Ở Gia Lai có bao nhiêu dân tộc?

Người dân 4 làng căn cứ cách mạng xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện (Gia Lai) trồng trọt, lao động sản xuất ổn định ở nơi định cư mới. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN

Để thực hiện hiệu quả Chương trình, tỉnh đã thực hiện nhiều dự án lớn như giải quyết tình trạng thiếu đất, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; thực hiện quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; chú trọng phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng, miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch...

Gia Lai là tỉnh miền núi biên giới nằm ở phía Bắc Tây Nguyên có 44 dân tộc anh em cùng sinh sống; trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 46,23% dân số toàn tỉnh. Đây là năm thứ 2 địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Qua một năm triển khai, Chương trình đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chung về phát triển kinh tế - xã hội. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều duy trì mức giảm từ 1 - 1,5%/năm; trong đó tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm; tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm 4 - 5%/năm.

Ở Gia Lai có bao nhiêu dân tộc?
Bà con sử dụng diện tích đất được cấp để trồng rau, nuôi gà phục vụ sinh hoạt gia đình. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN

Về xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, có thể thấy rõ hiệu quả của Đề án phát triển kinh tế - xã hội 4 làng căn cứ đã giúp đồng bào Bahnar thay đổi nếp nghĩ, cách làm, ổn định cuộc sống và từng bước vươn lên thoát nghèo. UBND huyện Phú Thiện đã huy động kinh phí khoảng 30 tỷ đồng và huy động hơn 28.000 ngày công của các đơn vị lực lượng vũ trang cùng các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, nhân dân để thực hiện dự án này. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Đề án phát triển kinh tế - xã hội 4 làng căn cứ cách mạng gồm 2 hợp phần là sắp xếp lại dân cư (2017-2020) và tổ chức lại sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân nhưng vẫn giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của làng đồng bào dân tộc thiểu số (2021-2023). Nhờ sự hỗ trợ của các cấp chính quyền và sự đồng lòng của người dân, huyện Phú Thiện đã cơ bản hoàn thành xây dựng làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại 4 làng căn cứ cách mạng là Plei Pông, King Pêng, Plei Trớ và Plei Hek.

Chị Rmah Yoh, làng Plei Hek, xã Chư A Thai chia sẻ, trước đây mọi người ở trên núi Cheng Leng khổ lắm, ốm đau bệnh tật hay con cái đi học đều khó khăn, vất vả. Nay được Nhà nước hỗ trợ di dời về nơi ở mới, có trạm y tế, có trường học cho con đi học, lại được Nhà nước hỗ trợ làm nhà, cấp 600m2 đất ở để ổn định cuộc sống nên bà con yên tâm lao động, sản xuất.

Ở Gia Lai có bao nhiêu dân tộc?
Bà con được Nhà nước hỗ trợ cây giống, phân bón, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt để cây trồng cho năng suất cao hơn. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN

Sau khi hoàn thành giai đoạn 1 sắp xếp lại dân cư (năm 2017-2020), từ năm 2021, huyện Phú Thiện đã tập trung nhiều giải pháp giúp đồng bào tại 4 làng phát triển kinh tế gia đình. Với mục tiêu phát triển kinh tế vườn, tận dụng các khoảng trống của từng hộ gia đình để làm chuồng trại, làm vườn rau xanh và trồng cây ăn trái, huyện đã phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức nhiều lớp phổ biến, tư vấn, hướng dẫn các kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi, giúp bà con dân tộc thiểu số tại đây dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm. Qua đó đã hỗ trợ 225 hộ làm chuồng trại, 282 hộ làm vườn rau xanh cải thiện bữa ăn hàng ngày và trồng hơn 2.570 cây ăn trái trong vườn nhà. Chính quyền địa phương cũng triển khai 4 mô hình phát triển kinh tế (mía, mì, điều, lúa) tại 4 làng với quy mô khoảng 100 ha, 115 hộ tham gia. Người dân đã hình thành thói quen áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất, từng bước tạo sản phẩm hàng hóa, nâng cao thu nhập cho gia đình.

Dân tộc Gia Rai là một trong những cư dân sớm sinh tụ ở vùng núi Tây Nguyên, lan sang một phần đất Campuchia. Trong xã hội Gia Rai xưa đã có Pơtaoia (Vua Nước) và Pơtaopui (Vua Lửa) chuyên cúng trời, đất, cầu mưa thuận gió hòa... Trước thế kỷ XI người Ê Ðê, Gia Rai được gọi chung một tên là Rang Ðêy.

Vào thế kỷ XV-XVI sử sách phong kiến Việt Nam ghi nhận danh hiệu Thủy Xá (Vua Nước), Hỏa Xá (Vua Lửa). Chỉ có người đàn ông họ Siu mới được làm vua lửa, vua nước và con gái họ Rơchom mới được quyền làm vợ hai vua. Có lẽ chữ Pơtao đồng nghĩa với Mtao của người Chăm, Tạo của người Thái và Thao của Lào, đều chỉ người thủ lĩnh.

Tên gọi khác: Giơ Ray, Chơ Ray.

Nhóm địa phương: Chor, Hđrung (gồm cả Hbau, Chor), Aráp, Mthur, Tơbuân.

2.Dân số, ngôn ngữ:

* Dân số:

Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 1/4/2019: Tổng dân số: 513.930 người. Trong đó, nam: 252.234 người; nữ: 261.696 người. Tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn: 89,5%.

* Ngôn ngữ:

Gia-rai là một trong năm dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Mã Lai-Đa Đảo và là một trong những dân tộc tại chỗ thuộc khu vực Tây Nguyên, Việt Nam.

3.Phân bố địa lý

Địa bàn cư trú của dân tộc Gia-rai ở Tây Nguyên chủ yếu tại tỉnh Gia Lai, phía tây tỉnh Phú Yên, phía nam tỉnh Kon Tum, và phía bắc tỉnh Đắk Lắk.

4.Đặc điểm chính:

Thực phẩm: Gạo tẻ là lương thực chính; lương thực phụ là ngô. Thức ăn có rau, muối, ớt, canh rau, lâu lâu mới có bữa thịt, cá. Bữa tiệc, lấy chén rượu cần làm trung tâm, quanh đó có các món ăn đựng trên bát, đĩa hoặc lá chuối để vừa ăn, vừa uống. Khi rượu ngà say có hát, nhảy múa, đánh chiêng.

Trang phục: Ðàn ông đóng khố vải trắng kẻ sọc nhiều màu (toai), ngày lễ đóng khố vải chàm dài 4m và rộng 0,30m, có đường viền hoa văn và buông tua chỉ nhiều màu ở hai đầu. Áo màu đen cộc tay, hở nách, đường viền hoa văn chỉ màu chạy dọc hai sườn mang đậm dấu vết kiểu pông-sô.

Pơtao hoặc chủ làng mặc áo chàm che kín mông, tay dài, chui đầu, có một mảng sợi màu đỏ làm khuy và khuyết cài từ cổ đến ngực. Dưới dải cúc là miếng vải đỏ hình vuông khâu đáp vào để làm dấu hiệu là áo. Ðàn bà mặc váy chàm (dài 1,4m x rộng 1m), có đường viền hoa văn chạy quanh gấu. Phần cạp có tua chỉ trắng hoặc màu. Váy không khâu liền thành ống nên khi mặc chỉ cuốn vào thân để chỗ giáp hai đầu về phía trước. Họ mặc áo cánh ngắn bó sát thân, dài tay. Trên cánh tay áo có chiếc được thêu những đường vòng hoa văn chỉ màu. Nơi ở quanh năm nóng nực nên cả nam lẫn nữ ưa thích cởi trần.

Nơi ở: Nhà sàn

Kiến trúc có hai loại: Nhà sàn dài kiểu la-yun-pa, dài 13,5m và rộng 3,5m là kích thước trung bình cho mỗi nhà. Nhà được phân thành hai phần: bên mang và bên óc. Cửa bên óc chỉ quay về hướng bắc và bên óc dành cho những người đàn bà - chủ gia đình mẫu hệ. Trong nhà có hai bếp.

Nhà nhỏ kiểu Hđrung với kích thước rộng 3m x dài 9m. Chiều cao từ đất lên đòn nóc không quá 4,5m. Cửa chính thông ra sàn phơi chỉ quay về hướng bắc. Hai bên cửa chính có hai cửa sổ. Trong nhà chỉ có một bếp.

Ma chay: Người Gia Rai theo tục tất cả người cùng họ mẹ chôn chung một huyệt. Người đàn ông chết phải khiêng về chôn ở huyệt phía mẹ mình. Trong huyệt chung ấy, các quan tài được xếp kề sát bên nhau theo chiều ngang rồi chồng lên theo chiều dọc. Khi quan tài cao bằng miệng huyệt thì lấy ván kê bốn bề để chôn tiếp vài ba lớp nữa mới làm lễ "bỏ mả" (Họa lui, Thi nga hay Bó thi) - một nghi thức lớn trong quá trình tang lễ.

Thờ cúng: Người Gia Rai theo vạn vật hữu linh. Thần linh (Yang) có nhiều loại, trong đó có ba loại nổi bật được nhắc đến trong lễ cúng hàng năm hay nhiều năm một lần:

  • Thần nhà (Yang sang) lực lượng bảo vệ nhà cửa được cúng trong nhà. Khi nhà mới dựng thì phải tiến hành nghi thức lễ đâm trâu và trồng cây gạo.

  • Thần làng (yang ala bôn) và thần nước (yang ia) là lực lượng bảo vệ làng xóm và cuộc sống của mọi thành viên được cúng ở bến nước và chân núi.

  • Thần vua (Yang pó tao) do vua lửa, vua nước, vua gió (ptao agin) tiến hành lễ cầu trời, mưa thuận, gió hoà và mùa màng tươi tốt.

Ngoài ra, người Gia Rai còn tin khi chết các linh hồn biến thành ma. Có hiện tượng gán cho người có ma thuật làm hại gọi là ma lai.

Văn hóa-văn nghệ: Người Gia Rai có nhiều trường ca như Ðăm San, Xinh Nhã, Ðăm Di... thể hiện dưới hình thức hát thơ có đệm đàn Tưng nưng. Những điệu vũ dân gian Gia Rai có một số động tác mô phỏng những cuộc chiến tranh giữa các bộ tộc. Ðàn Tơ rưng, Krông put, Tưng nưng... rất được phổ biến.

Ở Gia Lai có bao nhiêu dân tộc?

Nghề phụ của các gia đình cộng đồng người Gia Rai thường là đan lát. (Ảnh: Thành Đạt)

5.Điều kiện kinh tế:

Kinh tế trồng trọt là cái gốc của hoạt động sản xuất. Ðất đai là đối tượng tác động lao động được phân chia thành hai loại - đất chưa canh tác có tên: đê, trá, lon, vô chủ và đất canh tác gọi chung là Hma, phần sở hữu của mỗi gia đình. Hma gồm những mảnh đất trồng trọt theo cách nửa vườn, nửa rẫy; nương phát, đốt, cuốc xới đất và chọc lỗ tra hạt. Còn ruộng nước dùng cuốc xới ; sục bùn và đang chuyển sang cày, bừa dùng 2 bò kéo.

Chăn nuôi gia đình có: trâu, bò, ngựa, voi, lợn, gà, chó... Trong đó, trâu là vật ngang giá trong việc trao đổi vật quý như chiêng, ché và hiến sinh trong lễ nghi tín ngưỡng. Nghề phụ gia đình có: mộc, rèn và đan lát. Những người thợ thủ công đã làm ra những chiếc gùi dùng để đựng đồ mặc, trang sức, vận chuyển. Nghề dệt với khung dệt kiểu Inđônêdiêng khá thịnh hành tạo được tấm vải khổ rộng, hoa văn đẹp.

Gia Lai có tất cả bao nhiêu dân tộc?

Là tỉnh miền núi - biên giới nằm ở phía bắc Tây Nguyên, tỉnh Gia Lai có 44 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 46,23% dân số toàn tỉnh.

tỉnh Gia Lai bao nhiêu triệu dân?

Năm 2022, dân số toàn tỉnh hơn 1,5 triệu người. Tuổi thọ bình quân là 71 tuổi.

Đất ở Gia Lai là đất gì?

Toàn tỉnh có 27 loại đất, được hình thành trên nhiều loại đá mẹ thuộc 7 nhóm chính: đất feralit (đất đỏ vàng) chiếm 53% diện tích đất tự nhiên của tỉnh; đất đỏ vàng trên đá granit và riolit phân bố tập trung gần rìa của khối đất đỏ bazan; đất xám trên đá granit và phù sa cổ chiếm 25,2%, phân bố tập trung theo 2 hệ ...

Gia Lai là người miền gì?

Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở phía bắc Tây Nguyên trên độ cao trung bình 700 - 800 m so với mực nước biển. Với diện tích 15.536,92 km², tỉnh Gia Lai trải dài từ 12°58'20" đến 14°36'30" vĩ bắc, từ 107°27'23" đến 108°54'40"kinh đông.