Tại sao thị trường chứng khoán tăng

Chỉ số VN-Index tuần này vượt qua mốc 1.060 điểm, cao nhất trong vòng 2,5 năm trở lại đây. Dòng tiền ồ ạt đổ vào thị trường giúp sắc xanh lan tỏa trên diện rộng và khiến các chỉ số đồng loạt tăng mạnh.

Theo đánh giá của VCBF, các lý do chính có thể giải thích cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường chứng khoán trong thời gian vừa qua là:

  1. Tâm lý của các nhà đầu tư đang rất hưng phấn cộng với lượng tiền mới đến từ những nhà đầu tư F0 khiến cho dòng tiền dồi dào chảy vào thị trường. Lãi suất ngân hàng liên tục giảm và duy trì ở mức thấp cũng thúc đẩy dòng tiền chảy vào kênh chứng khoán.
  2. Những thông tin tích cực từ việc phát triển các loại vaccine Covid-19, trong đó có việc Cơ quan Quản lý Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) chính thức cấp phép cho vaccine Covid-19 phát triển bởi Pfizer-BioNtech và các lô vaccine đầu tiên đã xuất xưởng chuẩn bị cho việc tiêm phòng tại Mỹ.
  3. Triển vọng tăng trưởng tích cực của kinh tế Việt Nam và kỳ vọng nâng tỷ trọng của chứng khoán Việt Nam trong chỉ số MSCI Frontier Market cũng như kỳ vọng nâng hạng thị trường trong trung hạn.
  4. Nhà đầu tư quay trở lại mua ròng từ giữa tháng 11 sau nhiều tháng bán ròng.
  5. Các cổ phiếu vốn hóa lớn quay trở lại dẫn dắt thị trường, bao gồm nhóm ngân hàng như VCB, BID, CTG, TCB, VPB.

Kết thúc tuần trước (7-11/12), VN-Index và VN30 tăng 2,4% và 2,5%, đánh dấu tuần tăng điểm thứ sáu liên tiếp. VN-Index giữ sắc xanh 3/5 phiên giao dịch, dừng ở mức gần 1.046 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 17/5/2018 và tăng gần 9% so với đầu năm. Về thanh khoản, giá trị khớp lệnh thuần trung bình đạt xấp xỉ 10.000 tỷ đồng mỗi phiên,

Giá CCQ của cả ba quỹ quỹ mở do VCBF quản lý trong phiên khớp lệnh tuần trước cũng đã ghi nhận tuần tăng thứ sáu liên tiếp.

Giá CCQ của Quỹ TBF: 20.665,63VND (+1,19%); Quỹ BCF: 20.196,77VND (+2,17%) và Quỹ FIF: 10.794,96 VND (+0,08%).

Với việc thị trường liên tục đi lên và định giá thị trường không còn rẻ, mặc dù cũng chưa phải là đắt, lựa chọn nắm giữ một danh mục đa dạng các tài sản đầu tư có nền tảng tốt nhằm mang lại lợi nhuận dài hạn cho khách hàng nhưng cũng giảm thiểu rủi ro khi thị trường đảo chiều là ưu tiên của VCBF.

Nếu Quý khách muốn tham gia đầu tư Quỹ mở cùng VCBF, hãy liên hệ ngay để được tư vấn trực tiếp từ chuyên viên:

- Gọi (024) 39364540 - (028) 38270750

- Chat trực tiếp trên Website của VCBF: https://lnkd.in/fTQfcm9

- Inbox Facebook VCBF tại m.me/quymovcbf

Xin cám ơn.Quý khách đã đăng ký thành công.

Chúng tôi sẽ liên hệ với Quý khách trong thời gian sớm nhất.

Xin vui lòng chờ...

Thị trường chứng khoán là gì ? Vai trò thị trường giao dịch chứng khoán. Vì sao cần phải có thị trường giao dịch chứng khoán.

Thị trường chứng khoán là gì 

Thị trường chứng khoán (TTCK) là nơi diễn ra các giao dịch mua bán trao đổi các loại chứng khoán Các quan hệ mua bán trao đổi này làm thay đổi chủ sở hữu của chứng khoán, và như vậy, thực chất đây là quá trình vận động của tư bản chuyển từ tư bản sở hữu sang tư bản kinh doanh.

TTCK không giống với các thị trường các hàng hóa thông thường khác vì hàng hóa của thị trường chứng khoán là loại hàng hóa đặc biệt, là quyền sở hữu về tư bản. Loại hàng hóa này cũng có giá trị và giá trị sử dụng. Như vậy, có thể nói, bản chất của TTCK là thị trường thể hiện mối quan hệ giữa cung và cầu của vốn đầu tư nào đó, giá cả của chứng khoán chứa đựng thông tin về chi phí vốn hay giá cả của vốn đầu tư. TTCK là hình thức phát triển bậc cao của nền sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Xem thêm:Quy trình giao dịch chứng khoán

Vai trò, chức năng của TTCK

Thị trường chứng khoán có vai trò rất lớn cho nền kinh tế đất nước.

Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế

Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội. Bằng cách hỗ trợ các hoạt động đầu tư của công ty, TTCK đã có những tác động quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Thông qua TTCK, chính phủ và chính quyền ở các địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội.

Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng

TTCK cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựa chọn phong phú. Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn cho loại hàng hóa phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình. Chính vì vậy, TTCK góp phần đáng kể làm tăng mức tiết kiệm quốc gia.

Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán

Nhờ có TTCK các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản (khả năng chuyển đổi thành tiền mặt) là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với người đầu tư. Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư. TTCK hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì càng có khả năng nâng cao tính thanh khoản của các chứng khoán giao dịch trên thị trường.

Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp

Thông qua giá chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản ảnh một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của các doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm.

Tạo môi trường giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô

Các chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và chính xác. Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng; và ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế.

Vì thế, TTCK được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Thông qua TTCK, chính phủ có thể mua và bán trái phiếu chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát.

Ngoài ra, chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp tác động vào TTCK nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế.

Xem thêm: Hoạt động niêm yết trên thị trường chứng khoán

Trên đây là tổng quan khái niệm thị trường chứng khoán. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

GDP là tổng sản phẩm quốc nội được tính bằng công thức:

  • GDP = tổng sản phẩm quốc nội
  • GDP = tổng giá trị bằng tiền của các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trên một quốc gia trong một thời kỳ (thường là một năm)

Là hàng hóa trong sản xuất, thương mại dịch vụ (tức được đem ra trao đổi mua, bán trên thị trường)

Ví dụ: Nếu nhà bạn có nuôi cá và bạn đem bán thì sẽ được tính vào GDP . Nếu nhà bạn nuôi chỉ để cả nhà cùng ăn thì sẽ không được tính vào GDP. Nếu như bạn nuôi cá và bạn đem bán số cá này, lúc này cá sẽ là hàng hóa cuối cùng đến tay người tiêu dùng, số cá bạn bán sẽ được tính vào GDP. Nhưng nếu bạn bán số cá này cho nhà máy chế biến cá, lúc này con cá của bạn sẽ trở thành hàng hóa trung gian, là nguyên liệu đầu vào cho mặt hàng khác, ví dụ như là Collagen cá, cá phi lê, chả cá, cá hồi. Lúc này, số cá bạn bán cho xưởng chế biến cá  không phải là hàng hóa cuối cùng, vậy nên sẽ không được tính vào GDP

Hàng hóa cuối cùng là các loại hàng hóa bạn mua hay sử dụng như bạn mua hàng trong chợ hoặc siêu thị, hay bạn đi spa hay máy bay, tất cả những thứ bạn mua hay sử dụng dịch vụ đó đều góp phần vào GDP. Một ví dụ cụ thể chẳng hạn bạn đi siêu thị lúc này bạn mua các sản phẩm như là quần áo, đồng hồ, cá, tủ lạnh, bạn nhận được hóa đơn tính tiền t ừ siêu thị , lúc này bạn đã đóng góp 10,800 đồng vào GDP .

Tại sao thị trường chứng khoán tăng

Hàng hóa dịch vụ được tính vào GDP phải là hàng hóa dịch vụ được sản xuất trong kỳ hoặc trong năm. Nếu bạn mua một căn nhà cũ với giá  1 tỷ đồng thì căn nhà này không được tính là được xây dựng trong năm nên sẽ không được tính vào GDP của năm đó. Nếu bạn mua một căn nhà mới xây giá 4 tỷ thì căn nhà này được xây dựng trong kỳ hay là trong năm nay nên sẽ được tính vào GDP của năm nay nên GDP đóng góp trong trường hợp này là 4 tỷ đồng.

Tại sao thị trường chứng khoán tăng

GDP của Việt Nam chỉ tính hàng hóa dịch vụ được sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam. Nếu bạn mua một chiếc laptop nhập khẩu từ Mỹ với trị giá là 22,000,000 thì GDP sẽ được tính cho Mỹ là 22,000,000 đồng, còn GDP của Việt Nam trong trường hợp này sẽ bằng 0. Ngược lại, nếu Việt Nam sản xuất gia công đôi giày Adidas trị giá 300,000 đồng và xuất khẩu sang Mỹ, lúc này GDP của Việt Nam là 300,000 đồng, còn GDP của Mỹ bằng 0. Vậy khi Việt Nam nhập khẩu đôi giày Adidas từ Mỹ thì sao? Lúc này GDP của Việt Nam không tăng thêm nhưng lại tạo ra GDP 3,000,000 đồng cho Mỹ..

Vậy bạn có thể hiểu là GDP Việt Nam là giá trị cuối cùng bằng tiền của các sản phẩm thuộc các ngành nông lâm, thủy sản, công nghiệp, xây dựng, khai khoáng, dịch vụ, du lịch và các ngành khác được tạo ra trên lãnh thổ Việt Nam.

Có 3 cách được tính GDP thông dụng :

  • Phương pháp chi tiêu
  • Phương pháp thu nhập
  • Phương pháp giá trị gia tăng

Trong đó phổ biến nhất là phương pháp chi tiêu. Hãy tưởng tượng nền kinh tế hộ gia đình, hộ doanh nghiệp và cả nước. Cả 3 khu vực này đều cần chi tiêu, chẳng hạn như là hộ gia đình cần mua giày, doanh nghiệp cần mua dây chuyền sản xuất giày và nhà nước cần mua điện để cung ứng cho nền kinh tế sản xuất giày . Nền kinh tế có 3 luồng chi tiêu đó là:

  • Chi tiêu hộ gia đình – C: Consumption
  • Chi tiêu doanh nghiệp – I: Investment
  • Chi tiêu chính phủ – G : Government

Ngoài ra chúng ta còn có các chi tiêu của nước ngoài đối với các sản phẩm trong nước, ví dụ :

  • X: Xuất khẩu nếu chúng ta sản xuất giày
  • M: Nhập khẩp ví dụ giày nhập khẩu từ Mỹ thì sẽ phải loại trừ ra khỏi GDP

Do đó, công thức GDP được tính bằng: GDP = C + I + G + X – M . Đây là cách hiểu đơn giản nhất về GDP về mặt kinh tế

Thị trường chứng khoán được xem là phong vũ biểu của nền kinh tế bởi vì thị trường sẽ phản ánh khá nhanh nhạy sức khỏe của nền kinh tế. Khi nền kinh tế có sức tăng trưởng thì thị trường chứng khoán sẽ phát triển theo và thông thường thị trường sẽ phản ứng sớm hơn. Một số ngành nhạy với chu kỳ tăng trưởng sẽ có sự phát triển trước.

Chúng ta hãy cùng xem xét sự tác động của GDP đến thị trường chứng khoán. Khi nền kinh tế phát triển, thông thường sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn, thu nhập/ đầu người cao . Lúc này, người dân sẽ tiêu dùng nhiều hơn, nhu cầu hàng hóa, dịch vụ sẽ gia tăng theo thúc đẩy sản xuất phát triển, doanh nghiệp có lợi nhuận tăng trưởng, nhu cầu đầu tư vào các doanh nghiệp này sẽ gia tăng. Từ đó, thị trường chứng khoán sẽ phát triển.

Ở một khía cạnh tổng quát hơn, chúng ta hãy giả sử nền kinh tế hiện tại có 3 đối tượng chính là hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ. Khi nền kinh tế tăng trưởng, hộ gia đình sẽ có thu nhập/ đầu người cao hơn, họ sẽ sẵn sàng chi tiêu hơn, thúc đẩy thị trường sản xuất phát triển và thị trường chứng khoán phát triển. Ngoài ra, đối với doanh nghiệp, khi sản lượng tiêu thụ gia tăng theo nhu cầu của hộ gia đình, doanh nghiệp sẽ có xu hướng mở rộng đầu tư, để tận dụng xu hướng ở trên. Như vậy, doanh nghiệp sẽ gia tăng doanh thu và lợi nhuận và qua đó, phát triển thị trường chứng khoán. Ở khía cạnh của chính phủ, thuế thu được sẽ gia tăng theo lợi nhuận của doanh nghiệp, ngân sách nhà nước sẽ được gia tăng, chính phủ sẽ có nguồn lực để đầu tư và mở rộng chi tiêu công. Tất cả những điều này sẽ thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển.

Một ví dụ điển hình về tác động của GDP đến nền kinh tế Việt Nam và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng : giai đoạn 2006-2007 khi Việt Nam có GDP tăng trưởng mức cao (8,5%/năm) và chúng ta có những năm chứng khoán gia tăng mạnh mẽ . Giai đoạn 2008-2009, GDP bắt đầu thấp kỷ lục và chứng khoán giảm sốc. Năm 2015 , GDP bắt đầu tăng lại.