Ong đực nhiều có tốt không

Giải đáp những vấn đề liên quan đến ong chúa như: đàn ong bị mất chúa; Ong chúa do mình tạo ra và ong chúa do đàn tạo ra thì con nào tốt hơn?

Ong đực nhiều có tốt không

Đàn ong bị mất chúa
Hỏi: Hiện tại tôi đang nuôi ong lấy mật, đầu tiên ong phát triển tốt nhưng tháng 9 vừa qua đàn ong của tôi không thấy ong chúa và vài mũ chúa ở rìa bánh tổ, sau đó thì mũ chúa bị phá đi đàn ong phát triển kém. Xin hỏi nguyên nhân và làm như thế nào để đàn ong có chúa và phát triển trở lại. (Anh Trương Văn Nam - Phú Thọ)
Trả lời: Theo như mô tả, đàn ong của gia đình nhà anh bị mất chúa và trong đàn có ấu trùng ong thợ nhỏ tuổi nên đàn ong đã xây được mũ chúa cấp tạo do đặc tính tự nhiên khi ong chúa đầu tiên nở hay còn gọi là ong chúa tơ sẽ tìm cắn phá các mũ chúa mà chưa nở để giết nhộng chúa ở bên trong. Trường hợp nếu đàn ong đông quân, thời tiết tốt, thức ăn trong đàn dồi dào, ong thợ không cho ong chúa mới cắn phá mũ chúa chưa nở và thúc đẩy được đàn ong chia đàn. Lúc này, ong chúa tơ cùng một phần đàn ong sẽ bay đi tìm nơi ở mới và ong chúa tiếp theo sẽ nở. Vào mùa thuận lợi thì một đàn ong đông quân có thể chia từ 2 đến 4 lần nhưng với đàn bị mất chúa, ít quân và thức ăn kém chúa tơ nở ra thì đàn ong sẽ không chia. Sau nở từ 5 đến 8 ngày thì ong chúa tơ bay ra ngoài tự nhiên, tìm đến vùng hội tụ ong đực để giao phối với các ong đực. Như vậy mặc dù đàn ong nhà anh đã có mũ chúa cấp tạo nhưng vẫn không có chúa để sau phối hợp trở về, ong chúa có thể bị các loại ong khác, chim, chuồn chuồn bắt và ăn thịt hoặc bị vướng vào mạng nhện.
Cách tạo chúa mới cho đàn ong như sau: Trường hợp đàn không có mũ chúa cấp tạo: Loại vợi cầu cũ, cầu nhiều sâu ăn sáp để ong dám dày cầu còn lại; Giới thiệu mũ chúa tự nhiên, mũ chúa di trùng hoặc chửa đẻ (nếu có). Nếu đàn mất chúa thưa quân, có ong thợ đẻ trứng thì nhập vào đàn có chúa khác. Nếu đàn ong đông quân, mùa vụ tốt thì viện cho đàn ong mất chúa 1 cầu ong có bánh tổ mới, nhiều trứng hoặc ấu trùng ong thợ nhỏ tuổi  để đàn ong tự cấp chúa mới. Khi trong đàn ong đã có chúa cấp tạo: Tìm vặt bỏ mũ chúa cấp tạo trên bánh tổ. Cho ăn thêm nước đường 6 – 7 tối đến khi đàn có nhiều mật vít nắp. Theo dõi khi mũ chúa bắt đầu thâm đầu thì tách đàn ong thành 2 đàn, đặt cách xa vị trí ban đầu khoảng 20 – 40 cm mỗi đàn chỉ để 1 mũ chúa. Theo dõi chúa nở, chúa đi giao phối, chúa đẻ trứng. Nếu cả 2 ong chúa ở 2 đàn đều trở về thuận lợi cần tách 2 đàn riêng biệt. Nếu chỉ 1 ong chúa trở về cần nhập đàn mất chúa vào đàn ong có chúa mới. Tiếp tục cho các đàn ong chúa mới ăn thêm.

Ong chúa do mình tạo ra và ong chúa do đàn tạo ra thì con nào tốt hơn?
Hỏi: Xin hỏi ong chúa do mình tạo ra và ong chúa do đàn tạo ra thì con nào tốt hơn. (Bùi Văn Sỹ - Đông Xuân, Quốc Oai, Hà Nội).
Trả lời: Ong chúa do mình tạo ra bao giờ cũng tốt hơn là do đàn tạo ra vì mình có thể lựa chọn được con giống có chất lượng tốt, kháng được nhiều bệnh cũng như lựa chọn được tuổi của ong chúa.

TPO - Một nghiên cứu mới phát hiện, hàng nghìn ong đực tập trung quanh các "bãi yêu" chờ đợi ong chúa xuất hiện để giao phối.

Các chuyên gia từ trung tâm nghiên cứu London và Rothamsted thuộc Đại học Queen Mary đã sử dụng công nghệ radar để theo dõi đường bay của những con ong đực đang tìm kiếm bạn tình và theo tiết lộ bí mật về hành vi giao phối của chúng.

Họ phát hiện ra rằng những con ong đực có xu hướng tụ tập tại các "bãi yêu" trên không, đợi ong chúa đến để giao phối.

Các "bãi yêu" trên không của ong mật tương tự như bãi giao phối của hươu và gà gô.

Tuy nhiên, không giống như hươu hay gà gô, những con ong đực thường di chuyển giữa nhiều "bãi yêu" khác nhau để chờ đợi ong chúa dù bạn tình rất hiếm khi xuất hiện.

Từ lâu, các nhà nghiên cứu đã nghi ngờ rằng những con ong đực thường tập hợp thành đàn lớn, lên đến 10.000 cá thể để thực hiện một mục tiêu chung là giao phối với ong chúa giữa không trung.

Ong đực nhiều có tốt không

Các nhà khoa học chưa biết rõ vì sao ong mật đực tìm được những "bãi yêu" giữa không trung để đến chờ ong chúa.

Nhưng các phân tích trước đây về hành vi này của ong đã sử dụng mồi nhử nhằm thu hút những con ong, làm dấy lên nghi ngờ ong tụ tập đông là do mồi nhử.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới sử dụng công nghệ radar để theo dõi ong đực đã chứng minh việc ong tập trung thành đàn lớn vào thời điểm giao phối là tự nhiên.

Theo các nhà nghiên cứu, ong chúa khó theo dõi hơn, nhưng cũng bị thu hút về phía các "bãi yêu" - nơi hàng nghìn ong đực đang chờ đợi để giao phối.

Hiện các nhà khoa học vẫn chưa rõ làm thế nào các "bãi yêu" trên không của loài ong mật được duy trì qua các thế hệ để ong đực có thể tìm đến, đặc biệt là khi ong đực nở vào mùa hè và chỉ sống được 20 ngày khiến chúng không thể học hỏi từ các thế hệ trước.

"Những phát hiện của chúng tôi cho thấy, ong mật đực xác định được vị trí của các "bãi yêu" ngay sau chuyến bay thứ 2 mà không cần tìm kiếm rộng rãi, mất công. Điều này cho thấy, những con ong mật đực phải có khả năng nhận được thông tin hướng dẫn cần thiết để tìm đến bãi yêu. Chúng tôi đang tìm hiểu vấn đề này", nhà sinh thái học hành vi Lars Chittka, thuộc Đại học Queen Mary ở London cho biết.