Mì omachi chứa thuốc trừ sâu

1.950 hộp Cafe Hoàng Gia hỗ trợ giảm cân nghi có chất cấm được cất giấu dưới hầm ngầm (diện tích khoảng 100m2, sâu dưới lòng đất khoảng 2m), trên nắp hầm được nguỵ trang rất tinh vi bằng các pallet nhựa và bao bì hàng hoá các loại.

Tin Vietnam.- Ngày 24 tháng 8 năm 2022, Đài Á Châu Tự Do dẫn lại nguồn tin của Thông tấn xã Trung ương Đài Loan cho biết, Sở Cai quản Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan đã phát hiện thuốc trừ sâu trong sản phẩm mì ăn liền hiệu Omachi do công ty trách nhiệm hữu hạn Qianyu nhập cảng từ Việt Nam, nên đã trả lại để tiêu huỷ.

Theo Bộ Y tế và Phúc lợi Đài Loan, trong gói bột gia vị hương tôm chua cay của Omachi chứa 0.195 mg/kg thuốc trừ sâu Ethylene Oxide chưa được cấp phép. Số lượng mì ăn liền bị tiêu huỷ là 1,440kg.

Theo Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ, Ethylene Oxide có khả năng gây ung thư ở người, nếu tiếp xúc vứoi ethylene oxide trong nhiều năm sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư bạch cầu như, ung thư hạch non- Hodgkin, u tuỷ, và bệnh bạch cầu u lymphô. Nhưng Bộ Y tế Cộng sản Việt Nam lại không có quy định về giới hạn tối đa về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm. Mì Omachi là một trong những sản phẩm của công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan, có trụ sở tại quận 1, Sài Gòn.

Được biết, vào hồi tháng 7 năm 2022, phía Đài Loan cũng đã bắt giữ và tiêu huỷ hơn 1 tấn mỳ ly Jinro Ramen sản xuất ở Việt Nam theo kỹ thuật Nam Hàn vì có dư lượng chất Ethylene Oxide. Còn trước đó, vào tháng 8 năm 2021, cơ quan An toàn Thực phẩm Ireland cũng đã thu hồi sản phẩm mì Hảo Hảo và miến Good của công ty cổ phần Acecook Việt Nam vì có chứa chất Ethylene Oxide.

An Nhiên

MTĐT -  Thứ tư, 24/08/2022 16:16 (GMT+7)

Ngày 23/8, CNA cho biết Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan vừa thông báo sản phẩm mì gói Omachi hương vị tôm chua do Công ty TNHH Qianyu nhập khẩu từ Việt Nam bị phát hiện có chứa Ethylene Oxide chưa được phê duyệt.

Mì omachi chứa thuốc trừ sâu
Mì Omachi là một sản phẩm của công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan có trụ sở tại TP.HCM. Nguồn: internet

Sở Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (FDA) hôm 23/8 cho biết, họ phát hiện thuốc trừ sâu trong sản phẩm mì ăn liền Omachi do Công ty TNHH Qianyu nhập khẩu từ Việt Nam nên trả lại để tiêu hủy. 

Theo danh sách vi phạm kiểm tra biên giới mới nhất do Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm công bố, có tổng cộng 19 loại thực phẩm bị trả lại hoặc tiêu hủy.

Theo Thông tấn xã Trung ương Đài Loan dẫn thông tin từ cơ quan thuộc Bộ Y tế và Phúc lợi Đài Loan cho hay, gói bột gia vị trong mì gói hương tôm chua cay của Omachi có chứa 0,195 mg/kg thuốc trừ sâu ethylene oxide chưa được cấp phép, tổng trọng lượng 1.440 kg bị tiêu hủy. 

Ngoài ra, nhiều loại nông sản nhập khẩu từ Trung Quốc, Nhật Bản, Canada, Chile và các nước khác bị phát hiện có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đều bị thu hồi để tiêu hủy.

Đại diện Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan nói với báo Tuổi trẻ cho biết doanh nghiệp cũng vừa nhận thông tin này và đang tiến hành các bước xác minh cần thiết trước khi có phản hồi chính thức và đầy đủ đến báo chí.

Bước đầu, công ty này khẳng định họ không bán hoặc xuất khẩu sản phẩm mì Omachi cho nhà nhập khẩu Qianyu Co., Ltd, có trụ sở tại Đài Loan.

Phía nhà sản xuất Việt Nam cho rằng các sản phẩm xuất khẩu của Masan Consumer đều đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chất lượng của các nước sở tại.

Chất Ethylene Oxide được Cơ quan hóa chất châu Âu (ECHA) phân loại là chất gây đột biến, chất gây ung thư và chất độc hại gây vô sinh. Không có định lượng mức độ nào của việc phơi nhiễm với Ethylene Oxide có thể gây nguy cơ với sức khỏe con người. Việc tiêu thụ thực phẩm có nhiễm Ethylene Oxide không gây nguy hiểm cấp tính cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ với lượng nhiều và trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ gây hại sức khỏe.

Theo Lexology, ngay cả khi tiếp xúc tối thiểu với Ethylene oxide, độc tính của nó cũng rất cao và gây mờ mắt, khó thở. Nó cũng có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai, dị tật di truyền, ảnh hưởng chu kỳ sinh sản của cả động vật. Vì vậy châu Âu xếp nó vào nhóm chất gây ung thư và độc hại loại 1B với sinh sản.

Song Lam (T/h)

Sở Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (FDA) hôm 23/8 cho biết, họ phát hiện thuốc trừ sâu trong sản phẩm mì ăn liền Omachi do Công ty TNHH Qianyu nhập khẩu từ Việt Nam nên trả lại để tiêu hủy. 

Thông tấn xã Trung ương Đài Loan dẫn thông tin từ cơ quan thuộc Bộ Y tế và Phúc lợi Đài Loan cho hay, gói bột gia vị trong mì gói hương tôm chua cay của Omachi có chứa 0,195 mg/kg thuốc trừ sâu ethylene oxide chưa được cấp phép, tổng trọng lượng 1.440 kg bị tiêu hủy. 

Trên trang chủ của FDA Đài Loan cho biết rõ, ngày kiểm tra sản phẩm là ngày 18/7 và đến 23/8 cho ra kết quả, cơ quan này sử dụng Phương pháp Thử Dư lượng Thuốc trừ sâu trong Thực phẩm - Thử nghiệm đối với Ethylene Oxide. 

Theo cơ quan chịu trách nhiệm về quản lý kiểm nghiệm các thực phẩm nhập khẩu vào hòn đảo, trường hợp này không tuân thủ Điều 15 Luật Quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm quy định về "Tiêu chuẩn về giới hạn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm."

Ngoài sản phẩm mì gói hương tôm chua cay Omachi trên trang chủ FDA hôm 12/7 còn cho thấy sản phẩm mì sườn hầm ngũ quả cũng của thương hiệu này có dư lượng Ethylene Oxide là 0,233 ppm trong gói bột gia vị. 

Tổng cộng 720 kg mì ăn liền Omachi sườn hầm ngũ quả bao bì màu tím đen bị trả lại hoặc tiêu hủy. 

Đại diện Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan nói với báo Tuổi trẻ cho biết doanh nghiệp cũng vừa nhận thông tin này và đang tiến hành các bước xác minh cần thiết trước khi có phản hồi chính thức và đầy đủ đến báo chí.

Bước đầu, công ty này khẳng định họ không bán hoặc xuất khẩu sản phẩm mì Omachi cho nhà nhập khẩu Qianyu Co., Ltd, có trụ sở tại Đài Loan. 

Phía nhà sản xuất Việt Nam cho rằng các sản phẩm xuất khẩu của Masan Consumer đều đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chất lượng của các nước sở tại.

Theo Cơ Quan Bảo Vệ Môi Sinh Hoa Kỳ (EPA) Ethylene oxide là một chất khí được sản xuất với khối lượng lớn tại một số cơ sở sản xuất hóa chất, nó còn được sử dụng để khử trùng một số sản phẩm thực phẩm như gia vị, một số loại thảo mộc khô, rau khô, hạt vừng và quả óc chó.

Chất này có khả năng gây ung thư ở người, các bằng chứng khoa học ở người chỉ ra rằng tiếp xúc với Ethylene oxide trong nhiều năm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư bạch cầu, bao gồm ung thư hạch non-Hodgkin, u tủy và bệnh bạch cầu u lymphô...

Tuy vậy, chất Ethylene Oxide không thuộc danh mục được quy định về giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm theo Thông tư số 50 năm 2016 của Bộ Y tế.

Các cơ quan chức năng của Việt Nam chỉ vào cuộc kiểm tra khi có thông tin các lô hàng tương tự bị nước ngoài tiêu hủy hoặc cảnh báo. 

Hồi tháng 8 năm ngoái, hai sản phẩm mì Hảo Hảo và miến Good của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam bị Cơ quan An toàn Thực phẩm Ireland thu hồi do có chứa chất Ethylene Oxide.

Hay cũng tại Đài Loan hồi tháng 7/2022, quan chức hải quan nước này bắt giữ và tiêu hủy hơn một tấn mì ly JINRO RAMEN sản xuất ở Việt Nam theo công nghệ Hàn Quốc vì chứa hóa chất tương tự. 

Cơ quan thông tấnĐài Loan (Trung Quốc) - CNA - vừa ra thông báo phát hiện lô mì ăn liền Omachi vị tôm chua cay nhập khẩu từ Việt Nam có dư lượng thuốc trừ sâu ethylene oxide không phù hợp.

Theo đó, 1,44 tấn mì Omachi do Công ty TNHH Thiên Dụ (Qianyu Co., Ltd,) nhập khẩu từ Việt Nam được xác định có chứa chất ethylene oxide với hàm lượng 0,195 mg/kg trong gói bột nêm không đạt tiêu chuẩn. Toàn bộ lô hàng đã bị trả lại và tiêu hủy.

Ông Trần Khánh Du (Chen Qingyu), Trưởng phòng Quản lý Trung tâm Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Quận Bắc, nói với CNA đây là lần đầu tiên doanh nghiệp này vi phạm các quy định, nhưng đã có ba lô mì ăn liền được nhập khẩu từ Việt Nam vi phạm quy định.

“Tới đây, tỷ lệ lấy mẫu đối với tất cả các loại sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác nhau nhập từ Việt Nam sẽ được tăng từ 20% lên 50%”, ông Trần Khánh Du nói.

Omachi là một trong hai thương hiệu mì chủ lực của CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) – thành viên của CTCP Tập đoàn Masan (Mã CK: MSN), cùng với Kokomi. Năm 2021, doanh thu thuần của ngành hàng thực phẩm tiện lợi Masan Consumer đạt 8.629 tỉ đồng, tăng trưởng 25,4% so với năm 2020 (Omachi tăng 25,1% và Kokomi tăng 33,5%). Omachi và Kokomi cũng là 2/5 thương hiệu của MCH có doanh thu trên 2.000 tỉ đồng.

Masan nói gì?

Trao đổi với VietTimes, đại diện Masan cho biết tập đoàn đã nhận thông tin và đang tiến hành các bước xác minh cần thiết.

Bước đầu, Masan khẳng định Masan Consumer không bán hoặc xuất khẩu sản phẩm mì Omachi cho Nhà nhập khẩu Qianyu Co., Ltd, có trụ sở tại Đài Loan.

“Do luật pháp của mỗi nước khác nhau nên Masan Consumer sản xuất sản phẩm xuất khẩu riêng cho từng nước/khu vực và đều đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chất lượng của các nước sở tại”, đại diện Masan thông tin bước đầu.

Hãng cho biết sẽ xác minh và cung cấp thêm các thông tin cụ thể.

Lưu ý, ít tuần trước, nhà chức trách Đài Loan cũng đã bắt giữ và tiêu hủy một lô hàng mì ăn liền khác nhập khẩu từ Việt Nam, cũng với lý do tương tự.

Cụ thể, thông cáo của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (FDA) hôm 26/7 cho biết, lực lượng hải quan sở tại đã bắt giữ lô hàng do Công ty bán lẻ Simple Mart nhập khẩu từ Việt Nam, tổng trọng lượng 1.116 kg.

Theo FDA, dư lượng ethylene oxide được phát hiện trong một gói gia vị của một gói mỳ ăn liền thương hiệu JINRO RAMENJ INRO vào khoảng 63,729 phần triệu (ppm), vượt mức cho phép.

Hồi tháng 8/2021, mì Hảo Hảo, miến Good của Acecook Việt Nam và lô phở khô vị bò gà của CTCP Thực phẩm Thiên Hương xuất khẩu sang Châu Âu (EU) bị cũng Ireland cảnh báo và thu hồi do chứa ethylene oxide.

Trước thông tin này, Vụ Khoa học và Công nghệ đã cho rà soát lại các trường hợp bị cảnh báo. Theo đó, trong ba trường hợp bị cảnh báo chỉ có một trường hợp được xác định có hàm lượng ethylene oxide vượt ngưỡng quy định của EU.

Trong khi đó, Bộ Công thương thành lập tổ kiểm tra dây chuyền sản xuất với ba nhóm sản phẩm mì ăn liền, đồng thời khuyến cáo các doanh nghiệp tuân thủ yêu cầu kỹ thuật của từng thị trường trước khi tiến hành xuất khẩu hàng hóa.

Ethylene oxide là một loại hóa chất không được phép sử dụng trong thực phẩm bán ở EU. Việc tiêu thụ thực phẩm có chứa ethylene oxide không gây nguy hiểm cấp tính, nhưng sẽ làm tăng nguy cơ đối với sức khỏe nếu sử dụng trong một thời gian dài.