Mật cá trắm đen có tốt không

Mật cá trắm - không phải là thần dược

twitter zalo mail printer

18/07/2018 | 18:55

THU HÀ

Facebook Youtube Trở lại Ăn sạch sống khỏe

Ngộ độc vì ăn mật cá trắm

Ngày 15-7 vừa qua, BV đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) tiếp nhận trường hợp của bệnh nhân Đào V.D, 37 tuổi, trú Thái Long, TP Tuyên Quang bị ngộ độc sau khi ăn mật cá trắm.

Theo lời kể của gia đình, trưa 15-7, gia đình có nấu canh mật cá trắm, sau ăn khoảng một giờ, bệnh nhân xuất hiện đau bụng quằn quại vùng quanh rốn, thượng vị; nôn nhiều, nôn ra dịch vàng nâu, bụng trướng nhẹ, ấn thượng vị đau. Anh được chỉ định rửa dạ dày cấp cứu; sau đó chuyển khoa Hồi sức cấp cứu theo dõi. Bệnh nhân được chẩn đoán bị ngộ độc mật cá trắm. 

Trước đó, Trung tâm Chống độc (BV Bạch Mai) cũng tiếp nhận ông NVT (sinh năm 1959, ở Thanh Liêm, Hà Nam) bị ngộ độc vì dùng mật cá trắm đen pha với rượu uống để bồi bổ sức khỏe. Sau khi uống rượu mật cá được khoảng bảy giờ đồng hồ, ông T. có biểu hiện đau bụng, nôn nhiều, tiểu ít. Tuy nhiên vì kiêng đầu năm đi khám bệnh nên bệnh nhân chịu đau bốn ngày, đến lúc không chịu nổi nữa mới đi khám. Tại Trung tâm Chống độc, sau khi làm các xét nghiệm, bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân chạy thận cấp cứu vì suy thận.

Điểm chung của các bệnh nhân bị ngộ độc mật cá trắm đều cho rằng việc uống mật mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như bổ dương, tăng cường sinh lý. Chính vì lẽ đó nhiều người đã không ngại mua về bắt chồng, con ăn. Nhiều người nuốt sống, hòa vào rượu để uống hoặc nấu canh...

Mật cá trắm không hề có tác dụng chữa bệnh

Theo Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cảnh báo hiện nay đang có hiện tượng người dân sử dụng mật cá trắm để điều trị nhiều loại bệnh như nhức mỏi, giảm thị lực, hen, mề đay... dưới hình thức nuốt sống trực tiếp hoặc pha trộn túi mật với nước, rượu hoặc mật ong. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng của người sử dụng.

Trong những năm gần đây, tại Việt Nam vẫn ghi nhận các trường hợp bị ngộ độc và tử vong do sử dụng mật cá trắm.

Mật cá trắm đen có tốt không

Theo Cục An toàn thực phẩm, mật cá trắm không có tác dụng chữa bệnh. Ảnh: Internet

Cá trắm chia thành hai loài. Cá trắm đen (mylopharyngodon piceus) có mình và vây màu xám đen, ăn tôm cá nhỏ và cá trắm trắng (ctenopharyngodon idellus) có mình và vây màu xám nhạt, gần như trắng, ăn rong, cỏ. Độc tố chính trong mật cá trắm là một Alcol steroid có 27 C gọi là 5α Cyprinol và gây tổn thương chủ yếu là viêm gan, thận.

Mức độ gây ảnh hưởng của mật cá trắm tới sức khỏe phụ thuộc vào liều lượng đưa vào cơ thể. Mật cá trắm từ 3 kg trở lên thì chắc chắn gây ngộ độc, gây viêm thận cấp và có thể dẫn đến tử vong sau hai ngày nếu không được cấp cứu, điều trị kịp thời.

Sau khi uống mật cá trắm 2-3 giờ, các triệu chứng ngộ độc bắt đầu xuất hiện. Trường hợp nhẹ, bệnh nhân bị đau bụng, nôn, đi ngoài phân lỏng. Nặng hơn, người bệnh có thể bị đau bụng dữ dội, nôn thốc tháo và tiêu chảy nhiều, sau đó bị phù do suy thận cấp... Có bệnh nhân đã rơi vào tình trạng khó thở, hôn mê và tử vong.

Cục An toàn thực phẩm cũng khẳng định đến nay chưa có tài liệu khoa học nào khẳng định việc nuốt mật cá có tác dụng chữa bệnh mà thực tế rất nhiều trường hợp nuốt mật cá đã dẫn đến tử vong. Để đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng, Cục khuyến cáo người dân tuyệt đối không sử dụng mật cá trắm dưới bất kỳ hình thức và mục đích nào.

Chiều 15/7, bệnh nhân được gia đình đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) trong tình trạng đau bụng quằn quại vùng quanh rốn, thượng vị; nôn nhiều, nôn ra dịch vàng nâu, bụng trướng nhẹ, ấn thượng vị đau. Anh được chỉ định rửa dạ dày cấp cứu; sau đó chuyển khoa Hồi sức cấp cứu theo dõi.

Bệnh nhân được chẩn đoán bị ngộ độc mật cá trắm. 

Người nhà cho biết, anh hay ăn mật cá trắm như một vị thuốc vì sau ăn không có dấu hiệu bất thường.

Theo Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế, cá trắm chia thành hai loài; cá trắm đen (mylopharyngodon piceus) và cá trắm trắng (ctenopharyngodon idellus). Độc tố chính trong mật cá trắm là một alcol steroid. 

Uống mật cá trắm là đã đưa vào cơ thể một lượng lớn steroid gây rối loạn chuyển hóa các bộ phận của cơ thể và gây độc, đặc biệt đối với thận và gan. Mức độ gây ảnh hưởng của mật của cá trắm tới sức khỏe phụ thuộc vào liều lượng ăn phải. Mật của cá trắm từ 3 kg trở lên chắc chắn gây ngộ độc, gây viêm thận cấp và có thể dẫn đến tử vong sau hai ngày nếu không được cấp cứu, điều trị kịp thời.

Sau khi uống mật cá trắm 2-3 giờ, các triệu chứng ngộ độc bắt đầu xuất hiện. Trường hợp nhẹ, bệnh nhân bị đau bụng, nôn, đi ngoài phân lỏng. Nặng hơn, người bệnh có thể bị đau bụng dữ dội, nôn thốc tháo và tiêu chảy nhiều, sau đó bị phù do suy thận cấp... Có bệnh nhân đã rơi vào tình trạng khó thở, hôn mê và tử vong.

Đến nay chưa có tài liệu khoa học nào khẳng định việc nuốt mật cá có tác dụng chữa bệnh mà thực tế rất nhiều trường hợp nuốt mật cá đã dẫn đến tử vong. Bác sĩ khuyên người dân không nên dùng mật cá trắm dưới bất kỳ hình thức và mục đích nào.

Mật cá trắm đen có tác dụng gì không?

Trong y học cổ truyền, mật cá trắm (thanh như đởm), kể cả cá trắm đencá trắm trắng, đều được dùng để làm thuốc. Mật cá trắm vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt giải độc, thoái ế minh mục, được dùng để chữa các chứng bệnh như cổ họng sưng đau, đau mắt đỏ màng, trẻ em đờm dãi ủng trệ..

Cá trắm đen có tác dụng như thế nào?

Cá trắm là một loại thức ăn bổ dưỡng, ngon, quý, rất giá trị dinh dưỡng. Theo quan điểm của người tiêu dùng, cá trắm đen quý hơn cá trắm trắng. Theo Đông y, cá trắm đen bổ tỳ vị, khí huyết, thích hợp với các chứng tỳ vị hư hàn, biếng ăn, gầy yếu mệt mỏi, đuối sức.

Mật cá có tác dụng gì?

Nuốt mật cá trắm, uống mật rắn… nhằm chữa bệnh đau lưng, mỏi gối; chữa các bệnh đường tiêu hóa (đau dạ dày, đau mật, …); bồi bổ thể chất chống chứng bất lực ở đàn ông… là bài thuốc dân gian được truyền miệng.

Mật cá chép có tác dụng gì?

Mật cá chép có vị đắng, tính hàn, và không gây ra các độc chất cho người sử dụng. Sử dụng mật cá chép còn giúp chữa được các bệnh như đau mắt đỏ vì nóng trong người, mắt đau hoặc mắt bị mờ hoặc bị thanh manh.