Làn đường dành cho xe ô tô

Đừng để những sơ suất nhỏ trong quá trình di chuyển trên làn đường khiến bạn bị phạt. Những cập nhật mới nhất về làn đường xe ô tô sau đây sẽ giúp bạn có kiến thức tổng quan hơn về luật giao thông, tránh phạm lỗi gây mất tiền đáng tiếc. 

Trên thực tế, các lỗi đi sai làn đường vẫn thường xuyên xảy ra hàng ngày, kể cả ở các thành phố lớn Việt Nam. Thực trạng này thường đến từ tâm lý chủ quan của các tài xế, chưa tìm hiểu kỹ các quy định về làn đường, vạch kẻ đường.

Để tránh trường hợp bị xử phạt, hay nguy hiểm hơn là gây tai nạn do không tuân thủ quy định về làn đường xe ô tô, bạn cần nắm rõ luật. Bài viết sau đây của Tạp Chí Lái Xe có thể cung cấp đầy đủ thông tin về quy định làn đường xe ô tô mới nhất, giúp bạn nắm rõ luật, tránh phạm lỗi khi lưu thông. 

1. Làn đường là gì?

Theo Điều 3 Quy chuẩn 41/2016/BGTVT quy định: Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có đủ bề rộng cho xe chạy an toàn. Một phần đường xe chạy có thể có một hoặc nhiều làn đường.

Làn đường dành cho xe ô tô
Làn đường giao thông

>> CẬP NHẬT NGAY: Những điểm NÓNG trong LUẬT giao thông đường bộ MỚI NHẤT khi đi xe ô tô

Khi trên mặt đường phân chia thành nhiều làn được phân biệt bằng vạch kẻ đường thì mỗi làn chỉ cho 1 số loại phương tiện giao thông nhất định đi trên đó.

Ví dụ: Làn dành riêng cho ô tô con, làn dành riêng cho ô tô tải, làn dành riêng cho xe máy…

Hiện nay, lỗi làn đường phổ biến nhất là lỗi đi sai làn đường tại nơi có biển báo “Làn đường dành riêng cho từng loại xe”

2. Quy định về làn đường hiện nay

Khi lưu thông, người tham gia giao thông phải tuân thủ nghiêm chỉnh theo những quy định của luật giao thông về làn đường, phần đường. 

Đặc biệt đối với hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn, người lái xe phải chấp hành tuyệt đối, không được vi phạm. 

Người lái xe chỉ được phép chuyển làn đường tại những vị trí cho phép. Chú ý, trước khi chuyển làn đường thì xe phải có xi nhan và còi để báo hiệu, đảm bảo an toàn cho chính mình và những xe đang cùng di chuyển.

Cần tuân thủ quy định làn đường

>> XEM NGAY ĐỂ BIẾT: Tổng hợp LỖI VI PHẠM trên đường cao tốc theo nghị định 100 tài xế CẦN BIẾT

Trên đường một chiều có vạch kẻ và có các trục treo biển chỉ dẫn phân làn đường thì vị trí để xe thô sơ di chuyển là trên làn đường bên phải phía trong cùng. Sau đó là đến xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.

Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.

Với những quy định trên, ta có thể thấy trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông muốn rẽ phải, nhưng lại đi vào phần đường dành cho các phương tiện đi thẳng, là bạn đã vi phạm luật giao thông đường bộ, kể cả khi có bật xi-nhan xin rẽ phải.

Ngoài ra, bạn cần tìm hiểu những thông tin về vạch kẻ đường để tránh vi phạm các lỗi làn đường. Theo quy định của QCVN 41:2012/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư số 17/2012/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2012 quy định:

"Trong trường hợp vạch kẻ đường  được sử dụng độc lập thì tất cả những người tham gia giao thông phải có trách nhiệm tuân thủ theo nội dung của vạch kẻ đường. Nếu vạch kẻ đường được sử dụng kết hợp với đèn tín hiệu, biển báo hiệu thì điều này có nghĩa người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa, hiệu lệnh của tất cả, bao gồm vạch kẻ đường và đèn tín hiệu, biển báo hiệu đúng theo thứ tự quy định."

3. Ý nghĩa các vạch kẻ đường

Ông Vũ Ngọc Lăng, Vụ trưởng Vụ ATGT, Tổng cục Đường bộ VN cho biết, lỗi đi sai làn đường và không tuân thủ vạch kẻ đường rất dễ bị nhầm với nhau. Do vậy, việc nhận biết làn đường và vạch kẻ đường rất quan trọng khi tham gia giao thông.

Vạch kẻ đường dù hiển thị trên mặt đường nhưng cũng được xem là một dạng biển báo giao thông nhằm hướng dẫn người tham gia giao thông di chuyển đúng phần đường của mình.

Một số loại vạch kẻ đường thường gặp:

Vạch kẻ đường phân chia 2 chiều, vạch đơn, đứt nét

Vạch kẻ đường dùng để phân chia 2 chiều xe chạy cho đường có 2 hoặc 3 làn xe (không có dải phân cách ở giữa), dạng vạch đơn, nét đứt. Trong trường hợp cần thiết, xe được phép lấn làn, đè lên vạch.

Vạch kẻ đường đứt nét

Vạch kẻ đường phân chia 2 chiều, vạch đơn, nét liền

Vạch kẻ đường dùng để phân chia 2 chiều xe chạy cho đường có 2 hoặc 3 làn xe (không có dải phân cách ở giữa), dạng vạch đơn, nét liền. Xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.

Vạch kẻ đường phân chia 2 chiều, vạch đôi, nét liền

Vạch kẻ đường dùng để phân chia 2 chiều xe chạy cho đường 4 làn trở lên (không có dải phân cách ở giữa), dạng vạch đôi, nét liền. Xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.

Vạch kẻ đường phân chia 2 chiều, vạch đôi, một vạch nét liền, một vạch nét đứt

Vạch kẻ đường dùng để phân chia 2 chiều xe chạy cho đường từ 2 làn trở lên (không có dải phân cách ở giữa), dạng vạch đôi, một vạch nét liền, một vạch nét đứt.

Xe bên làn đường tiếp giáp với vạch liền không được lấn làn, không được đè lên vạch. Xe bên làn đường tiếp giáp với vạch đứt được phép lấn làn, đè lên vạch khi cần thiết.

Vạch kẻ đôi phân chia

Lỗi đi sai vạch kẻ đường hay chính xác là lỗi không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường. 

Mức phạt lỗi này đối với người điều khiển ô tô từ 200.000 - 400.000 đồng, với người điều khiển xe máy là từ 100.000 - 200.000 đồng.

Như vậy, việc vi phạm lỗi đi sai làn đường hay không tuân thủ vạch kẻ đường mức phạt rất khác nhau.

4. Ý nghĩa các biển báo chỉ dẫn làn xe

4.1 Phân làn xe trên tuyến đường có 3 làn xe

Tuyến đường có 3 làn xe

Làn thứ nhất (vẽ ký hiệu ô tô): Chỉ dẫn làn đường dành cho các loại ô tô.

Làn thứ hai (vẽ ký hiệu ô tô bên trên, xe máy bên dưới): Chỉ dẫn làn đường dành cho các loại ô tô và xe máy đi chung (làn hỗn hợp).

Làn thứ ba (vẽ ký hiệu xe máy bên trên, xe thô sơ bên dưới): Chỉ dẫn làn đường dành cho xe máy và xe thô sơ đi chung (làn hỗn hợp).

4.2 Phân làn xe trên tuyến đường có 4 làn xe

Tuyến đường có 4 làn xe

Làn thứ nhất (vẽ ký hiệu ô tô): Chỉ dẫn làn đường dành cho các loại ô tô.

Làn thứ hai (vẽ ký hiệu ô tô bên trên, xe máy bên dưới): Chỉ dẫn làn đường dành cho các loại ô tô và xe máy đi chung (làn hỗn hợp).

Làn thứ ba và làn thứ tư (vẽ ký hiệu xe máy bên trên, xe thô sơ bên dưới): Chỉ dẫn làn đường dành cho xe máy và xe thô sơ đi chung (làn hỗn hợp).

5. Những lỗi về làn đường PHỔ BIẾN NHẤT

Chuyển nhiều làn đường cùng một lúc

Để giảm thiểu nguy cơ xảy ra va chạm trên cao tốc, người điều khiển phương tiện giao thông chỉ nên chuyển từng làn đường theo thứ tự, tránh cùng lúc chuyển nhiều làn đường khác nhau. Việc làm này sẽ giúp các phương tiện phía sau có thể hiểu được ý định di chuyển của bạn, chủ động hơn khi xảy ra các tình huống bất ngờ.

Hơn nữa, việc đánh lái chuyển nhiều làn còn khiến người ngồi trong xe dễ bị nôn nao, chóng mặt.

Lỗi đi sai làn đường

Đây là lỗi phổ biến nhất mà những người điều khiển phương tiện giao thông gặp phải, nhất là khi đi trong đường phố.

Đi sai làn đường

>> XEM ĐẾ TRÁNH NGAY: Những LỖI vi phạm giao thông tài xế thường chủ quan để bị PHẠT NẶNG

Theo nghị định 100/2019, người điều khiển phương tiện đi sai làn đường sẽ bị xử phạt theo tùy vào loại phương tiện.

Bên cạnh đó, người lái ô tô còn có thể bị phạt tước quyền sử dụng GPLX trong vòng 1 tháng đến 3 tháng.

Chuyển làn không xi nhan

Khi di chuyển trên đường cao tốc, việc “quên” bật xi nhan khi chuyển có thể gây ra những va chạm nguy hiểm, đặc biệt là khi có phương tiện phía sau đang vượt lên.

Việc chuyển làn không xi nhan có thể do người điều khiển phương tiện giao thông mất tập trung, giật mình đánh lái gấp khi gặp sự cố trước mặt. Lỗi này có thể khiến người lái ô tô bị phạt hành chính từ 300.000 đến 400.000 đồng.

Không tuân thủ hiệu lệnh của biển báo giao thông

Đây là trường hợp thường gặp nhất là khi đến các giao lộ, lái xe đỗ xe ở làn đường có vạch kẻ đường rẽ trái hoặc rẽ phải, nhưng sau đó lại di chuyển đi thẳng. 

Xe không tuân thủ luật giao thông

>> Bạn đã nắm rõ mức xử phạt khi vi phạm giao thông theo nghị định 100 chưa? Xem ngay TẠI ĐÂY

Hoặc lái xe đỗ vào làn đường đi thẳng, nhưng cuối cùng lại rẽ trái hoặc rẽ phải. Đối với xe ô tô, lỗi này bị phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng.

Quay đầu xe trên làn đường dành cho người đi bộ

Lỗi quay đầu xe trên làn đường dành cho người đi bộ thường phổ biến xảy ra nhất là tại các ngã ba. Lỗi này sẽ bị xử phạt từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng. Bạn cần lưu ý tránh các trường hợp này xảy ra để không bị xử phạt.

6. Xe con có được lưu thông trên làn xe tải?

Câu trả lời là không. Vì lưu thông xe ô tô con trên làn có biển báo dành riêng cho xe tải là vi phạm lỗi đi sai làn đường.

Tại QCVN41: 2012/BGTVT, Phụ lục E (Ý nghĩa - sử dụng biển chỉ dẫn) thì biển số 412 (a, b, c, d) về làn đường dành  riêng cho từng loại xe quy định: "Để chỉ dẫn cho người lái xe biết có làn đường dành riêng cho từng loại xe riêng biệt, phải đặt biển số 421 (a,b,c,d) “làn đường dành riêng cho từng loại xe”.

Xe tải sai làn đường

Biển được đặt phía trên làn xe, ở đầu đường theo chiều xe chạy. Tùy loại phương tiện cần quy định mà bố trí biển cho phù hợp. Các loại xe khác không được đi vào làn đường có đặt biển này (trừ các xe được quyền ưu tiên theo quy định)".

7. Lỗi đi sai làn đường phạt bao nhiêu tiền?

Vào ngày 30/12/2019 Chính phủ ban hành Nghị định 100/2019/NĐ-CP và chính thức áp dụng từ ngày 01/01/2020.

Theo nghị định, nếu người tham gia giao thông không đi đúng làn đường, phần đường của mình sẽ bị áp dụng các mức xử phạt dưới đây:

Xử phạt hành chính đối với xe ô tô

Mức phạt từ 03 - 05 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 01 - 03 tháng.

Trong trường hợp đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 10 - 12 triệu đồng, tước Bằng lái xe từ 02 - 04 tháng.

Khi lái xe ô tô nếu có thực hiện chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

Xe ô tô sai làn sẽ bị phạt nặng

Xử phạt hành chính đối với xe máy

Mức phạt từ 400.000 - 600.000 đồng.

Trong trường hợp đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 04 - 05 triệu đồng, tước Bằng lái xe từ 02 - 04 tháng.

Xử phạt hành chính đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng

Mức phạt từ 400.000 - 600.000 đồng, tước Bằng lái xe từ 01 - 03 tháng.

Trong trường hợp đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 06 - 08 triệu đồng, tước Bằng lái xe từ 02 - 04 tháng.

Xử phạt hành chính đối với xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện

Mức phạt từ 80.000 - 100.000 đồng.

Việc hiểu rõ và tuân thủ đúng quy định về làn đường xe ô tô rất quan trọng. Đây là yếu tố bảo đảm sự an toàn cho tài xế khi lưu thông, cũng như giúp người điều khiển xe tránh khỏi việc bị phạt, tước bằng lái xe. Hy vọng, những kiến thức về làn đường xe ô tôTạp Chí Lái Xe cung cấp trên đây đã giúp các bác tài hiểu đúng, đủ về luật để tuân thủ nghiêm chỉnh.

Bạn đừng quên theo dõi Tạp Chí Lái Xe để cập nhật thêm thông tin mới nhất về luật giao thông đường bộ, để cùng lái xe đúng luật, tránh gặp lỗi phạt đáng tiếc nhé! 

>>> NGUỒN: TỔNG HỢP (TẠP CHÍ LÁI XE)