Phân tích năng lực chủ the của quan hệ pháp luật hành chính

Quan hệ pháp luật hành chính? Là một trong những quan hệ được phát sinh trong quá trình quản lý hành chính Nhà nước. Theo nhó, nhiều người vẫn chưa xác định được quan hệ pháp luật hành chính trong các tình huống thực tế. Trong bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ cùng quý vị tìm hiểu các nội dung liên quan để giải đáp các vướng mắc về định nghĩa quan hệ pháp luật là gì?, chủ thể và khách thể, tính huống quan hệ pháp luật hành chính?.

Quan hệ pháp luật hành chính là gì?

Quan hệ pháp luật hành chính là một quan hệ mà có tính đặc thù, theo đó quan hệ này được phát sịnh trong quá trình của quản lý hành chính nhà nước, gắn với những hoạt động điều hành, chấp hành của nhà nước ở các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội.

Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính

Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là cá nhân, tổ chức tham gia những mối quan hệ xã hội hoặc cán bộ, công chức nhà nước, cơ quan nhà nước, hoặc tổ chức, cá nhân mà được nhà nước trao quyền. Trong đó, tất cả các chủ thể này cần có đảm bảo đầy đủ về năng lực và quyền, nghĩa vụ phù hợp theo quy định pháp luật.

Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính rất đa dạng, tuy nhiên những chủ thể này khi tham gia vào trong mối quan hệ pháp luật thì đều phải có ít nhất một bên đóng vai trò là chủ thể có thẩm quyền thuộc hành chính nhà nước.

Trong quan hệ pháp luật hành chính thì việc phân biệt quan hệ này với quan hệ khác đó là trong quan hệ này có một bên bắt buộc là bên có quyền nhân Nhà nước để có thể đưa ra những mệnh lệnh buộc bên còn lại có nghĩa vụ thực hiện, tuân theo.

Như vậy , chủ thể mà tham gia trong quan hệ pháp luật hành chính được xác định là hai bên chủ thể có những quyền và nghĩa vụ tương ứng nhau, cụ thể:

– Bên chủ thể có vai trò là đối tượng quản lý thuộc quan hệ hành chính là cá nhân hoặc tổ chức. Theo đó bên chủ thể này đủ năng lực pháp luật và đồng thời đủ năng lực hành chính.

Chủ thể có đầy đủ năng lực pháp luật hành chính – cá nhân: được hưởng quyền, nghĩa vụ pháp lý hành chính mà nhà nước quy định cụ thể. Đây cũng là thuộc tính pháp lý hành chính có sự phản án về địa vị pháp lý hành chính của chính các cá nhân đó.

Để chủ thể có đủ năng lực hành vi hành chính đối với chru thể là cá nhân cần phải được Nhà nước thừa nhận thì họ mới được tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ, chịu hậu quả pháp lý bởi hành vi chính họ mang lại.

Trong đó, năng lực hành vi hành chính có phụ thuộc vào tất cả các yếu tố: tình trạng sức khỏe, độ tuổi, khả năng về tài chính,… đồng thời cũng cần sự thừa nhận từ Nhà nước.

– Bên chủ thể có vai trò là bên quản lý nhà nước, cá nhân hay tổ chức được giao quyền/nhân danh Nhà nước để có thể thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở các lĩnh vực khác nhau.

Năng lực chủ thể cơ quan nhà nước được phát sinh do sự thành lập hoặc bị chấm dứt khi cơ quan đó giải thể theo quy định pháp luật. Năng lực được quy định tương ứng và phù hợp với nhiệm vụ cũng như chức năng, quyền hạn từ cơ quan quản lý hành chính nhà nước.

Năng lực chủ thể đối với công chức, cán bộ được phát sinh nếu cá nhân đó được nhà nước giao cho chức vụ hoặc một công vụ nhất định thuộc bộ máy nhà nước, sau đó sẽ năng lực chủ thể này cần phải phù hợp với chính cơ quan và cũng như vị trí công tác từng cán bộ, công chức ấy.

Đối với năng lực chủ thể của các đơn vị kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị là vù trang hoặc hành chính- sự nghiệp thì được phát sinh  khi quyền và nghĩa vụ được quy định bởi nhà nước đối với quản lý hành chính nhà nước, sau đó khi tổ chức đó bị giải thể hoặc quy định pháp luật đó không còn thì bị chấm dứt.

Như vậy thì các tổ chức đó bởi không có chức năng về quản lý nhà nước khi tham gia vào quan hệ pháp luật sẽ tham gia với tư cách là chủ thể thường. Khi nhà nước trao quyền về quản lý hành chính trong nhà nước với những công việc nhất định thì các tổ chức đó có thể tham gia quan hệ pháp luật hành chính là chủ thể đặc biệt.

Phân tích năng lực chủ the của quan hệ pháp luật hành chính

Khách thể của quan hệ pháp luật hành chính

Khách thể của quan hệ pháp luật hành chính được xác định là về trật tự quản lý hành chính đối với từng lĩnh vực. Các bên khi tham gia mối quan hệ này theo đó chủ thể muốn hướng tới những đối tượng là lợi ích vật chất, lợi ích phi vật chất, đóng vai trò là 1 yếu tố định hướng sự hình thành, vận động một quan hệ pháp luật hành chính.

Tình huống quan hệ pháp luật hành chính

Để quý vị hiểu rõ hơn về quan hệ pháp luật hành chính, sau đây chúng tôi sẽ đưa ra một tình huống điển hình để quý vị có thể tham khảo.

Tình huống:

Ông Minh có ra cửa hàng xe máy của ông Hoàng để mua một chiếc xe máy. Tuy nhiên, khi mua xong chiếc xe đó thì con ông Minh là anh Hưng có sử dụng xe của ông Minh để đua xe, sau đó hành vi này đã bị phía công an phát hiện.

 Từ hành vi này, anh Hưng bị xử phạt hành chính lần đầu, tạm giữ phương tiện. Ngoài ra trong quá trình kiểm tra giấy tờ thì phát hiện ra giấy đăng ký xe là giấy tờ giả.

Như vậy, trong trường hợp này thì ở đây quan hệ pháp luật hành chính? Được xác định: quan hệ giữa anh Hưng và phía công an ( người có thẩm quyền về thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình) là quan hệ hành chính. Còn lại quan hệ giữa ông Minh, ông Hoàng là quan hệ pháp luật dân sự chứ không phải là quan hệ pháp luật hành chính.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến định nghĩa quan hệ pháp luật là gì?, chủ thể và khách thể, tính huống quan hệ pháp luật hành chính?, Quý độc giả có những quan tâm chia sẻ có thể gửi tới chúng tôi để được hỗ trợ.

Quan hệ pháp luật pháp luật hành chính là quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lí quản lí hành chính nhà nước, được quy phạm pháp luật hành chính điều chỉnh theo phương pháp mệnh lệnh – đơn phương.

Phân tích năng lực chủ the của quan hệ pháp luật hành chính
Chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính

Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính, mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của của pháp luật hành chính. Như vậy, điều kiện đẻ các cơ quan, tổ chức,cá nhân trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính thì thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân đó phải có năng lực chủ thể phù hợp với quan hệ pháp luật hành chính mà họ tham gia.

Năng lực chủ thể là khả năng pháp lí của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật đó. Tùy thuộc vào tư cách của các cơ quan, tổ chức và cá nhân mà năng lực chủ thể của họ có những điểm khác nhau về nội dung, thời điểm phát sinh và các yếu tố chi phối.

Năng lực chủ thể của các cơ quan, tổ chức, cá nhân chủ yếu được xem xét ở các khía cạnh sau đây:

Năng lực chủ thể của cơ quan nhà nước phát sinh khi cơ quan đó được thành lập và chấm dứt khi cơ quan đó bị giải thể. Năng lực này được pháp luật hành chính quy định phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan trong quản lí hành chính nhà nước.

Năng lực chủ thể của cán bộ, công chức phát sinh khi cá nhân được Nhà nước giao đảm nhiệm một công vụ, chức vụ nhất định trong bộ máy nhà nước và chấm dứt khi không còn đảm nhận công vụ, chức vụ đó. Năng lực này được pháp luật hành chính quy định phù hợp với năng lực chủ thể của cơ quan và vị trí công tác của cán bộ, công chức.

Năng lực chủ thể của tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế, đơn vị vũ trang, đơn vị sự nghiệp… phát sinh khi tổ chức đó được thành lập và chấm dứt khi tổ chức đó bị giải thể.

Năng lực chủ thể của cá nhân được biểu hiện trong tổng thể năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính:

Năng lực pháp luật hành chính của các cá nhân là khả năng cá nhân được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lí hành chính nhất định do Nhà nước quy định. Năng lực pháp luật hành chính của cá nhân là thuộc tính pháp lí hành chính phản ánh địa vị pháp lí hành chính của các cá nhân. Do năng lực pháp luật hành chính của cá nhân hoàn toàn tùy thuộc vào những quy định cụ thể của pháp luật nên năng lực này sẽ thay đổi khi pháp luật thay đổi và có thể bị Nhà nước hạn chế trong một số trường hợp.Ví dụ, người phạm tội có thể bị tòa án áp dụng hình phạt bổ sung: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.

Năng lực hành vi hành chính của cá nhân là khả năng của cá nhân được Nhà nước thừa nhận mà với khả năng đó họ có thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí hành chính đồng thời phải gánh chịu những hậu quả pháp lí nhất định do những hành vi của mình mang lại. Tùy thuộc vào tính chất, nội dung của từng loại quan hệ pháp luật hành chính cụ thể mà Nhà nước đòi hỏi cá nhân phải đáp ứng những điều kiện nhất định về độ tuổi, sức khỏe, trình độ đào tạo,…khi tham gia vào các quan hệ đó. Tùy vào tính chất và nội dung của quan hệ pháp luật hành chính cụ thể mà pháp luật có quy định độ tuổi tối thiểu hay tối đa để xác định năng lực hành vi hành chính của cá nhân.

Ví du: Cá nhân phải đủ từ 14 tuổi trở lên mới có thể bị xử phạt vi phạm hành chính; công dân từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi mới có thể áp dungh biện pháp đưa vào trại giáo dưỡng… Ngoài độ tuổi thì tihf trạng sức khỏe là điều kiện phổ biến để xác định năng lực hành vi hành chính của cá nhân theo nguyên tắc: Người mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng điều khiển hành vi của mình thì không có năng lực hành vi hành chính đối với mọi quan hệ pháp luật hành chính. Trình độ đào tạo, khả năng tài chính cũng là điều kiện xác định năng lực hành vi hành chính của cá nhân đối với một số quan hệ pháp luật hành chính nhất định.

Như vậy, đối với cá nhân thì thời điểm phát sinh năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính không giống nhau. Mặt khác, năng lực hành vi hành chính cảu cá nhân không chỉ phụ thuộc vào khả năng thực tế của cá nhân mà nhiều khi còn phụ thuộc vào cách thức Nhà nước thừa nhận khả năng thực tế đó. Nhà nước có thể mặc nhiên thừa nhận năng lực hành vi hành chính khi họ có đủ những điều kiện nhất định hoặc thông qua những hành vi pháp lí của thể để thừa nhận năng lực đó.

Phân tích năng lực chủ the của quan hệ pháp luật hành chính
Chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính

Bài viết cùng chủ đề:

Tính bất bình đẳng về ý chí trong quan hệ pháp luật hành chính

Các loại tổ chức xã hội

Chuyên mục: Luật hành chính

Trên đây là tư vấn của luatthanhmai.com về chủ đề Chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: để được luật sư tư vấn hỗ trợ