay ít, trắng trong hay trắng đục sẽ phụ thuộc vào tác động từ hooc môn của cơ thể người mẹ.


Khí hư như thế nào là mang thai

Phụ nữ khi mang thai có rất nhiều thay đổi điển hình là khí hư ra nhiều

2.    Tại sao khí hư ra nhiều khi mang thai:

Phụ nữ khi mang thai có rất nhiều thay đổi, các thay đổi này là nguyên nhân dẫn đến việc khí hư ra nhiều trong thời kỳ này. Đó cũng chính là những nguyên nhân dấn đến tình trạng nhiều khí hư khi mang thai: - Phụ nữ mang thai có nồng độ hormone thay đổi, dẫn đến nhu cầu sinh lý vì thế mà tăng lên, khí hư tiết ra nhiều giúp cơ thể điều hòa, giải quyết các vấn đề sinh lý trở nên dễ dàng hơn. - Nội tiết tố thay đổi, các hormone thay đổi sẽ khiến cơ thể chưa kịp tiếp nhận và thích nghi. Điều này khiến khí hứ ra nhiều hơn bình thường cũng là điều hoàn toàn bình thường nên các mẹ bầu không cần quá lo lắng. - Trong quá trình mang thai, thai nhi hình thành và phát triển, kích thước thai nhi thay đổi theo thời gian đồng nghĩa với tử cung, cổ tử cung và các bộ phận khu vực vùng kín cũng có những thay đổi nhất định để thích ứng với sự phát triển của thai nhi. Khiến khí hư tiết nhiều hơn để thích hợp điều hòa sự giãn nở của vùng kín và điều hòa âm đạo.

- Ở giai đoạn cuối thai kỳ, phần đầu của bé sẽ bị chèn vào vùng xương chậu nhiều hơn, gây ra hiện tượng khí hứ ra càng nhiều hơn. Ở những tuần cuối thai kỳ, khí hư bắt đầu có gồm cả các vết dịch nhầy có lẫn máu. Đây chính là dấu hiệu mẹ bầu cần chú ý vì đó là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu sắp chuyển dạ sinh.

3.    Tình trạng khí hư như thế nào thì mẹ bầu cần đi khám phụ khoa:

Trong thai kỳ, cơ thể người phụ nữ có rất nhiều thay đổi. Đặc biệt, dấu hiệu ra nhiều khí hư là một thay đổi rất bình thường khi mẹ có bầu. Tuy vậy, nếu huyết trắng xuất hiện khi mang thai thì mẹ bầu không nên bỏ qua, cần được theo dõi thường xuyên cũng như kiểm tra để nhận biết xem khí hư có cs các hiện tượng đi kèm khác không:
- Khí hư có mùi chua, sủi bọt, có màu khác lạ như màu vàng, xanh...thì có thể bạn bị viêm nhiễm phụ khoa hoặc mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Ngay cả khi ngứa vùng kín không có dấu hiệu nóng rát, ngứa hay sưng đỏ. - Nếu khí hư có mùi hôi và màu sắc khác thường, vùng kín bị đau rát, sung đỏ thì đó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ viêm nhiễm âm đạo nên bạn cần đi khám sớm.

- Vào những tuần cuối thai kỳ, nếu khí hư chứa nhiều chất nhầy, có thể kèm theo những vệt màu hồng hoặc đỏ sậm thì cũng có thể là tín hiệu bạn sẽ chuyển dạ hoặc do viêm cổ tử cung.

4.    Mẹ bầu cần làm gì khi ra nhiều khí hư:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ kèm theo là thay quần lót 2 lần trong 1 ngày. Hạn chế mặc những quần lót bằng chất liệu nylon, bó khít cơ thể. Bạn cũng nên tránh việc thụt rửa âm đạo quá mức: hành vi này sẽ khiến môi trường âm đạo bị thay đổi, tạo điều kiện dễ dàng cho sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh. Điều này cũng có thể gây ra hiện tượng nhiễm trùng và gây ảnh hưởng không tốt đến việc sinh đẻ sau này.
  • Khi tắm hoặc sau khi đi vệ sinh, bạn nên lau vùng kín từ trước ra sau để tránh việc vi khuẩn đi từ hậu môn lên đến âm đạo. Không nên sử dụng xà phòng thơm, các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ có mùi thơm quá mức khi vệ sinh vùng kín. Hãy sử dụng loại dung dịch an toàn để vệ sinh vùng kín (tốt nhất bạn nên tìm hiểu và trao đổi với bác sĩ trước về vấn đề này).
  • Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc uống hoặc thuốc rửa âm đạo khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Đối với trường hợp bị viêm âm đạo trong thai kỳ nhất định phải dùng thuốc theo đơn của bác sĩ (nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé). Bác sĩ sẽ là người duy nhất quyết định việc dùng thuốc an toàn cho thai phụ.

Khí hư như thế nào là mang thai

Mẹ bầu nên lưu ý tình trạng khi hư ra nhiều khi mang thai

Hy vọng những thông tin hữu ích trên đã giúp các mẹ bầu nhận biết đặc điểm khí hư khi mang thai bình thường và bất thường. Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn là địa chỉ luôn được các chị em lựa chọn thăm khám và điều trị phụ khoa bởi các bác sĩ có chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm và uy tín trong ngề. Bên cạnh đó, Bệnh viện cũng được trang bị rất nhiều máy móc hiện đại, cơ sỏ vật chất khang trang, tiện nghi, giúp người bệnh phát hiện bệnh sớm, nhanh chóng và chính xác nhất. Để đặt lịch khám và điều trị bệnh phụ khoa tại bệnh viện đa khoa Bảo Sơn vui lòng liên hệ qua Hotline 091 585 0770 hoặc Tổng đài 1900 599 858.  
>>> xem thêm:
địa chỉ khám phụ khoa uy tín tại Hà Nội
 

Khí hư như thế nào là mang thai

Ở trạng thái bình thường, khí hư chỉ được tiết ra một lượng vừa đủ để giữ ẩm và cân bằng môi trường âm đạo. Tuy nhiên, trong những ngày rụng trứng, sắp đến kỳ hành kinh hoặc khi mang thai khí hư sẽ tiết ra nhiều hơn. Vậy chuyện khí hư báo hiệu có thai liệu có chính xác hay không?

Mới có thai có ra khí hư không? Hay có thai có ra khí hư không? Theo các chuyên gia, khí hư khi mang thai tuần đầu là một trong những dấu hiệu nhận biết mang thai đáng tin cậy. Nó còn là một cách nhận biết mang thai sớm khá điển hình mà đa số các mẹ bầu đều có thể nhận thấy.

Trước khi tìm hiểu mới có thai có ra khí hư không; chúng ta cần phải biết về khí hư. Khí hư hay còn gọi là huyết trắng là một dạng dịch tiết âm đạo được tạo ra từ hormone estrogen có trong cơ thể nữ giới. Khí hư thường xuất hiện vào các thời điểm nhạy cảm như sắp đến chu kỳ kinh nguyệt, sau quan hệ tình dục…

Nếu chị em có thắc mắc khí hư khi mang thai tuần đầu ra sao, mới có thai có ra khí hư không thì câu trả lời là nó cũng sẽ xuất hiện trong thời gian mang thai. Nguyên nhân do những thay đổi trong việc sản sinh lượng hormone trong cơ thể. Ngoài ra trong 3 tháng cuối thai kỳ, khí hư được cho là xuất hiện nhiều hơn hẳn.

>> Bạn có thể xem thêm: Ra huyết trắng có thai không và ra dịch trắng có phải dấu hiệu mang thai?

Mới có thai có ra khí hư không?

Khi trứng và tinh trùng gặp nhau, quá trình thụ tinh diễn ra thành công. Vùng kín của nữ giới sẽ xuất hiện một lượng nhỏ dịch âm đạo màu hồng nhạt hoặc nâu đậm để báo hiệu việc trứng đã làm tổ trong tử cung.

Nhiều chị em khi gặp hiện tượng khí hư báo thai lại nghĩ rằng là dấu hiệu sắp đến ngày “đèn đỏ”; nhưng thực chất đây là máu báo thai. Ngoài hiện tượng máu báo này, vùng kín của chị em sẽ xuất hiện hình ảnh khí hư khi mang thai với các đặc điểm thường gặp sau:

1. Mới có thai có ra khí hư không? Khí hư nhiều hơn bình thường

Hình ảnh khí hư khi mang thai tiết ra với số lượng nhiều hơn bình thường làm vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt. Nguyên nhân do thay đổi nội tiết cơ thể và để bảo vệ cơ quan sinh sản khi vùng chậu, buồng tử cung, cổ tử cung giãn nở, mềm, dễ tổn thương khi mang thai.

2. Ra khí hư màu vàng có phải mang thai không?

Mới có thai có ra khí hư không? Khí hư khi mới mang thai có màu trắng trong hoặc hơi ngả vàng. Sự thay đổi màu sắc này có liên quan đến những thay đổi về nội tiết trong cơ thể để thích hợp với việc làm tổ của thai nhi. Vậy ra khí hư màu vàng có phải mang thai không? Câu trả lời là có nhé các bạn!

3. Mới có thai có ra khí hư không? Dạng nhầy dính và không có mùi

Hình ảnh khí hư khi mang thai có dạng loãng và nhầy dính hơn bình thường khiến các chị em cảm nhận thấy vùng kín ẩm ướt. Khí hư khi mới mang thai không có mùi lạ hoặc chỉ có mùi hăng nhẹ đặc trưng, không gây ngứa ngáy tại vùng kín.

Khí hư báo thai là hiện tượng sinh lý hoàn toàn vô hại; không gây ngứa vùng kín hay bất cứ ảnh hưởng nào đến thai nhi cũng như sức khỏe thai phụ. Ngược lại, dịch tiết âm đạo giúp bảo vệ cơ quan sinh sản trước sự xâm nhập của vi khuẩn và mầm bệnh gây viêm nhiễm.

>> Bạn có thể xem thêm: Trễ kinh 1 tháng ra huyết trắng có phải mang thai hay cảnh báo bệnh lý nguy hiểm?

Khí hư kinh nguyệt và khí hư mang thai có khác nhau không?

Khí hư như thế nào là mang thai

Khi đã biết mới có thai có ra khí hư không; chúng ta nên tìm hiểu thêm khí hư kinh nguyệt và khí hư mang thai có khác nhau không. Dù khí hư khi mang thai tuần đầu sẽ xuất hiện rất nhiều. Tuy vậy, hiện tượng chất nhầy báo hiệu có thai này cũng không có gì khác biệt khi khí hư xuất hiện vào thời kỳ rụng trứng trước kỳ kinh nguyệt.

Khí hư kinh nguyệt và khí hư mang thai đều gồm các hiện tượng:

  • Khí hư màu trắng trong, hơi nhớt như lòng trắng trứng gà.
  • Không có mùi.
  • Ra nhiều hoặc ít.

Tình trạng ra khí hư kinh nguyệt và giống khí hư mang thai; do vậy rất khó để xác định ra khí hư nhiều là có thai hay sắp đến kỳ kinh nguyệt. Cần dựa thêm các yếu tố khác về thay đổi sinh lý cơ thể, trễ kì kinh, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, ăn không ngon… Để chắc chắn nhất, chị em vẫn nên dùng que thử thai để đảm bảo chắc chắn mình có mang thai hay không.

Dấu hiệu khí hư bất thường cần lưu ý

Bên cạnh vấn đề mới có thai có ra khí hư không; chúng ta cần lưu ý khi thấy khí hư khi mang thai tuần đầu. Nếu nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa xuất hiện khi mang thai; các mẹ bầu cần lưu ý và tìm gặp bác sĩ để tránh ảnh hưởng sức khỏe thai nhi. Cụ thể những dấu hiệu bất thường cần chú ý:

  • Khí hư có mùi, màu sắc khác thường, xuất hiện mùi chua, sủi bọt, có màu vàng, xanh hoặc xám.
  • Có hoặc không có biểu hiện ngứa, đau rát vùng kín nhưng xuất hiện màu sắc khí hư bất thường vẫn cần lưu ý.
  • Khí hư ra nhiều kèm máu xuất hiện giai đoạn cuối thai kỳ, báo hiệu sắp chuyển dạ, sinh non, cần tìm khám bác sĩ.

Khí hư như thế nào là mang thai

Cách giúp ngăn ngừa viêm nhiễm “cô bé” khi mang thai

Ngoài vấn đề mới có thai có ra khí hư không; thì vệ sinh vùng kín đúng cách luôn là việc làm cần thiết cả khi mang thai hay không mang thai. Luôn giữ cơ thể sạch sẽ là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh phụ khoa xuất hiện khi mang thai, bảo đảm an toàn và sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.

  • Chọn dung dịch vệ sinh có độ pH thấp, chuyên dụng và không gây kích ứng da. Tuy nhiên không nên lạm dụng chúng mà chỉ nên sử dụng 1-2 lần/ngày.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ 2 lần/ngày.
  • Hạn chế mặc các loại quần lót chật, nhỏ, chất liệu vải không thấm hút mà thay vào đó là các loại quần có chất lượng tốt, thoải mái.
  • Hạn chế quan hệ tình dục khi mang thai.
  • Không thụt rửa âm đạo tùy tiện nếu chưa có sự hướng dẫn đúng cách của bác sĩ. Thụt rửa nhiều có thể gây mất cân bằng pH, nguy cơ gây viêm nhiễm cao.
  • Nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ, hạn chế mang vác nặng, làm việc quá sức là cách tốt nhất để sức khỏe cơ thể ổn định.

Mục đích

Khí hư như thế nào là mang thai

Khí hư như thế nào là mang thai

Khí hư như thế nào là mang thai

Độ dài chu kỳ kinh nguyệt

(ngày)

Số ngày hành kinh

(ngày)

Mới có thai có ra khí hư không? Khi xuất hiện khí hư mang thai tỷ lệ chính xác khoảng hơn 50%. Tuy nhiên, chị em cần phân biệt rõ khí hư lúc này là hiện tượng khí hư kinh nguyệt và khí hư mang thai. Đặc biệt nếu xuất hiện khí hư có màu mùi lạ, thì chị em cần thận trọng đến ngay các cơ sở y tế, phòng khám phụ khoa uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.