Nguyên nhân gây u mỡ

U mỡ là một khối u lành tính phổ biến, chủ yếu phát triển thông qua sự tăng sinh của các tế bào và mô mỡ trưởng thành, và thường xuất hiện ở người lớn trên 40 tuổi.

U mỡ thường phát triển dưới da, có kết cấu mềm và kích thước khác nhau, và một số nốt nổi lên lổn nhổn trên da cần phải dùng tay sờ vào mới nhận thấy.

Thực tế cho thấy, u mỡ cũng rất đáng sợ vì tỷ lệ mắc ngày càng tăng trong những năm gần đây. U mỡ là bệnh lành tính, nếu phát hiện sớm và có biện pháp xử lý kịp thời có thể ngăn ngừa những tổn thương về sau cho cơ thể.

Thông thường, bạn cần phải học cách đánh giá tình trạng thực tế của các loại u mỡ, và cũng cần tìm hiểu những nguyên nhân gây ra u mỡ có liên quan đến bệnh này để xử lý kịp thời.

Nguyên nhân gây u mỡ

(Ảnh minh họa)

Nguyên nhân của bệnh u mỡ là gì?

1. Thói quen ăn uống không tốt, thiếu lành mạnh

Ví dụ, ăn uống và tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu chất béo và calo cao sẽ dẫn đến sự tích tụ của các mô mỡ mới trong các cơ quan của cơ thể, từ đó dẫn đến bệnh u mỡ.

2. Béo phì 

Những người thừa cân béo phì cũng có lượng mỡ trong cơ thể cao hơn, những người có thể trạng như vậy có quá trình chuyển hóa lipid không bình thường, mỡ không thể chuyển hóa ra ngoài cơ thể một cách bình thường sẽ kết tụ lại và tạo thành u mỡ.

Nguyên nhân gây u mỡ

(Ảnh minh họa)

3. Lối sống thiếu giờ giấc, ngủ nghỉ thất thường, làm việc tùy tiện

Người có thói quen thường xuyên thức khuya cũng sẽ dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, đồng thời nó cũng làm giảm khả năng phân hủy chất béo của cơ thể, dẫn đến mô mỡ không thể phân bố bình thường và tích tụ hỗn loạn không theo quy luật, đây cũng là yếu tố gây ra bệnh u mỡ.

Nguyên nhân gây u mỡ

(Ảnh minh họa)

Làm thế nào để phát hiện và chẩn đoán bệnh u mỡ?

U mỡ có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, và các bộ phận phổ biến hơn thường là lưng, bụng, cánh tay và vai.

Nói chung, u mỡ được chia thành u mỡ ở bề mặt và u mỡ ẩn sâu tùy theo vị trí mà khối u hình thành và phát triển.

Các u mỡ ngoài da thường có thể sờ thấy bằng tay và có kết cấu mềm mại, có đường viền rõ ràng và tính di động tốt. Loại u mỡ này sẽ to dần khi lượng mỡ trong cơ thể tăng lên, khi phát triển đến một mức độ nhất định có thể thấy một túi/cục nổi lên trên da. Và thường loại u này sẽ không kèm theo các triệu chứng khác nhưng nếu chèn ép dây thần kinh cục bộ sẽ gây đau cục bộ.

U mỡ ẩn sâu cũng có thể mọc ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, nhưng khi chúng xuất hiện ở các bộ phận khác nhau sẽ có các triệu chứng khác nhau. Chẳng hạn như u mỡ trên trung thất có thể khiến người bệnh khó thở, tức ngực và đánh trống ngực.

Hoặc khi u mỡ hình thành và phát triển trên thành ruột có thể gây ra các triệu chứng như đầy hơi, đau bụng, buồn nôn và nôn.

Nếu cơ thể xuất hiện một loạt các triệu chứng liên quan thì cần đi kiểm tra kịp thời để loại trừ các bệnh nội tạng và u mỡ.

Xin nhắc lại rằng, bệnh u mỡ có thể phòng ngừa được trong cuộc sống hàng ngày, chỉ cần bạn duy trì một thói quen và sinh hoạt tốt hàng ngày, ăn nhiều thức ăn tươi mới, thanh đạm, lành mạnh, bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất và protein để nâng cao sức đề kháng và thúc đẩy quá trình trao đổi chất.

Ngoài ra, hãy kiên trì tập thể dục để thúc đẩy tiêu hao chất béo và ngăn ngừa sự tích tụ chất béo tạo nên sự hình thành của u mỡ.

Nếu bạn phát hiện bất kỳ triệu chứng liên quan nào, bạn sẽ được kiểm tra kịp thời để xem có cần thiết phải phẫu thuật cắt bỏ u mỡ đi hay không.

Tin tức / Blogs

U MỠ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

  • Tháng Sáu 17, 2022

U mỡ thường không gây đau đớn, lại lành tính khiến nhiều bệnh nhân chủ quan, để u phát triển với kích thước lớn chèn ép vào các dây thần kinh, gây ảnh hưởng đến các mạch máu lớn và là tác nhân gây ra nhiều căn bệnh khác. Vậy u mỡ là gì? Có nguy hiểm không?

1.U mỡ là gì?

U mỡ thường xuất hiện ở người trưởng thành. Đây là một lớp chất béo tích tụ dần và phồng lên dưới da, thường gặp nhất ở các vị trí như cổ, lưng, vai, cánh tay, đùi, đặc biệt là u mỡ ở nách…Phần lớn, các khối u dưới da thường là u lành tính, ít khi gây đau. U chỉ biểu hiện triệu chứng khi to chèn ép các câu trúc cạnh bên. Khối u có 2 tính chất để bác sĩ nhận biết là: có nhiều thùy và có mật độ mềm, đôi khi có chất lỏng bên trong.

Mặc dù, đa phần u mỡ là lành tính và không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh, hiếm khi nguy hiểm. Tuy nhiên, cũng không nên chủ quan khi thấy xuất hiện khối u hoặc sưng ở bất cứ nơi nào trên cơ thể, bạn cũng nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám cẩn thận.

Nguyên nhân gây u mỡ

2.Nguyên nhân hình thành u mỡ là gì?

Nguyên nhân u mỡ hiện tại chưa được xác định rõ ràng. Các chuyên gia cho rằng yếu tố di truyền có thể là nguyên nhân gây ra bệnh. Nguy cơ mắc sẽ tăng cao hơn nếu có người trong gia đình mắc phải nó. Ngoài ra các nguyên nhân làm tăng mỡ trong máu cũng góp phần gây u mỡ.

3.Triệu chứng của u mỡ như thế nào?

  • Nằm ngay dưới da, thường gặp ở vùng cổ, lưng, bụng, cánh tay, đùi.
  • Có nhiều thùy, mật độ mềm.
  • Dễ di chuyển khi ấn bằng ngón tay.
  • Thường có kích thước nhỏ hơn 5cm, tuy nhiên, theo thời gian chúng có thể phát triển lớn hơn.
  • Có thể gặp các triệu chứng như sưng, đau, tê do u mỡ phát triển lớn chèn vào các cấu trúc thần kinh, mạch máu bên cạnh.

4.Cần làm gì để chẩn đoán u mỡ?

  • Bác sĩ sẽ hỏi kỹ về tiền sử gia đình và bản thân, đặc biệt là các tiền sử về bệnh lý ung bướu.
  • Khám tổng quát để xác định các tính chất và đặc điểm của khối u giúp định hướng các xét nghiệm cần thiết để xác định chẩn đoán.
  • Siêu âm vùng khối u có thể giúp xác định các đặc điểm và định hướng chẩn đoán.
  • Để xác định chẩn đoán cần làm xét nghiệm giải phẫu bệnh. Tức là lấy một mẫu mô hoặc tế bào tại khối u để làm xét nghiệm.
  • Một số trường hợp khối u nằm ở những vị trí nguy hiểm hoặc phát triển lớn, các xét nghiệm như CT Scan hoặc MRI cũng có thể được chỉ định.

5.Điều trị u mỡ như thế nào?

Nếu là khối u mỡ lành tính, không gây đau hay biến chứng, bạn chỉ cần thăm khám định kỳ theo hướng dẫn của Bác sĩ để theo dõi thường xuyên. Trong trường hợp này bạn không cần cắt bỏ khối u.

Tuy nhiên trong các trường hợp u mỡ sau cần phải can thiệp phẫu thuật:

  • Khối u phát triển, tăng kích thước nhanh chóng.
  • Gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt của người bệnh.
  • Khối u có biến chứng nhiễm trùng, áp xe hóa…

Ngoài ra, còn một số phương pháp khác mà bác sĩ có thể chỉ định tùy thuộc vào từng trường hợp như hút mỡ hoặc tiêm corticoid…

Tham khảo: wikipedia

#pasteurclinic
#umo

Nguyên nhân gây u mỡ

Nguyên nhân gây u mỡ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

BÀI VIẾT XEM NHIỀU NHẤT

bài viết liên quan