Nguyên nhân đái dầm thứ phát

Ngoài việc thay đổi lối sống, chế độ ăn uống thì bác sĩ có thể kê một số thuốc kháng cholinergic nhằm tăng thể tích của bàng quang hoặc sử dụng thuốc imipramine để điều trị bệnh đái dầm ở trẻ. Bên cạnh đó, các mẹ có thể sử dụng một số biện pháp tự nhiên sau cho bé:

  • Phương pháp massage: dùng dầu oliu để massage bụng dưới để tăng cường các cơ tiết niệu, đồng thời giúp bàng quang cải thiện khả năng kiểm soát.
  • Cải thiện khả năng kiểm soát của bàng quang: nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh đái dầm chính là bàng quang chậm phát triển. Khi trẻ muốn đi tiểu, nên giữ khoảng từ 10-20 phút rồi hẵng để trẻ đi tiểu, điều này sẽ giúp bàng quang của trẻ được mở rộng và cải thiện khả năng kiểm soát của bàng quang. Thêm vào đó, mẹ cũng có thể sử dụng một số phương pháp nhằm giúp cơ xương chậu của bé được tăng cường. Ngoài ra, để bàng quang mở rộng và vận động, trẻ cần được uống nhiều nước.
  • Cho trẻ dùng quế: nếu nguyên nhân gây bệnh đái dầm ở trẻ là do viêm đường tiết niệu thì bạn nên cho trẻ ăn quế mỗi ngày, bởi quế có tác dụng chống oxy hóa và ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
  • Cho trẻ uống nước ép việt quất: nước ép việt quất có tác dụng hạn chế mắc tiểu. Vì vậy, trước khi đi ngủ, mẹ nên cho trẻ uống một ly nhỏ.
  • Kết hợp quả óc chó và nho khô cho trẻ ăn: Tần suất đi tiểu của trẻ sẽ giảm nếu ăn quả óc chó và nho khô với nhau.
  • Cho trẻ dùng giấm táo trong bữa ăn: giấm táo có tác dụng giảm axit trong bụng và giảm kích ứng ruột, hạn chế đái dầm. Vì vậy nên cho bé uống 1-2 lần/ngày, nên pha loãng hoặc có thể mật ong để giảm vị đắng của giấm.
  • Cho trẻ uống mật ong: mật ong sẽ giúp trẻ giữ nước đến sáng bởi nó có khả năng hấp thụ và giữ chất lỏng. Nên cho trẻ dùng một thìa nhỏ mật ong mỗi ngày nếu trẻ còn nhỏ.
  • Mẹ nên cho bé ăn một miếng đường thốt nốt và uống một ly sữa ấm vì đường thốt nốt có tác dụng làm tăng thân nhiệt và giảm tình trạng đái dầm.

3. Điều trị bệnh đái dầm ở trẻ lớn và người lớn

Tình trạng đái dầm không chỉ gặp ở trẻ nhỏ mà còn gặp ở cả trẻ lớn và người lớn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có khoảng 1-2% người lớn bị bệnh đái dầm, tuy nhiên con số này trên thực tế có thể cao hơn bởi nhiều người còn xấu hổ khi nói đến vấn đề này. Sau đây là một số phương pháp điều trị bệnh đái dầm ở trẻ lớn và người lớn:

3.1 Thay đổi lối sống

  • Nên giảm lượng nước uống vào buổi chiều, tối. Uống nhiều nước hơn vào buổi sáng. Nên giới hạn một lượng nước nhất định vào buổi tối
  • Nên đặt báo thức để đi vệ sinh vào ban đêm tránh để bàng quang chứa nhiều nước tiểu
  • Nên hình thành thói quen đi tiểu, đặt lịch và đi tiểu đúng giờ đã đặt ra. Cần đi tiểu trước khi đi ngủ
  • Cafe và các đồ uống ngọt kích thích bàng quang và khiến bạn đi tiểu nhiều hơn, chính vì vậy cần cắt giảm những chất này

3.2 Điều trị bằng thuốc

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đái dầm, bác sĩ sẽ kê loại thuốc phù hợp cho bạn:

  • Để điều trị nhiễm trùng tiết niệu, bạn sẽ được kê thuốc kháng sinh
  • Thuốc cholinergic để giảm kích thích tại các cơ bàng quang
  • Sử dụng thuốc desmopressin acetate để tăng nồng độ ADH, giúp thận ngừng sản xuất nước tiểu vào ban đêm
  • Để thu nhỏ phì đại tiền liệt tuyến, sử dụng thuốc ức chế men chuyển 5- alpha
  • Để kích thích vùng chậu, bác sĩ sẽ cấy một thiết bị nhỏ gửi tín hiệu đến cơ bàng quang nhằm tránh các cơn co thắt không cần thiết.

3.3 Điều trị bằng phẫu thuật

  • Phẫu thuật để tạo hình bàng quang: bàng quang của bạn sẽ được cắt mở và chèn một miếng vá của cơ ruột. Điều này giúp nhằm làm giảm sự bất ổn của bàng quang đồng thời tăng khả năng kiểm soát của bàng quang, ngăn ngừa tình trạng đái dầm ở người lớn
  • Phẫu thuật cắt cơ trơn bàng quang: các cơn co thắt trong bàng quang là do các cơ trơn kiểm soát, việc phẫu thuật này nhằm giúp giảm co thắt ở bàng quang
  • Sửa các cơ quan vùng chậu: nếu cơ quan sinh sản của nữ nằm không đúng vị trí, gây ảnh hưởng tới bàng quang thì nên thực hiện phẫu thuật để sửa cơ quan vùng chậu

Dù là trẻ nhỏ hay người lớn, khi tình trạng đái dầm trở nên thường xuyên hơn thì cần phải đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, hợp lý nhằm tránh nguy cơ ảnh hưởng về sau.

Để được tư vấn trược tiếp vui lòng liên hệ Hotline khoa Phẫu thuật nhi  0974184568 hoặc cho trẻ đến khám tại phòng khám Ngoại nhi bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội.

Đái dầm có thể là đái dầm tiên phát (primary) và đái dầm thứ phát (secondary). Đái dầm tiên phát là khi trẻ thường xuyên đái dầm, kể từ khi còn rất nhỏ và chưa bao giờ trẻ thôi đái dầm cả. Ví dụ, nếu trẻ đã 7 tuổi nhưng vẫn thường xuyên đái dầm kể từ khi còn nhỏ, chưa bao giờ ngừng cả, thì đó là đái dầm tiên phát. Tuy nhiên, nếu trẻ đã ngừng một thời gian (ít nhất 6 tháng) nhưng sau đó lại tiếp tục đái dầm, thì đó là đái dầm thứ phát.

Nguyên nhân đái dầm tiên phát

Đái dầm là một hiện tượng vô cùng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thông thường, đa số trẻ đều sẽ bỏ được tật đái dầm khi trẻ lên 3 tuổi. Một số ít trẻ khác sẽ bỏ được tật đái dầm khi lên 5 tuổi. Tuy nhiên, một số trẻ lại vẫn tiếp tục đái dầm khi đang học tiểu học, thậm chí là sau 7 tuổi. Đái dầm tiên phát có thể có nguyên nhân như sau:

Quá trình phát triển bị tạm ngừng: là nguyên nhân phổ biến nhất của đái dầm tiên phát. Thông thường, cơ thể sẽ phát triển khả năng kiểm soát bàng quang để trẻ “đi tè” sau khi đã thức dậy. Nhưng với một số trẻ, khả năng kiểm soát này không phát triển hoặc phát triển chậm, do vậy, trẻ không thể giữ nước tiểu trong bàng quang vào buổi tối, dẫn đến đái dầm.

Ngủ sâu: những trẻ ngủ rất sâu đôi khi sẽ bị “bỏ lỡ” tín hiệu của não bộ truyền tới bàng quang thông báo rằng bàng quang đã đầy, và do vậy, dẫn đến tình trạng đái dầm.

Thói quen đại tiểu tiện không tốt trong suốt cả ngày có thể là một trong số những nguyên nhân chính gây đái dầm. Những trẻ mải vui chơi trong suốt cả ngày và quên đi chuyện “đi tè” có thể sẽ khiến trẻ có nhu cầu “đi tè” nhiều hơn vào buổi tối.

Hormone chống bài niệu (ADH) sẽ khiến cơ thể không thải ra nước tiểu vào buổi tối. Nếu cơ thể trẻ không sản xuất ra đủ loại hormone này thì sau đó cơ thể sẽ sản xuất ra nhiều nước tiểu hơn vào buổi tối. Cùng với việc không kiểm soát được bàng quang, tình trạng này có thể dẫn đến đái dầm ở trẻ lớn.

Bất thường về cấu trúc giải phẫu cũng có thể dẫn đến tình trạng đái dầm.

Đôi khi, yếu tố di truyền cũng là lý do của tình trạng đái dầm. Theo một số nghiên cứu, trong gia đình mà cả bố mẹ mắc phải tình trạng tiểu đêm thì 44% số trẻ sẽ phát triển tình trạng đái dầm. 

Nguyên nhân đái dầm thứ phát

Nguyên nhân gây đái dầm thứ phát

Một số trẻ, thậm chí là cả người lớn có bàng quang nhỏ hơn, do vậy, họ sẽ gặp khó khăn trong việc giữ lượng nước tiểu thông thường. Sự co thắt cơ cũng là một lý do khác khiến trẻ không kiểm soát được bàng quang.

Trẻ lớn sau khi trải qua giai đoạn biến động về hormone có thể sẽ gây ảnh hưởng đến lượng hormone ADH. Tình trạng này có thể sẽ dẫn đến việc tăng sản xuất nước tiểu trong khi ngủ và gây nên đái dầm.

Các vấn đề sức khỏe tiểm ẩn, ví dụ như bệnh tiểu đường, nhiễm khuẩn đường tiết niệu và táo bón có thể làm tăng số lần trẻ “đi tè” ban đêm. Bất thường ở hệ thần kinh cũng có thể gây ra các vấn đề về thần kinh, thiếu kiểm soát, bao gồm cả đái dầm.

Các vấn đề về tâm lý, ví dụ như lo âu và căng thẳng đôi khi có thể gây ra tình trạng đái dầm thứ phát ở trẻ lớn. Nếu không giải quyết sớm tình trạng này, thì đái dầm sẽ trở thành một thói quen khó sửa, thậm chí kéo dài đến cả giai đoạn trưởng thành. Và ngược lại, việc đái dầm quá thường xuyên cùng với việc bị cha mẹ quát mắng, cũng sẽ khiến trẻ lo lắng, căng thẳng hơn, dẫn đến một vòng xoắn làm nặng hơn tình trạng đái dầm.

Sử dụng caffeine cũng có thể làm tăng nhu cầu đi tè của trẻ. Nếu trẻ uống đồ uống có chứa caffeine trước khi đi ngủ, thì rất có thể bàng quang của trẻ sẽ đầy trước khi thức dậy và trẻ sẽ đái dầm vào ban đêm.

Nếu trẻ nhà bạn đã lớn mà vẫn còn đái dầm, trước hết hãy xác định đó là loại đái dầm nào và sau đó, có thể sẽ điều chỉnh các thói quen ở trên. Nếu sau khi điều chỉnh, trẻ vẫn còn đái dầm, bạn có thể sẽ cần phải đưa trẻ đến gặp bác sỹ nhi khoa.